Thủ tướng yêu cầu thanh tra dự án “đất vàng” của Tập đoàn Lã Vọng
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về việc thanh tra các dự án của Công ty cổ phần Thương mại và Dịch vụ Lã Vọng cùng các đơn vị thành viên trên địa bàn TP.Hà Nội.
Theo đó, xét báo cáo của UBND TP.Hà Nội về kết quả kiểm tra phản ánh của báo chí về việc Công ty cổ phần Thương mại và Dịch vụ Lã Vọng và các đơn vị thành viên được ưu ái giao nhiều khu “đất vàng” tại Hà Nội để thực hiện dự án bất động sản, sản xuất kinh doanh, giao thông theo hình thức hợp đồng BT; trong đó có một số dự án không qua đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định và ý kiến của các cơ quan liên quan.
Xung quanh vấn đề này, Thủ tướng giao Thanh tra Chính phủ thành lập đoàn thanh tra liên ngành có sự tham gia của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng, thanh tra toàn diện các dự án nêu tại văn bản số 62/BC-UBND ngày 5.3.2018 của UBND thành phố Hà Nội; kết luận đầy đủ, chính xác, khách quan về các vấn đề liên quan và kiến nghị xử lý theo đúng quy định của pháp luật, báo cáo Thủ tướng trước ngày 1.12.
Video đang HOT
Dự án Louis City Đại Mỗ đang “hái” ra vàng cho Tập đoàn Lã Vọng.
Theo tìm hiểu, Công ty cổ phần Lã Vọng Group tiền thân là Công ty cổ phần Thương mại Ngôi Nhà Mới, được thành lập năm 2003, do ông Lê Văn Vọng làm Tổng giám đốc, với số vốn điều lệ ban đầu là 500 tỷ đồng.
Công ty này chủ yếu cung cấp các dịch vụ thương mại về ăn uống, giải trí với hệ thống các quán Cafe và Nhà hàng ăn uống trên địa bàn Thủ đô Hà Nội và các tỉnh lân cận.
Năm 2008, khi thị trường bất động sản đang sôi động, Tập đoàn Lã Vọng quyết định lấn sân sang lĩnh vực này, đồng thời liên tiếp hoàn thiện cơ cấu tổ chức và đa dạng hóa chức năng với sự xuất hiện các công ty thành viên vào các năm sau đó.
Theo Danviet
Hà Nội: Các dự án 'rùa bò' vào tầm ngắm
Thanh tra các dự án chậm triển khai trên địa bàn TP, quản lý nhà nước chặt chẽ đối với đất nông nghiệp, đất công, triển khai thực hiện Đề án của Thủ tướng Chính phủ về "Tăng cường xử lý vi phạm về quản lý, sử dụng đất đai giai đoạn đến năm 2020" là một trong những nhiệm vụ trọng tâm năm 2017 của Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Hà Nội.
Theo báo cáo của Sở TN&MT Hà Nội, năm 2016, Sở đã trình UBND TP quyết định thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất là 759 dự án với diện tích là 3.065, 24 ha (đạt 86,5% kế hoạch). Tổ chức đấu giá 23,08 ha, số tiên trúng đấu giá là 4.221 tỷ đồng/3.050 tỷ đồng (đạt 138% kế hoạch). Triển khai 66 đoàn thanh tra, giải quyết khiếu nại , tố cáo trên địa bàn trong lĩnh vực TN&MT.
Sở TN&MT Hà Nội cũng đã rà soát, đánh giá 91 thủ tục liên quan đến lĩnh vực TN&MT. Trong đó thực hiện rà soát từng thành phần hồ sơ, từng khâu thực hiện. Kết quả đã đơn giản hóa 61 thủ tục hành chính, cắt giảm thời gian thực hiện từ 30 - 50% theo quy định (chiếm tỷ lệ 67% tổng số thủ tục hành chính được rà soát).
Hà Nội cũng giảm thời gian cấp giấy chứng nhận từ 30 ngày làm việc xuống còn 14 ngày làm việc. Thực hiện cơ chế 1 cửa, một cửa liên thông, nâng cao kiến thức, kỹ năng, thái độ ứng xử của cán bộ công chức. Thực hiện triệt để việc luân chuyển hồ sơ (1 bộ hồ sơ) ở tất cả các khâu, các bước trong quá trình giải quyết các thủ tục hành chính, từ thu hồi, giao, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất...
Bên cạnh đó, Sở cũng nêu ra những hạn chế trong công tác giao đất dịch vụ cho các hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất nông nghiệp còn đạt kết quả chưa cao. Công tác thanh tra, kiểm tra vẫn còn tình trạng dự án chậm tiến độ thực hiện, sử dụng sai mục đích để lấn chiếm không sử dụng.
Nêu lên 9 nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2017 trong đó có quyết liệu thực hiện cải cách hành chính trong đó coi trọng cải cách thủ tục hành chính, nâng cao tính minh bạch trong quản lý tài nguyên môi trường. Sở cũng tăng cường kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất năm 2017 các quận huyện thị xã theo đúng quyết định phê duyệt của UBND TP.
Sở cũng xác định việc Thanh tra các dự án chậm triển khai trên địa bàn TP, quản lý nhà nước chặt chẽ đối với đất nông nghiệp, đất công, triển khai thực hiện Đề án của Thủ tướng Chính phủ về "Tăng cường xử lý vi phạm về quản lý, sử dụng đất đai giai đoạn đến năm 2020" là một trong những nhiệm vụ trọng tâm năm 2017.
Theo_VietNamNet
Chuyển đổi nhà tái định cư: Chủ đầu tư lợi lớn? Tại TP HCM, nhiều dự án tái định cư không có người ở đã chuyển thành nhà thương mại và được bán với giá cao chót vót. Khu tái định cư (TĐC) Bình Khánh (quận 2) - khu đất vàng ở TP HCM, có quy mô 12.500 căn hộ nhưng về đêm chỉ có vài phòng bật điện. Ước tính tại đây, mỗi...