Thú vị cảnh nửa đêm cả làng đi “hôi” cá
Ở xóm Đăng Lưu, Nam Thành, Yên Thành, Nghệ An, bà con nông dân đã quá quen thuộc với cánh đồng Rộc Miệu – nơi hàng năm cứ đến độ tháng 8 là cả làng rủ nhau đi “hôi” cá.
Thời điểm “hôi” cá thường vào tháng 8, khi thời tiết đã dịu nắng hơn, người dân ra đồng làm cỏ, lấy nước, tháo nước, chuân bị cho vụ thu hoạch lúa. Chị Trần Thị Tuyên, 45 tuổi, cho biêt: “Chúng tôi thường vào dịp này cả làng cứ đi “hôi” cá ở Rộc Miệu. Có người bắt được cá đốt lửa lên nướng ăn luôn, vừa thơm nhưng có nghe mùi của đất…”.
Tối đến, cả làng rủ nhau tay rổ, tay rá, bao bì, đèn pin,… náo nức ra đông bắt cá. Đêm khuya đèn đuôc sáng chưng, tiêng cười nói hân hoan như có hôi. Thường những người tham gia bắt cá là phụ nữ. Họ rủ nhau đi “hôi” cá nhỏ khi có người đưa máy bơm tới hút nước tát ao bắt cá lớn.
Chị Phan Thị Tuyên không giấu được niêm vui: “Tối nay kiếm được cân cá, kho ăn cả tuần rồi. Tuân này không cân mua thức ăn”.
Nôi lửa ngay trên bờ đê nướng cá.
Tâm Nhi
Theo Dantri
Nhà nhà đi canh đê, đắp đập chống lũ lớn
127 ha lúa bị ngập nặng, khoảng 31 ha có nguy cơ mất trắng. Ở thôn Đinh Xá, xã Nguyệt Đức, huyện Yên Lạc (Vĩnh Phúc), nhà nhà người người đang đi canh đê đắp đập, hàng chục máy bơm dã chiến hoạt động 24/24h, tinh thân chông lũ luôn ở mức cao nhât.
Video đang HOT
Tuy bão số 6 không đổ bộ trực tiếp đên Vĩnh Phúc nhưng những trân mưa to kéo dài sau đó đã khiên nước lũ dâng cao suốt từ ngày 8/8 đến nay. Đinh Xá là vùng trũng nhất trên lưu vực kênh tiêu ấp bắc, trong khi đó đê Sáu Vó tại huyện Bình Xuyên những ngày qua đã bị tràn nên nước từ nhiều ngả ngược dòng dồn về khiến thôn Đinh Xá trở thành rôn lũ.
Ghi nhận của PV Dân trí, nhiều cánh đồng lúa của bà con nông dân đang trong giai đoạn quan trọng của thời vụ là làm đòng bị ngập nặng. Nước dâng cao ở các con sông, kênh, mương nên nước từ đồng không thể tiêu thoát khiến người dân lo lắng nguy cơ mất trắng.
Tại các khu trang trại, nước dâng lên san phẳng 151 ha nuôi trồng thủy sản sắp đến ngày thu hoạch, vì thế người dân phải giăng lưới cao bao quanh ao đầm và canh ngày canh đêm để tránh bị mất thủy sản.
Nước lũ dâng cao san phẳng nhiều cánh đồng lúa của bà con nông dân
Trước tình hình nước lũ dâng cao, nguy cơ lúa bị mất trắng nên với bà con nông dân lúc này đồng là nhà, túc trực 24/24h ngoài đồng để canh đập khơi tiêu nước. Một không khí khẩn trương đối phó với lũ luôn thường trực và tinh thần tự giác trách nhiệm được nêu cao đối với người dân địa phương.
Đặc biệt, tại thôn Đinh Xá, một cuộc tổng động viên nhân lực đã được triển khai từ nhiều ngày nay. Mọi nhà, mọi người, từ trẻ đến già,... thâm chí cả người dân các thôn lân cận cũng được huy động ra đồng trợ giúp giữ đập, canh nước.
Chính quyền xã Nguyệt Đức và thôn Đinh Xá đã cùng với người dân thực hiện phương châm 4 tại chỗ: nhân lực tại chỗ, vật tư tại chỗ, hậu cần tại chỗ và phương tiện tại chỗ.
Trao đổi với PV Dân trí, ông Tạ Hồng Thắng - Phó Chủ tịch UBND xã Nguyệt Đức - cho hay: "Từ ngày 8/8 đến nay do nước lũ dồn về dâng cao làm tràn và vỡ bờ kênh tiêu ấp bắc tại 3 vị trí. Hiện riêng thôn Đinh Xá có tới 127 ha lúa bị nước lũ nhấn chìm, trong đó 31 ha có nguy cơ mất trắng. Các khu nuôi trồng thủy sản cũng bị ngập nặng".
Cũng theo ông Thắng, huyện ủy Yên Lạc, chính quyền xã và nhân dân địa phương đang quyết tâm chống úng lụt. Chúng tôi đã huy động hàng nghìn lao động địa phương, 11.000 bao tải và 400 m3 cát để giữ nước kênh tiêu. 15 máy bơm dã chiến đang hoạt động 24/24h hút nước từ các cánh đồng để cứu sống lúa của bà con.
Trong khi người dân Đinh Xá đang căng mình chống lũ thì dự báo siêu bão và áp thấp nhiệt đới lại sắp về. Nếu như mưa lớn và bão lũ tiếp tục xảy ra thì khả năng toàn bộ diện tích lúa của bà con nông dân thôn Đinh Xá sẽ bị mất trắng.
Được biết, trong đợt mưa lũ lớn 2008, thôn Đinh Xá cũng là địa phương bị thiệt hại nặng nề, người dân nơi đây đã trắng tay vì "giặc nước" cướp đi toàn bộ hoa màu và tài sản ngoài đồng ruộng của họ.
Dưới đây là một số hình ảnh nước ngập trắng đồng tại thôn Đinh Xá do PV Dân trí ghi lại chiều 11/8:
Nước lũ gây tràn và vỡ 2 lần bờ kênh tiêu ấp bắc
Hàng chục máy bơm dã chiến hoạt động hết công suất 24/24h để cứu lúa
Người dân địa phương túc trực ở ngoài đồng để ngăn nước cứu lúa và hoa màu
Các khu trang trại nuôi trồng thủy sản cũng bị bước san phẳng
Đường đi ra đồng cũng chìm nghỉm
Bà con phải giăng lưới cao bao bọc ao đầm để tránh bị mất cá
Nước tràn vào trong nhà
Lợn cũng phải "sống chung với lũ"
Chuồng gà được đưa lên cây
Xe máy và các đồ dùng sinh hoạt phải "treo" lên vì không sử dụng được trong nước lũ.
Để giữ bờ bao kênh tiêu và cứu lúa, một cuộc tổng động viên nhân lực trong
toàn dân đã được triển khai.
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
Bài 21: Thanh tra vụ "vỡ trận" bến xe Mỹ Đình Theo nguồn tin riêng của PV Dân trí, ngày 24/7/2013, Thanh tra Thành phố Hà Nội đã công bố quyết định Thanh tra việc cấp phép mở tuyến cố định bằng ô tô tại bến xe Mỹ Đình và các bến xe khác có liên quan. Thời điểm thanh tra từ 1/1/2008 đến 30/6/2013. Như vậy, sau sự vào cuộc quyết liệt của...