Thư viện Hồ Chủ tịch giữa vùng sông nước
Ở đâu có ảnh hay tư liệu quý về Chủ tịch Hồ Chí Minh, ông Nhung đều ngỏ ý xin hoặc nhờ người vẽ lại. Hơn 30 năm sưu tầm, người đàn ông này đã mở “thư viện Bác Hồ” có một không hay giữa vùng sông nước.
Tường nhà ông Nhung được dán kín ảnh vị cha già dân tộc. Ảnh: Duy Khang
Lúc nhỏ sống trong vùng địch tạm chiếm, hình ảnh vị cha già dân tộc cứ mãi ăn sâu trong tiềm thức của cậu bé Nguyễn Văn Nhung qua lời kể của ngoại. Đến năm 1975, trong một lần gặp bộ đội ở quê về phép, Nhung mới được nhìn thấy ảnh Hồ Chủ tịch. Từ đó, cậu bé bắt đầu chuỗi ngày đi sưu tầm ảnh Người.
Những năm đầu đất nước mới giải phóng, ở xã vùng sâu Thới An Hội của huyện Kế Sách (Sóc Trăng) muốn tìm được tờ báo không phải dễ. Vậy là ông Nhung tìm đến UBND xã, trường học, cơ quan để xin báo rồi mang về nhà tỉ mỉ dò tìm ảnh và những tư liệu về Hồ Chủ tịch.
“Thấy tôi đam mê, mỗi tháng vợ trích vài nghìn tiền bán bún để đạp xe lên thị xã Sóc Trăng (nay là TP Sóc Trăng) mua vài ký báo cũ về nhà lục tìm hình ảnh và bài viết về Bác. Mỗi khi đến ngày sinh nhật Bác hoặc những ngày cận Tết, ngày lễ lớn trong năm là tôi mở triển lãm nhỏ sưu tầm ảnh Bác Hồ”, ông Nhung kể.
Video đang HOT
Hiện trong nhà người đàn ông 55 tuổi này có hàng chục nghìn tờ báo và chiếc tủ chứa hơn 2.000 bức ảnh cùng hàng nghìn bài viết về vị lãnh tụ của dân tộc được phân loại theo từng giai đoạn lịch sử. Trên các vách nhà đều có ảnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh được in lụa dán lên tường.
Bàn thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh được ông Nhung đặt trang trọng giữa nhà. Ảnh: Duy Khang
Lần Trung tâm Văn hóa triển lãm tỉnh Sóc Trăng mang 100 tấm ảnh khổ 25×30 cm của Hồ Chủ tịch xuống trưng bày tại xã, ông Nhung say sưa ngắm nhìn rồi đọc vanh vách những bài thơ viết về Người gắn liền với thời điểm ra đời của từng bức ảnh cho nhiều người nghe. Vậy là sau khi kết thúc triển lãm, ban tổ chức tặng ông Nhung cả bộ ảnh quý.
Trong số ảnh ông Nhung đang sở hữu có bức họa khổ 50×70 cm được vẽ lại bằng bút chì sáp. Đây là bức họa đã được một giáo viên Trường THCS Thới An Hội vẽ tặng. Ông làm bạn với giáo viên này cũng bắt nguồn từ công việc sưu tầm ảnh bởi không phải lúc nào ông Nhung cũng xin hoặc mượn photo được ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Những lần như vậy, ông quyết chí sưu tầm bằng cách nhờ bạn đến tận nơi để vẽ lại, mang về nhà lồng khung treo.
Nhiều người biết được hoàn cảnh khó khăn của gia đình và tấm lòng của ông Nhung nên đã đóng góp giúp người đàn ông này xây một căn nhà tường trị giá gần 80 triệu đồng trên mảnh đất xin của gia đình bên vợ ở ấp Xóm Đồng 1. Hiện ngôi nhà này đã trở thành thư viện nhỏ về hình ảnh và tư liệu về Hồ Chủ tịch.
Trong gian nhà trước, chủ nhân trưng bày hàng trăm bức ảnh vị lãnh tụ dân tộc. Trang trọng nhất là bàn thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh được đặt chính giữa cùng bộ sách Hồ Chí Minh toàn tập 12 quyển do một vị là nguyên Phó chánh án TAND TP HCM gửi tặng.
Hàng tháng ông Nhung dành tiền có được từ nghề giữ xe để mua khung sắt, in lụa ảnh Hồ Chủ tịch rồi dán vào những hộp đèn để “thư viện Bác Hồ” ngày một đẹp hơn. Ảnh: Duy Khang
Giờ đây, mỗi ngày “thư viện Bác Hồ” giữa vùng sông nước của ông Nhung đón hàng chục khách là người dân địa phương và học sinh đến tham quan. Ngoài ra, học sinh ở xã Thới An Hội và các xã lân cận cũng thường xuyên đến tìm hiểu, học tập về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Không có một cục đất chọi chim, quán bún riêu của gia đình bị giải tỏa để làm đường nên ông Nhung được UBND xã Thới An Hội tạo điều kiện cho giữ xe ở chợ để có thu nhập hơn 100.000 đồng một ngày. Hàng tháng, ông Nhung dành ra vài trăm nghìn mua khung sắt, hộp đèn cũ rồi sơn mới lại để đính vào đó những tấm ảnh của Hồ Chủ tịch được in lụa trang trọng.
Trao đổi với VnExpress, ông Nguyễn Văn Nam, Chủ tịch UBND xã Thới An Hội cho biết, việc làm của ông Nhung rất đáng được trân trọng. Không chỉ gia đình người đàn ông này mà xã có được một kho tư liệu quý về vị cha già dân tộc. “Nếu phát huy đúng giá trị của ‘thư viện Bác Hồ’ của ông Nhung, địa phương sẽ có điều kiện tốt hơn trong quá trình giáo dục người dân về tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh”, ông Nam cho biết.
Còn ông Nhung, sau những ngày giữ xe ở chợ Thới An Hội, vẫn cần mẫn đi sưu tầm ảnh và mơ một ngày được đặt chân ra thủ đô Hà Nội để viếng lăng Hồ Chủ tịch.
Theo VNE
Sưu tầm làn điệu Quan họ cổ
Nhằm gìn giữ và lưu truyền cho các thế hệ mai sau những bài bản, giọng điệu lề lối Quan họ cổ, UBND tỉnh Bắc Ninh đã chính thức phê duyệt Dự án "Sưu tầm một số bài Quan họ cổ của các nghệ nhân Bắc Ninh".
Theo đó, Dự án sẽ thống kê các nghệ nhân Quan họ, xây dựng cơ sở dữ liệu các bài bản Quan họ, những câu chuyện kể của nghệ nhân xung quanh nghệ thuật hát Quan họ cổ. Bên cạnh việc lưu trữ bằng những văn bản truyền thống, Dự án thực hiện việc tư liệu hóa bằng phương tiện kỹ thuật hiện đại (ghi hình, ghi âm, số hóa...) thành 4 tập phim tư liệu khoa học về 20 nghệ nhân Quan họ trong các làng Quan họ cổ. Đây sẽ là nguồn tư liệu vô cùng quý giá phục vụ cho việc bảo tồn và phát huy những giá trị của Di sản văn hóa thế giới dân ca Quan họ Bắc Ninh theo đúng lộ trình mà Chính phủ Việt Nam và cộng đồng các làng Quan họ đã cam kết với Công ước UNESCO. Tổng kinh phí của Dự án là hơn 890 triệu đồng thời gian đến hết năm 2013.
Theo ANTD
Người đàn ông Việt sở hữu trên 4.000 cổ vật hiếm Giới chơi cổ vật cho rằng, ông Dương Phú Hiến (Hà Nội) là người sở hữu nhiều cổ vật nhất Việt Nam. Ông Dương Phú Hiến Trong căn nhà của ông cổ vật chật kín cả 4 tầng, đặc biệt là các bảo vật đời Thương - Chu, có niên đại cách đây khoảng 5.000 năm. Nhiều thương gia tìm đến và trả...