“Thứ vợ” gì như tôi?
Mãi đến khi máy bay cất cánh, tôi mới tin chắc rằng lần này mình sẽ được về nhà. Tôi nghĩ đến mẹ tôi, 7 năm không gặp, chắc mẹ đã yếu đi nhiều, tóc sẽ bạc nhiều hơn. Còn ba tôi, vốn dĩ đã gân guốc, bây giờ chắc lại càng gầy gò hơn.
Từ sân bay Tân Sơn Nhất về nhà, tôi thuê taxi để mẹ con đi cho khỏe. Hai đứa nhỏ lần đầu tiên đi xa nên rất quậy khiến tôi mệt đừ với chúng. Tuy vậy tôi rất vui khi mường tượng đến cảnh, chỉ lát nữa thôi, ba mẹ và các anh tôi sẽ vui mừng, ngạc nhiên thế nào khi mấy mẹ con đột ngột xuất hiện…
Thế nhưng những gì tôi tưởng tượng đã không xảy ra. Ngôi nhà của ba mẹ tôi vốn rất rộng giờ như càng thêm rộng. Ba tôi ngồi ở bàn nước ngoài thềm ba. Anh hai thì đi đâu đó chưa về. Chị hai và mấy đứa cháu cũng ở ngoài rẫy. Trông thấy tôi, ba tôi lập cập đứng lên, không nói được lời nào. Tôi bước nhanh tới chỗ ba, nắm lấy tay ông, nghẹn lời: “Ba khỏe không ba?”. Rồi tôi nhìn dáo dác: “Mẹ đâu ba?”.
Ba tôi cúi xuống xoa đầu hai đứa nhỏ đang giương mắt nhìn mẹ và ông ngoại: “Lớn quá rồi. Sao về mà không báo anh hai lên đón? Ba nó đâu sao không về chơi?”. Tôi không trả lời mà bước nhanh vào nhà. Tôi đã có câu trả lời về sự vắng mặt của mẹ. Ở giữa nhà, bàn thờ mẹ tôi nghi ngút khói hương…
Anh hai tôi bảo khi mẹ tôi hấp hối, anh đã gọi điện cho Phùng, chồng tôi, bảo đưa mẹ con tôi về cho bà nhìn mặt lần cuối. Thế nhưng Phùng bảo đường sá xa xôi, anh lại đang đi công tác ngoài Quảng Ninh nên không thể cho tôi và mấy đứa nhỏ về. “Khi mẹ mất, anh cũng có báo cho nó nhưng chờ mãi vẫn không thấy tăm hơi mẹ con bây… Lúc liệm, phải vuốt mãi mẹ mới chịu nhắm mắt” – giọng anh hai nghèn nghẹn.
Phùng giấu tôi mọi chuyện. Tôi có thể không truy cứu nhưng khi mẹ tôi mất mà anh cũng không cho hay, không cho tôi về chịu tang thì tôi làm sao có thể tha thứ ? 7 năm trước, khi chấp nhận theo anh về ngoài kia sinh sống, tôi cứ đinh ninh rằng bây giờ giao thông thuận tiện, đi lại dễ dàng, từ Hải Phòng vô Sài Gòn có đường bay thẳng, bất cứ lúc nào tôi muốn thì cũng có thể về nhà. Vậy mà ra đến ngoài đó, tôi như bị biệt giam, bị cách ly khỏi gia đình, họ hàng, quê hương của mình.
Video đang HOT
Anh có cha mẹ già phải phụng dưỡng, một đứa em trai bị ảnh hưởng chất độc da cam không thể tự chăm sóc bản thân. Khi tôi vừa về tới, ngay lập tức ông anh cả của anh dọn ra ở riêng. Tôi phải bỏ công việc hướng dẫn du lịch yêu thích của mình vì anh bảo một mình anh đủ sức lo cho gia đình.
Thế giới của tôi bây giờ là ngôi nhà ngói 3 gian rộng thênh thang, con đường từ nhà ra ngôi chợ đầu làng. Tôi chăm sóc ba mẹ chồng và em chồng, mỗi tháng anh đưa cho tôi một khoản tiền đủ để trang trải mọi chuyện, thậm chí có dư. Nhưng ngay cả khi có tiền, tôi cũng không biết phải làm gì ở chốn đìu hiu ấy.
Tết năm đầu tiên tôi không được về nhà với lý do “mới ra mà đã về làm chi cho tốn kém”. Năm thứ hai, mẹ anh bệnh; năm thứ ba, tôi sinh bé út; năm thứ tư bé út còn nhỏ anh không cho tôi mang đi xa… Cứ vậy, mà đến 7 năm. Đến khi tôi quyết định giấu anh, tự mình đặt vé, tự mình dắt các con về thăm ngoại thì tôi vẫn nghĩ, chỉ là một chuyến về thăm nhà, rồi tôi sẽ trở ra, tiếp tục làm dâu, làm vợ, tiếp tục phục vụ gia đình anh vì sau 7 năm bị cách ly với thế giới công việc, tôi đã bắt đầu thấy sợ hãi, bắt đầu muốn an phận thủ thường…
Vậy mà giờ đây mọi suy nghĩ trong tôi đã đảo lộn. Tôi gọi điện cho anh ngay buổi chiều của cuộc đào tẩu: “Tại sao anh giấu em? Tại sao mẹ bệnh anh hai báo tin mà anh không cho em biết? Tại sao mẹ mất anh cũng không cho em về? Tại sao… Tại sao…”. Tôi hỏi và không chờ anh trả lời. Tôi hỏi chỉ để trút bỏ cơn cuồng nộ, uất ức trong lòng. Tôi bảo anh muốn gì thì vào trong này nói chuyện với tôi, với ba và anh hai chứ tôi không trở ra nữa. Thế nhưng anh chần chừ: “Anh đang bận… Em ra đi rồi tới mùa hè, anh sẽ đưa em vào thưa chuyện với ba”.
Nhưng tôi không còn niềm tin với anh nữa. Nếu tôi trở ra thì chắc chắn anh sẽ tiếp tục giam cầm tôi trong ngôi nhà 3 gian cùng với những nghĩa vụ thiêng liêng, cao cả mà suốt ngày anh ra rả bên tai tôi. Tôi đã quá chán ghét sự ích kỷ của anh. Nó đã biến tôi từ một người có công ăn việc làm, một người hoàn toàn độc lập trong cuộc sống trở thành một con rối chỉ biết phụ thuộc vào sự giật dây của người khác.
“Em sẽ không trở ra nữa, anh tự sắp xếp chuyện nhà” – tôi nói dứt khoát. Anh hết năn nỉ rồi quát lên trong điện thoại: “Em thật quá quắt. Thuyền theo lái, gái theo chồng chớ có thứ vợ gì mà như em? Chỉ chuyện em dắt mấy đứa nhỏ bỏ trốn thì cũng đủ cho anh bỏ em rồi. Anh kỳ hạn cho em 1 tuần lễ, nếu không về thì anh sẽ gởi đơn ra tòa, sẽ bắt 2 đứa nhỏ…”.
Thứ vợ như tôi là thứ vợ gì? Tôi quay chậm lại những thước phim của cuộc hôn nhân và thấy rằng, mình đã đánh mất chính mình trong cuộc hôn nhân này. Cái được lớn nhất là tôi có 2 đứa con. Tôi chỉ sợ anh bắt con tôi, còn chuyện ly hôn thì mấy đêm nay tôi đã nghĩ đến…
Tôi phải làm sao để giành lấy tài sản quý báu nhất ấy trong cuộc chiến mà nếu anh hay tôi châm ngòi thì cũng đều khủng khiếp đối với những đứa trẻ…
Theo VNE
Bí mật từ chiếc điện thoại của chồng
Tình cờ đọc được tin nhắn trong chiếc điện thoại bỏ quên trong ngăn tủ quần áo của chồng, chị choáng váng khi biết chủ nhân của tin nhắn kia là vợ người đàn ông đang tán tỉnh chị.
Lấy nhau từ thời bao cấp, hai vợ chồng đều là cán bộ nhà nước, thuở ấy, hợp lý hóa gia đình là một cái gì đó xa xỉ, vả lại cả anh lẫn chị còn mải "phấn đấu" chẳng lấy đó làm phiền, nên có khi hàng vài tháng mới gặp nhau. Thế rồi, khi con cái đã lớn, việc gia đình không còn là gánh nặng, anh vẫn cứ biền biệt đi xa.
Cũng là do yêu cầu công việc, anh có những chuyến công tác dài ngày ở các địa phương khác nhau, chị đang tuổi hồi xuân rực rỡ, bọn trẻ đi học xa, một mình ở nhà vò võ buồn.
Biết tình cảnh của chị, có nhiều đàn ông quan tâm, bằng hành động cụ thể hoặc bằng lời nói, họ tỏ ra muốn chị bớt cô quạnh. Chị là người nghiêm túc, có thể là từ trước đến nay có tiếng là đoan trang. Song, do hoàn cảnh và cả ngoại cảnh lẫn nội tâm thôi thúc, chị cảm thấy vui và xúc động trước cử chỉ săn sóc hoặc tán tụng của những người khác giới.
Điều quan trọng nhất là chị cảm thấy vắng chồng nhưng không nhớ như trước, có thể tình yêu trong hôn nhân trở nên nhàm chán, cũng có thể là do dư luận xã hội không coi ngoại tình là cái gì nhơ nhuốc, đáng xấu hổ nữa nên chị "thả lỏng" mình, buông xuôi theo những cuộc vui phút chốc.
Tuy thỉnh thoảng mới về nhưng anh cũng nhận ra sự thay đổi của vợ. Tất nhiên, không người đàn ông nào lại chấp nhận bị vợ "cắm sừng", ngay cả những người đàn ông trăng hoa nhất. Mặc dù khó khăn, nhưng anh cũng dùng những lời lẽ thật nhẹ nhàng để cảnh báo vợ. Chị tỏ ra bình thản, tươi hơn hớn: "Anh nghe ai nói vậy?".
Anh không muốn khơi sâu vào cái đề tài dễ làm tổn thương nên không nói thêm gì nữa, ngỏ ý thôi công việc đi xa, ở nhà làm việc khác. Chị giãy nảy, nói là việc đang tốt, kiếm ra tiền, nếu bỏ thì chẳng hóa ra tại vợ lẳng lơ, phải bỏ việc ở nhà để trông chừng vợ, như vậy chẳng mang tiếng với thiên hạ ư?
Anh lại đi và lần này xa nhà đến gần nửa năm. Vài ngày sau chị tình cờ thấy cái điện thoại của anh bỏ quên trong ngăn tủ áo. Tò mò, chị mở ra xem. Những tin nhắn lưu trên điện thoại khiến chị choáng váng. Đó là những cuộc trao đổi của anh với người đàn bà - vợ của người đàn ông thường săn đón chị.
Cô này nhắn tin tố cáo hành vi giữa chị và chồng cô ta, rủ rê anh vào cuộc tình "trả thù" đôi "gian phu, dâm phụ". Kinh hoàng hơn là cô ta dọa nếu không được anh đáp ứng sẽ tặng chị một can a xít!
Anh cũng đáp lại bằng lời lẽ nghiêm trang nhưng gợi tình, có thể làm rung động bất cứ một trái tim phụ nữ nhẹ dạ nào. Song cũng khó mà đoán định được, thực sự anh đã đáp ứng đòi hỏi "trả thù" ngọt ngào của người đàn bà trẻ tuổi hơn chị, có phần còn hấp dẫn hơn chị hay chưa?
Theo VNE
Xa nhau Có dạo chị bảo anh, "Nhà sắp hết gạo rồi bố nó ạ", để ngầm nhắc nhở chồng hãy chăm chỉ làm việc nuôi con, vậy nhưng anh lại thản nhiên "Ông bà nội ông bà ngoại thiếu gì lúa mà cứ phải lo nhỉ?", khiến lòng chị buồn vời vợi. Bố mẹ chồng có mỗi mụn con trai, nào ai muốn để...