Thủ tướng yêu cầu tạo điều kiện thuận lợi tiếp nhận người dân từ TP.HCM trở về địa phương
Theo Thủ tướng, tạo mọi điều kiện thuận lợi trong việc tiếp nhận người lao động, người dân từ TP.HCM và các tỉnh, thành phố phía Nam trở về, không để tình trạng phải chờ đợi, quy trình, thủ tục phức tạp, kéo dài, gây bức xúc cho người dân.
Chị Nguyễn Thị Thu Hà (phường 10, Q.Gò Vấp) cho biết 7 năm nay chị bán vé số để nuôi đứa con 8 tuổi ăn học, lúc không có dịch ngày chị bán được 80 tờ nhưng bị dịch chị không biết làm gì – Ảnh: NGỌC PHƯỢNG
Nội dung trên được Văn phòng Chính phủ đưa ra trong văn bản hỏa tốc 4777 gửi bộ trưởng và các cơ quan ngang bộ, chủ tịch UBND các tỉnh, truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 tại TP.HCM.
Theo Thủ tướng, tạo mọi điều kiện thuận lợi trong việc tiếp nhận người lao động, người dân từ TP.HCM và các tỉnh, thành phố phía Nam trở về các địa phương và bảo đảm những quy định về phòng chống dịch, không để tình trạng phải chờ đợi, quy trình, thủ tục phức tạp, kéo dài, gây bức xúc cho người dân.
Có kế hoạch cụ thể bố trí chuyên chở, thực hiện các quy định về cách ly, phòng chống dịch và chuẩn bị các điều kiện cần thiết khác theo tinh thần hỗ trợ tối đa, không gây khó khăn, phiền hà cho người lao động, người dân và các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan.
Video đang HOT
Bảo đảm nguồn hàng hóa, nhu yếu phẩm đầy đủ, dồi dào và vận chuyển kịp thời từ các địa phương đến TP.HCM để phục vụ đời sống của người dân. Không để tình trạng thừa, thiếu cục bộ hoặc ứ đọng, không kịp thời vận chuyển, phân phối hàng hóa, nhu yếu phẩm đến nơi sử dụng và người dân.
Bảo đảm các hoạt động giao thông vận tải thuận tiện, thông suốt giữa các địa phương và thành phố đối với những hàng hóa phục vụ cho các hoạt động kinh tế, xã hội, sản xuất kinh doanh, xuất khẩu cần thiết; đồng thời, bảo đảm kiểm soát dịch bệnh theo quy định.
Rà soát, phân bổ kịp thời, ưu tiên các nguồn vắc xin cho TP.HCM và một số tỉnh, thành phố phía Nam để thực hiện tốt chiến dịch tiêm một cách khoa học, hợp lý, an toàn, hiệu quả và kịp thời cho các đối tượng theo quy định.
Trong đó, Thủ tướng lưu ý bổ sung đối tượng ưu tiên là những người lao động phục vụ trong các lĩnh vực vận tải, vận chuyển, phân phối hàng hóa, nhu yếu phẩm giữa các địa phương và thành phố hoặc công nhân làm việc tại các doanh nghiệp tập trung, khu công nghiệp, cảng biển, các dịch vụ logistics quan trọng, thiết yếu và các đối tượng cần thiết khác theo yêu cầu thực tiễn phát sinh.
Thủ tướng nhấn mạnh, đây là nhiệm vụ rất quan trọng, cấp bách trong bối cảnh hiện nay đối với TP.HCM, các tỉnh, thành phố phía Nam với vai trò, vị trí là trung tâm kinh tế lớn nhất, là đầu tàu kinh tế và là vùng kinh tế trọng điểm.
TP.HCM tăng cường kiểm tra, xử phạt các trường hợp đầu cơ tích trữ nhu yếu phẩm
Chiều 15/7, Ban chỉ đạo phòng, chống COVID-19 TP.HCM đã họp sơ kết 7 ngày thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16.
Đại diện Sở Công thương cho biết đang tăng cường kiểm tra xử phạt các trường hợp đầu cơ, tích trữ lương thực thực phẩm.
Theo đó, thực tế trong những ngày vừa qua có hiện tượng lan truyền các thông tin xấu, sai sự thật dẫn đến hoang mang dư luận. Từ những thông tin sai sự thật, xuất hiện tình trạng người dân tập trung đông tại các nơi buôn bán hàng hoá thiết yếu trong một vài thời điểm. Trong khi đó, có thời điểm các địa điểm cung ứng chưa kịp thời bổ sung các hàng hoá. Nguyên nhân do gặp phải một số hạn chế trong công tác vận chuyển và phương tiện vận chuyển, khó khăn trong tiếp cận chuỗi cung ứng.
Người dân mua thực phẩm tại phường Hiệp Bình Chánh, TP. Thủ Đức. Ảnh: H.T
Việc ngưng 3 chợ đầu mối trên địa bàn thành phố dẫn đến việc tiếp cận hàng hóa của tiểu thương hạn chế hơn nên giá cả một số mặt hàng tại chợ truyền thống tăng gấp 1,5 đến 2 lần so với trước khi thực hiện giãn cách xã hội. Tuy nhiên nhờ hệ thống các siêu thị nên giá các mặt hàng vẫn đảm bảo ổn định và không thay đổi.
Đối với thông tin một số người dân mua lượng lớn mặt hàng, đại diện Sở Công thương cho biết, đơn vị đã và đang phối hợp với lực lượng quản lý thị trường kiểm tra, giám sát, tăng cường xử phạt đối với các trường hợp đầu cơ, tích trữ nhu yếu phẩm thiết yếu.
Được biết, hiện nay, tại các hệ thống siêu thị trên địa bàn đã quy định giới hạn lượng nhu yếu phẩm được mua đối với từng người dân. Biện pháp này đã góp phần giảm bớt tâm lý mua nhiều, tích trữ lương thực thực phẩm của người dân.
Liên quan đến việc đảm bảo cung ứng đủ hàng hoá thiết yếu cho nhân dân trên địa bàn TP.HCM và đảm bảo lưu thông hàng hoá đối với các tỉnh thành lân cận. Ông Trần Quang Lâm - Giám đốc Sở Giao thông - Vận tải TP.HCM cho biết, Sở Giao thông - Vận tải đang nỗ lực đảo bảo lưu thông cho những phương tiện thuộc "luồng xanh" (những phương tiện vận chuyển nhu yếu phẩm, hàng hoá thiết yếu - PV) đến thành phố hoặc quá giang qua địa bàn thành phố.
Hiện nay, Sở Giao thông - Vận tải cũng đang khởi xướng chương trình cấp mã nhận diện cho xe luồng xanh. Chương trình này áp dụng ứng dụng công nghệ thông tin hoàn toàn, góp phần đáp ứng được lưu thông hàng hoá nhanh, kịp thời hơn.
Cũng trong tình hình dịch bệnh hiện nay, một số tỉnh thành lân cận TP.HCM có những quyết định phòng chống dịch có phần gấp gáp, chưa có sự trao đổi với TP.HCM và cả tỉnh khác. Ông Lâm mong muốn đối với các quyết định dừng hoạt động phương tiện vận chuyển nhu yếu phẩm, các địa phương cần có sự thông báo với TP.HCM và các tỉnh thành để có sự thống nhất, triển khai các phương án tốt hơn.
Phát biểu tại cuộc họp, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong cho biết, thành phố nhận được những đề xuất về việc lựa chọn một số ki ốt và tiểu thương tại một số chợ truyền thống để tiếp tục cho phép mua bán nhu yếu phẩm thiết yếu. Tuy nhiên các quận, huyện, TP Thủ Đức cần có những tính toán về phương án phù hợp với từng địa bàn cụ thể. Ví dụ, các quận, huyện có thể tính toán đến phương án kẻ vạch, phân ô tại các vỉa hà, sân vận động để tiểu thương mua bán nhu yếu phẩm thay vì lựa chọn mở lại gian hàng trong chợ truyền thống.
Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong đặc biệt lưu ý, các phương án cần được tính toán kỹ lưỡng và phù hợp với tình hình cụ thể tại từng địa bàn.
Chuyên gia kinh tế: 'TP.HCM nên giãn cách triệt để hơn' Trong khi nhiều người dân đã chuẩn bị tâm thế thắt chặt việc đi lại trong 15 ngày, những người khác vẫn chưa sẵn sàng dừng việc mưu sinh. 15 ngày giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 tại TP.HCM đã đi qua được 1/3 thời gian. Chính quyền thành phố vẫn loay hoay trong việc hạn chế người dân ra đường....