Thú vui của dân chơi nhí: Không biết đập đá, phá ke thì… quê lắm
Nhiều quí tử cho rằng, không bay lắc thì đừng bao giờ nhắc đến “đẳng cấp”.
Để thể hiện cái gọi là đẳng cấp, dân chơi nhí đã lờ đi hậu quả chết người của các loại ma túy tổng hợp. Những kẻ đàn anh luôn cho rằng “thuốc lắc không bao giờ gây nghiện…”?!
Phải đập đá, phá ke mới sành điệu
Trong căn phòng chừng 12m2 (đoạn ráp gianh giữa Hà Nội và Hưng Yên), hơn chục nam nữ đang uốn éo, quay cuồng man dại trong tiếng nhạc ép đến tức ngực. Không gian đặc quánh khó thuốc đủ loại ngái nồng nặc. Những khuôn mặt hỉ, nộ, ái, ố dưới ánh đèn màu xanh nhạt trông như dưới thủy cung của Long Vương…. Hơn chục người trong lúc phê thuốc chỉ còn là một khối bệnh hoạn, cái khoảng cách đàn ông – đàn bà ngay cả lúc tỉnh đối với họ cũng mong manh, đã bị mất ngay từ lúc họ chấp nhận những cuộc “bay” đêm. Khi tôi cùng Dũng “béo” bước vào phòng, một tay đầu trọc lốc, xăm con “nhép” giữa trán, nét mặt cô hồn, hất hàm thăm dò. Dũng nói: “ Ông anh tao, vợ bỏ“. Tiếng nhạc và khói thuốc khiến tôi nghẹt thở, muốn ói. Dũng động viên “ một lúc là quen, nếu không chịu được, anh cứ ra ngoài”… Đám người đang vào cuộc “điên cuồng” người nhiều tuổi nhất cỡ gần 50, ít nhất chỉ 13-14, khi “bay” chỉ có “phi công” nào chuyên nghiệp hơn chứ không có quan niệm giàu nghèo, lạ quen. Thấm mệt, Hòa – cô gái 16 tuổi, ngồi xuống chiếc bàn duy nhất ở góc phòng, uống một hơi hết cả chai nước lạnh. Cô thản nhiên cởi 3 chiếc cúc áo phía trên… cho mát, đôi chân còn chưa phát triển hết, gác lên mặt bàn rung tít, khiến chiếc váy ngắn tốc lên tận bụng. Hòa nói giọng tưng tửng: “ Sao đại ca không “bay”? không biết nhảy à, “cắn” vào là thành nghệ sĩ ngay, ngồi yên được mới lạ“. Đưa tay chỉ một đôi nam nữ ngồi góc phòng đối diện, cô bé nói: “Đấy là cách “bay đơn giản nhất, dân tập sự mà”. Nhìn hai thanh niên mắt nhắm, hai tay đưa ngang tai, nghẹo đầu theo tiếng nhạc, tôi buột miệng cười: “Thế mà gọi là “bay” à, trông như bị động kinh”. Dũng nói với tôi: “Anh muốn con bé đó không? Ít tuổi nhưng nó vào loại “chì” đấy, mỗi đêm nó chơi được cả gram “đá”. Nói anh có thể tin không, nhưng nó đã từng “bay” 3 ngày đêm, khối thằng to kềnh còn “đứt” nhưng nó vẫn vô tư…”. Đột nhiên, một cậu nói: “Bật cho tao cái đèn, sắp sập hầm mồi”. Ngọn đèn công suất lớn được bật lên. Thấy tôi ngạc nhiên, Dũng “béo” giải thích: “Nó cắn liền lúc 3 viên loại cực xịn của Canada, thuốc lên nhanh và căng quá, nếu không kịp bật đèn sẽ bị sập mí mắt và có thể bất tỉnh. Thằng đó là Trung “sẹo”, nó từng “bay” một tuần liền, có số đấy”.
Mặc dù cố gắng hết sức, tôi cũng chỉ trụ lại được trong căn phòng ngập ngụa khói thuốc, âm thanh, mùi mồ hôi chừng nửa giờ, bước chân ra khỏi phòng, tôi nôn ra mật xanh, mật vàng. Khoảng 10 ngày sau, gặp tôi, Dũng “béo” nhăn nhở: “ Hôm đó nể bác quá em cho đi cùng, bọn nó chửi em mãi”. Qua Dũng tôi mới biết dân lắc không bao giờ thích người “ngoại đạo”, họ không muốn bị một ngừơi tỉnh táo quan sát khi đang “bay” vì lúc đó dân lắc có thể làm những động tác mà lúc bình thường không thể làm được hoặc không ai dám làm…
Thuốc lắc, thú vui của một bộ phận giới trẻ
Lan Anh, một call girl 17 tuổi, từ Hà Giang xuống Hà Nội hành nghề đã 3 năm, giọng rất “hiểu biết”: “ Thời nay mà không đi lắc thì “quê lắm”. Mỗi tuần, bọn em “bay” ít nhất một lần,có lần 2,3 ngày liên tục, không ăn mà không có cảm giác đói“. Cô ấy từ trong xắc ra 5 viên hệt như thuốc kháng sinh con nhộng rồi nói : “Đây là mà túy tổng hợp loại mới, 400 ngàn đồng/viên, chơi phê lòi mắt, loại “trái tim lồng”, “Sao cán”, “Ketamin” .. xưa rồi. Loại này chơi mọt viên là “Căng”, chơi xong chừng 15 phút không đứng dậy nhảy là tay chân run lẩy bẩy như người trúng gió, đầu nhức như búa bổ nhưng nhảy một tí thì sướng… thôi rồi”?!
Video đang HOT
Tôi hỏi: “ Em có biết là thuốc lắc cũng gây nghiện không?”. Cô bé cười lớn: “Nghiện sao được. Chơi mãi cũng chỉ thích thôi. Giờ 9x mà không đập đá, phá ke thì quê lắm…”.
Theo 24h
Cát xê 6000 USD: Thuế của dân không phải để mua vui
Xung quanh vụ lùm xùm chuyện cát sê 6000 USD của ca sĩ Mỹ Tâm và UBND TP Đà Nẵng, TS. Vũ Thế Long nhận định ca sĩ hét giá cao là bình thường nhưng không nên lấy tiền thuế của người dân đi mua vui.
Không lấy tiền thuế của nhân dân đi mua vui
Chuyện cát sê "khủng" của ca sĩ một lần nữa lại gây ồn ào khi UBND TP Đà Nẵng và ca sĩ Mỹ Tâm chỉ trích nhau về 6000 USD hát trong đêm Lễ Hội pháo hoa Quốc tế 2013. Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, Văn Hữu Chiến đã quyết định cắt bỏ tiết mục của ba ca sĩ: Mỹ Tâm, Kasim Hoàng Vũ và Bùi Anh Tuấn ra khỏi chương trình nghệ thuật trong khuôn khổ Lễ hội Pháo hoa quốc tế (DIFC) 2013 do giá cát-sê quá cao.
Cụ thể, sự việc được khơi nguồn từ phát ngôn của Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, Văn Hữu Chiến: "Việc ca sĩ Mỹ Tâm "đòi" cát sê lên đến 6.000 USD trong khi mỗi đêm chỉ hát một bài, sau đó tính tròn là 110 triệu đồng và yêu cầu phía Đà Nẵng phải trả thêm 10% thuế VAT là quá vô lý". Ông Văn Hữu Chiến cho rằng, ca sĩ thiếu sự chia sẻ với TP trong thời điểm tình hình chung kinh tế đang gặp khó khăn.
Trong khi đó, ca sĩ Mỹ Tâm cho biết cô chưa hề ký hợp đồng nào 6.000 USD, cũng không có việc làm tròn giá 110 triệu đồng và cũng không có chuyện buộc TP phải chịu luôn cả tiền thuế VAT 10%.
Đại diện Công ty Sơn Lâm bà Nguyễn Thị Thanh Hải, Phó GĐ Cty Sơn Lâm (đơn vị thực hiện chương trình nghệ thuật chính trong hai đêm diễn ra DIFC) cũng cho báo chí biết: "Quản lý của ca sĩ Mỹ Tâm đưa ra giá 6.000 USD. Khi chúng tôi nói đây là hát cho Đà Nẵng, chương trình có thương hiệu rất lớn, được truyền hình trực tiếp thì họ bớt xuống còn 5.500 USD (tương đương 110 triệu). Nhưng chúng tôi chỉ thỏa thuận miệng, chưa chính thức ký hợp đồng với phía Mỹ Tâm".
Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng cho rằng Mỹ Tâm đòi cát sê 6000USD trong khi cô ca sĩ khẳng định không có chuyện này
Trao đổi với PV về vấn đề này TS Vũ Thế Long cho rằng, không nên lấy tiền thuế của nhân dân để tổ chức các lễ hội linh đình, tốn phí.
"Việc lãnh đạo Đà Nẵng cắt bỏ những tiết mục ca hát tốn kém là việc làm đúng. Người lãnh đạo phải biết ứng xử đúng. Khi dân đói nghèo, hạn hán tràn lan thì không bao giờ khuyến khích tổ chức các lễ hội linh đình, tốn phí. Phải dành tiền để lo cho dân. Các vua chúa xưa nay vẫn làm vậy. Đấy là cái đức, cái tâm và cả cái tầm của người có hiểu biết và có tư cách".
Nói về việc cát sê ca sĩ hiện nay quá cao so với thu nhập bình quân của người dân, TS Vũ Thế Long cho rằng, không nên phản đối chuyện trả cát sê cao cho những nghệ sỹ danh tiếng. Quan trọng nhất ở đây là ai trả tiền, nếu ca sĩ hát cho cả thành phố nghe, lấy tiền thuế của dân ra trả là chuyện đáng phải suy ngẫm, còn nếu biểu diễn ở sân khấu có bán vé lại là chuyện khác.
TS Vũ Thế Long: Không nên lấy tiền thuế của dân đi mua vui
"Kinh tế thị trường là vậy. Cung và cầu là hai mặt luôn hài hòa. Có cung thì có cầu. Trả cao hay trả thấp là do công chúng định đọat. Nếu đặt giá quá cao sẽ không có người mua vé . Thấp quá thì lỗ. Vấn đề là ở chỗ ai trả tiền? Một ca sỹ hát cho cả thành phố và thiên hạ xem và người thay mặt cho dân chúng lấy tiền thuế của dân để trả tiền là một chuyện. Nếu ca sỹ ấy hát trong nhà hát và ai thích thì bỏ tiền ra mà mua vé lại là chuyện khác. Không thể nhân danh nhà nước để thuê ca sỹ với giá cao ngất ngưởng và bắt tòan dân phải trả . Đấy là chuyện không thể được dù rằng họ phải nộp thuế cho nhà nước. Tôi không bỏ phiếu cho các vị chức sắc thuê những nguời mà tôi không muốn nghe hoặc rất muốn nghe nhưng vượt quá cái khả năng đóng góp của tôi. Tiêu một xu của dân cũng cần suy nghĩ", TS Vũ Thế Long nhấn mạnh.
Miễn là làm giàu chính đáng
Liên quan đến vấn đề này, trao đổi với PV, PGS.TS Nguyễn Văn Tiệp, Trưởng khoa Nhân học, trường Đại học KHXH&NV TP HCM cho rằng, thu nhập của ca sĩ cao thì nhà nước nên dùng chính sách thuế để điều tiết. Bất cập lớn nhất ở nước ta là ở quản lý và chính sách kinh tế.
"Nhân sự kiện này, nhớ tới thời kỳ bao cấp, có những ca sĩ nổi danh nhưng sau buổi hát chỉ được chiêu đãi một bát phở 5 đồng để bù lại sức. Tài năng không được hưởng thụ tương xứng. Đấy là chuyện của thời bao cấp. Còn bây giờ là thời buổi kinh tế thị trường, của nào tiền nấy theo hợp đồng hẳn hoi, dù là cá nhân với nhau hay với cơ quan nhà nước. Sự sòng phẳng là ở chỗ đó. Kinh tế thị trường tự thân nó tạo nên sự phân hóa giàu nghèo mà ai cũng biết và phải chấp nhận để phát triển, miễn là sự làm giàu một cách chính đáng có sự thỏa thuận theo hợp đồng", PGS Nguyễn Văn Tiệp nhận định.
PGS. TS Nguyễn Văn Tiệp giải thích: "Trên sân khấu ca nhạc giải trí hiện nay có nhiều ca sĩ thu nhập quá cao. Đó là điều ai cũng biết và họ cũng có khi công khai điều đó vì không có gì phải dấu diếm. Vấn đề là ở chỗ, trong sân chơi của kinh tế thị trường thì Việt Nam mới tập làm quen, từ một số quan chức cho đến người dân còn rất ngỡ ngàng vì nó quá xa lạ với thời bao cấp mà mọi người đã từng sống. Sự thay đổi đột ngột ấy tạo ra cú sốc tâm lý trong đời sống xã hội.
Thực ra không chỉ ở Việt Nam hiện nay, ở nhiều nước phát triển các ca sĩ thành danh không ai nghèo khổ cả. Họ đáng được sống sung sướng với tài năng của họ. Sự bất cập ở nước ta là ở quản lý và chính sách kinh tế".
PGS.TS Nguyễn Văn Tiệp: Sự bất cập ở cấp quản lý và chính sách kinh tế
"Thu nhập cao của nhiều người, kể cả ca sĩ, là chuyện bình thường. Nhà nước nên dùng chính sách thuế để điều tiết. Chẳng hạn nên đánh thuế theo lũy tiến, thu nhập càng cao đánh thuế càng nặng để phân phối lại cho toàn xã hội thì sẽ tạo sự công bằng, minh bạch và không được cho họ trốn thuế. Trong kinh tế thị trường, con người sống hướng tới duy lợi vì thế ca sĩ có quyền đòi cát sê cao. Còn việc chấp thuận hay không thì phải theo hợp đồng. Đã có hợp đồng thì anh có quyền công bố. Đằng này sự việc chưa đâu vào đâu, giới truyền thông làm ầm ỹ lên, nhiều người ném đá theo. Đó là hành vi thiếu văn hóa, không tôn trọng nhân cách ca sĩ"
"Đời ca sĩ không mấy ai hát hay và hát được lâu như Mỹ Tâm. Đó là trời phú cho. Đa phần ca sĩ chỉ hành nghề chục năm hơn là xuống dốc chứ không giống với những nghề nghiệp khác có thể làm việc liên tục 40-50 năm với thu nhập khá ổn định. Ca sĩ cần tiền để sống trong cả cuộc đời. Phát biểu của ông chủ tịch Đà Nẵng như thế là thiếu sự cẩn trọng của một quan chức lớn, có thể xúc phạm đến danh dự cá nhân. Mỹ Tâm có quyền đòi giá cát sê cao ngất ngưởng mà cũng có thể làm từ thiện không công. Đó là quyền của cô ca sĩ này, miễn là không vi phạm đạo lý và pháp lý". PGS. TS Nguyễn Văn Tiệp nhận định.
Theo vietbao
Người Sài Gòn đổ xô đi tìm chỗ "trốn" nóng Ban ngày vào quán cà phê, nhà sách, siêu thị; ban đêm ra công viên, bờ sông... Đó là cảnh "chạy trốn" cái nóng của người dân Sài Gòn trong những ngày gần đây. Quá mệt mỏi với cái nắng nóng thiêu đốt kéo dài nhiều ngày qua, người dân TPHCM đang dùng đủ mọi cách để hạ nhiệt. Người thì vào siêu...