Thư viện của ông Ba Tấn
Mặc dù chỉ mới đưa vào phục vụ bạn đọc gần đây, song Thư viện cộng đồng Chú Ba Tấn của ông Lê Văn Tấn (70 tuổi, ở xã Tân Qui Tây, TP Sa éc, tỉnh ồng Tháp) đã trở thành địa chỉ quen thuộc với người dân địa phương.
“Tôi muốn tụi nhỏ thấy rằng ngoài cái điện thoại thì những kiến thức trong sách còn hay hơn rất nhiều, sẽ giúp chúng tự tin để có những ước mơ và hoài bão lớn hơn” – ông Ba Tấn chia sẻ.
Ông Ba Tấn cùng các độc giả nhí phân loại sách của nhà hảo tâm gửi tặng thư viện.
Cảm giác đầu tiên khi bước chân vào thư viện của ông Ba Tấn là sự ấm cúng và gần gũi. Chỉ rộng vài chục mét vuông nhưng thư viện có khá nhiều đầu sách, tất cả đều sạch sẽ và tươm tất. Tuy không có nghiệp vụ nhưng ông Ba Tấn sắp xếp, bố trí thư viện rất chuyên nghiệp. Hầu hết sách đều được đầu tư mới, phân loại, xếp gọn gàng trên giá theo chủ đề rõ ràng. ặc biệt đầu sách dành cho thiếu nhi được chọn lựa rất kỹ, nội dung phong phú, hấp dẫn, hình thức trình bày hiện đại và đẹp mắt.
Ông Ba Tấn cho biết, bây giờ xã hội hiện đại, phụ huynh ngày càng bận rộn với công việc nên không có nhiều thời gian dành cho con trẻ. ể tập trung làm việc, nhiều cha mẹ đưa cho con điện thoại thông minh hay Ipad để con xem video clip, chơi game. “Bây giờ đi đâu cũng thấy cảnh này khiến tôi trăn trở rồi tự hỏi không biết tụi nhỏ có học được gì không, chứ khi buông điện thoại ra, mặt đứa nào cũng bơ phờ. ó là lý do vì sao tôi mở thư viện này. Tôi muốn tụi nhỏ thấy rằng ngoài cái điện thoại thì những kiến thức trong sách còn hay hơn rất nhiều, sẽ giúp chúng tự tin để có những ước mơ và hoài bão lớn hơn” – ông Ba Tấn tâm sự.
Ông Ba Tấn cho biết, để đầu tư được thư viện nhỏ này, gia đình ông đã bỏ ra trên 100 triệu đồng cải tạo phòng, mua sắm trang thiết bị và trang bị hơn 1.000 đầu sách gồm nhiều thể loại. Thấy được tấm lòng của ông, nhà hảo tâm khắp nơi đã gửi sách đến ủng hộ nên sách ở thư viện càng thêm phong phú.
Video đang HOT
Thời gian qua, mặc dù chỉ ở quy mô gia đình nhưng Thư viện Chú Ba Tấn được rất nhiều người địa phương đến tìm sách để đọc. Bạn đọc của thư viện ở nhiều lứa tuổi, có những độc giả chỉ mới vào lớp 3. Hầu hết độc giả khi đến thư viện đều thích bởi sự phong phú của các thể loại sách, trẻ em thì bị cuốn hút bởi truyện tranh, sách khoa học, độc giả lớn tuổi thì chọn những quyển sách thiên về lịch sử hay truyện, tiểu thuyết dài kỳ. iểm đặc biệt của Thư viện Chú Ba Tấn là ngoài đọc sách tại chỗ, bạn đọc có thể mượn về nhà mà không cần làm thẻ hay thế chấp gì, tất cả đều miễn phí.
Bé Nguyễn Châu Minh Nhứt, 12 tuổi, ở xã Tân Qui Tây, chia sẻ: “Những ngày không đi học, ở nhà em rất buồn, điện thoại thì ba mẹ cấm không cho chơi vì sợ em xem nhiều ảnh hưởng tới mắt. Nhờ có thư viện của ông Ba mà em và các bạn có chỗ để giải trí. Thư viện của ông Ba có rất nhiều sách hay, ngoài truyện tranh, em còn thích các loại sách khoa học và sách dạy kỹ năng sống… ặc biệt điều em thấy thoải mái nhất khi đến đây là ông Ba rất quý trẻ con. Ông Ba cho chúng em thoải mái lựa chọn, muốn đọc sách gì cũng được miễn đọc xong để lại ngay ngắn là được”.
Bà Trần Thị Kim Hồng, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Qui Tây, nhận xét: “ây thật sự là mô hình hay và ý nghĩa. Không chỉ giúp người dân ở địa phương có nơi để giải trí, cập nhật kiến thức mà thông qua mô hình này còn góp phần giúp lan tỏa văn hóa đọc và phong trào khuyến học tại địa phương”.
Thiếu niên, nhi đồng Hà Tĩnh góp sức xây "Ngôi nhà kế hoạch nhỏ" giúp bạn nghèo
Không chỉ giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho các đội viên, thiếu nhi, mô hình "Ngôi nhà kế hoạch nhỏ" đang được các cơ sở Đội trong toàn tỉnh Hà Tĩnh triển khai còn gây quỹ trao tặng quà cho bạn nghèo, gia đình khó khăn.
Bắt đầu triển khai từ đầu năm 2021, công trình "Ngôi nhà kế hoạch nhỏ" xuất hiện với nhiều tên gọi khác nhau như: "Ngôi nhà xanh", "Ngôi nhà 200 đồng".
"Ngôi nhà kế hoạch nhỏ" được các cơ sở Đội trong toàn tỉnh triển khai từ đầu năm 2021 đã mang lại nhiều ý nghĩa.
Những ngôi nhà này được lợp bằng tôn, chia thành các ngăn để phân loại phế liệu và được đặt trong khuôn viên nhà trường.
Bằng việc tự nguyện quyên góp vỏ lon, vỏ chai, giấy loại..., các em thiếu niên, nhi đồng sẽ là người "xây" nên ngôi nhà; qua đó gây quỹ, tạo nguồn kinh phí thực hiện các nội dung hoạt động của phong trào kế hoạch nhỏ như: hỗ trợ xây dựng "Nhà khăn quàng đỏ", hỗ trợ thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn...
Hội đồng Đội huyện Can Lộc thực hiện "Ngôi nhà Khăn quàng đỏ" đồng loạt trong các cấp bộ đoàn, hội.
Là một trong những địa phương triển khai tích cực công trình này, Hội đồng Đội huyện Can Lộc đã thực hiện đồng loạt trong các cấp bộ đoàn, hội. Đến nay, gần 40 "Ngôi nhà kế hoạch nhỏ" trị giá gần 60 triệu đồng đã được xây dựng, góp phần giáo dục các đội viên ý thức phân loại rác thải đồng thời gây quỹ hoạt động cho các liên đội.
Bí thư Huyện đoàn - Chủ tịch Hội đồng Đội huyện Can Lộc Nguyễn Thị Thủy cho biết: "Ý nghĩa giáo dục mà "Ngôi nhà kế hoạch nhỏ" mang lại vô cùng to lớn, vừa góp phần giáo dục ý thức tiết kiệm, tình yêu lao động, bảo vệ môi trường, vừa giáo dục tinh thần đoàn kết, sẻ chia, giúp đỡ lẫn nhau của các đội viên, thiếu nhi, thúc đẩy các em tích cực tham gia các hoạt động mang lại lợi ích xã hội".
Mô hình này góp phần giáo dục các đội viên ý thức phân loại rác thải đồng thời gây quỹ hoạt động cho các liên đội.
Tại Đức Thọ, mô hình "Ngôi nhà 200 đồng" của Đoàn xã Tùng Ảnh cũng tạo sức lan tỏa lớn và đang được nhân rộng trong toàn huyện.
Bí thư Đoàn xã Tùng Ảnh Nguyễn Đắc Thắng cho biết: "Không chỉ xây dựng nhà, chúng tôi còn thành lập câu lạc bộ "Ve chai vì ngày mai" gồm 20 thành viên là đoàn viên thanh niên. Các thành viên câu lạc bộ được phân công xuống tận các thôn xóm, trường học, cơ quan trên địa bàn để tuyên truyền tác hại của rác thải rắn, nhất là rác thải nhựa đối với môi trường; kêu gọi người dân thu gom rác thải tái chế như: vỏ chai, lọ, lon bia, nước ngọt và các đồ gia dụng hư hỏng để giao cho câu lạc bộ tập kết về "Ngôi nhà 200 đồng".
Các cơ sở đội trong toàn tỉnh đã xây dựng và đưa vào sử dụng gần 100 công trình măng non "Ngôi nhà kế hoạch nhỏ".
"Đến nay, sau tròn 1 tháng câu lạc bộ "Ve chai vì ngày mai" đi vào hoạt động, Đoàn xã Tùng Ảnh đã tổ chức thu gom được 4 đợt với khối lượng hơn 600 kg rác thải tái chế các loại, bán cho các cơ sở thu mua phế liệu thu về gần 2 triệu đồng. Số tiền này được chúng tôi dành để hỗ trợ các học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn mua thêm đồ dùng học tập" - anh Thắng thông tin thêm.
Được biết, đến nay, các cơ sở đội trong toàn tỉnh đã xây dựng và đưa vào sử dụng gần 100 công trình măng non "Ngôi nhà kế hoạch nhỏ". Mô hình đang nhận được sự quan tâm ủng hộ rất lớn từ học sinh và các bậc phụ huynh, gia đình và xã hội. Hội đồng Đội tỉnh đang tiếp tục chỉ đạo các cơ sở đội trong toàn tỉnh xây dựng, lan tỏa công trình ý nghĩa này.
Xây nhà vệ sinh trường học từ chất liệu "gạch sinh thái" Ngày 11/3, Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam phối hợp với Tỉnh đoàn Thái Nguyên tổ chức khánh thành Nhà vệ sinh có sử dụng vật liệu từ chai nhựa tại trường Tiểu học Tích Lương 2 (TP Thái Nguyên). Công trình nhà vệ sinh từ "gạch sinh thái" tại trường tiểu học Tích Lương 2 (TP Thái Nguyên) chính thức bàn...