Thủ tướng yêu cầu rút ra bài học phòng, chống COVID-19 sau hơn 1 năm chống dịch
Sáng nay, 17/3, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì họp Thường trực Chính phủ đánh giá kết quả công tác phòng, chống COVID-19 trong hơn 1 năm qua.
Thủ tướng yêu cầu các thành viên Chính phủ rút ra bài học và các giải pháp sắp tới để kiểm soát dịch bệnh hiệu quả, để tiếp tục thực hiện “mục tiêu kép” đã đề ra.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, ngay khi xuất hiện những ca mắc COVID-19 đầu tiên, mùng 3 Tết Nguyên Đán năm 2020, Thủ tướng đã chủ trì họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo trực tiếp của Chính phủ, tinh thần chống dịch “thần tốc, thần tốc hơn nữa”, phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà”, quyết liệt “chống dịch như chống giặc” đã được ngành y tế, các địa phương thực hiện tập trung. Người dân cũng đã tuân thủ tốt các hướng dẫn phòng, chống dịch. Chính những điều đó đã giúp nước ta ngăn chặn hiệu quả trong cả 3 đợt dịch trong 14 tháng qua.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (Ảnh: VGP)
Cùng với việc đánh giá kết quả công tác phòng, chống dịch COVID-19 của Chính phủ nhiệm kỳ XIV trong 14 tháng qua, Thủ tướng đề nghị các thành viên dự họp cần rút ra bài học kinh nghiệm, những dự báo, giải pháp cần thực hiện sắp tới để phòng, chống dịch hiệu quả hơn.
Nhìn lại quá trình chống dịch COVID-19 vừa qua, Thủ tướng cho rằng, bài toán khó đặt ra với Chính phủ là thực hiện mục tiêu kép, trong đó ưu tiên hàng đầu là bảo vệ sức khỏe nhân dân rồi mới đến thực hiện các nhiệm vụ kinh tế xã hội. Nhưng nếu chỉ tập trung chống dịch mà không quan tâm phát triển kinh tế xã hội thì từ khủng hoảng dịch sẽ dẫn đến khủng hoảng kinh tế và khủng hoảng xã hội. Do đó, cùng kết quả chống dịch hiệu quả hơn một năm qua và những kết quả tích cực về kinh tế xã hội đã cho thấy Chính phủ đã chỉ đạo, điều hành thực hiện tốt “mục tiêu kép”, được nhân dân tin tưởng và quốc tế đánh giá cao.
Theo báo cáo của Bộ Y tế tại cuộc họp, nước ta trải qua 3 giai đoạn của dịch. Giai đoạn đầu từ cuối tháng 1/2020 có người dân trở về nước từ Vũ Hán-Trung Quốc và các nước có dịch. Giai đoạn 2 vào tháng 7/2020 với các ca mắc tại Đà Nẵng và 14 tỉnh; giai đoạn 3 từ 25/1/2021 tại Hải Dương và 12 tỉnh khác. Tính đến nay, cả nước ghi nhận tích lũy 2.560 trường hợp mắc, đã có 2.186 trường hợp được điều trị khỏi (chiếm 85,4%), hiện còn 339 đang được điều trị (chiếm hơn 13%) và 35 trường hợp tử vong (chiếm 1,4%).
Ngay khi dịch bệnh mới xuất hiện tại Việt Nam, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ và Thủ tướng đã quan tâm đặc biệt và chỉ đạo quyết liệt. Chính phủ cũng đã kịp thời thành lập Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 và chỉ đạo thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch quyết liệt và phù hợp. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, Bộ Y tế và các bộ, ngành liên quan, lãnh đạo các địa phương đề cao trách nhiệm, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, triển khai thực hiện nghiêm Lời kêu gọi của Đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
Trên tinh thần đó, chúng ta đã huy động sự vào cuộc kịp thời, hiệu quả của cả hệ thống chính trị, sự tin tưởng, đoàn kết, ủng hộ của nhân dân; đặc biệt là tinh thần trách nhiệm, nỗ lực không mệt mỏi của các lực lượng chức năng nơi tuyến đầu, tập trung thực hiện quyết liệt hệ thống các giải pháp đồng bộ, phù hợp nhằm kiểm soát dịch bệnh, bảo vệ tốt nhất cho an toàn sức khỏe, tính mạng của nhân dân.
Thủ tướng Chính phủ cũng thường xuyên yêu cầu họp Thường trực Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các địa phương, tổ chức, cá nhân về phòng, chống dịch, nhất là ở các giai đoạn cao điểm. Với quan điểm luôn đi trước một bước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu kiên định 5 nguyên tắc phòng chống dịch đã đề ra từ đầu và xuyên suốt các giai đoạn là “Ngăn chặn – Phát hiện – Cách ly – Khoanh vùng và Dập dịch” theo phương châm 4 tại chỗ một cách hiệu quả; chú trọng vai trò của chính quyền địa phương và phát huy bài học huy động sức dân hoạt động hiệu quả của các tổ COVID-19 dựa vào cộng đồng.
Bộ Y tế cũng cho rằng, vai trò của các cơ quan truyền thông là hết sức quan trọng trong công tác phòng, chống dịch. Thông tin luôn được minh bạch, truyền thông sâu rộng, tạo được sự tham gia, hưởng ứng tích cực, đồng thuận của người dân.
Từ kết quả phòng, chống dịch và sự minh bạch, chia sẻ thông tin, hợp tác, hỗ trợ quốc tế trong phòng, chống COVID-19 đã giúp nâng cao uy tín của nước ta với quốc tế. Trong bối cảnh khan hiếm hàng hóa y tế trên toàn cầu, các đối tác quốc tế đã tặng nước ta 290.300 trang bị bảo hộ cá nhân, gần 1.400.000 khẩu trang, 740 máy thở, đóng góp lớn vào nỗ lực phòng chống dịch của Việt Nam. Việt Nam cũng đã thể hiện là quốc gia có trách nhiệm với cộng đồng quốc tế và Bộ Y tế đã trực tiếp hoặc tham gia trao tặng cho hơn 22 quốc gia hơn 2 triệu khẩu trang, máy thở, trang bị bảo hộ cá nhân, bộ xét nghiệm COVID-19… Việc Việt Nam đề xuất thành lập Kho vật tư y tế ASEAN và tham gia tích cực vào quá trình thành lập Trung tâm ASEAN ứng phó khẩn cấp với các vấn đề y tế công cộng và các bệnh mới nổi, cũng như Hoa Kỳ đề nghị Việt Nam là nơi đặt trung tâm CDC khu vực và Chính phủ Việt Nam đã đồng ý với đề nghị này.
Video đang HOT
Tiếp tục phát triển ứng dụng công nghệ số trong mọi mặt đời sống
Các bộ, ngành, địa phương hoàn thành xây dựng, triển khai ngay các chiến lược, chương trình, kế hoạch, đề án chuyển đổi số cho giai đoạn mới; quyết tâm thực hiện các nhiệm vụ theo Chương trình chuyển đổi số quốc gia.
Các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp duy trì, tiếp tục phát triển các hoạt động trực tuyến, ứng dụng công nghệ số trong mọi mặt đời sống kinh tế-xã hội như đã được hình thành trong thời gian dịch bệnh COVID-19.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử chủ trì cuộc họp
Chiều 10/3, tại Trụ sở Chính phủ, Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử đã tổ chức cuộc họp sơ kết 2 năm thực hiện Nghị quyết số 17/NQ-CP, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử chủ trì cuộc họp.
Theo báo cáo của Văn phòng Chính phủ (VPCP), VPCP đã chủ trì, phôi hợp với các bộ, ngành, địa phương tô chức hơn 100 cuộc họp, hội thảo, buôi làm việc với các chuyên gia trong nước và quôc tê (Australia, Pháp, Hàn Quôc, Nhật Bản, Nga, World Bank, AFD...) đê đánh giá việc triên khai Chính phủ điện tử tại Việt Nam và đê xuât các nhiệm vụ, giải pháp, lộ trình đê thúc đây việc thực hiện. Qua đó, VPCP đã xây dựng, trình Chính phủ ban hành Nghị quyêt sô 17/NQ-CP ngày 7/3/2019 vê một sô nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triên Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đên 2025, tập trung vào 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ các nút thắt vê thê chê, hạ tâng công nghệ, nguôn nhân lực, đông thời đưa ra cách làm phù hợp đê bảo đảm triên khai hiệu quả.
Đặc biệt, VPCP đã xây dựng, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành nhiêu văn bản quy phạm pháp luật tạo hành lang pháp lý quan trọng cho việc triên khai xây dựng Chính phủ điện tử như: Nghị định 61/2018/NĐ-CP vê thực hiện cơ chê một cửa, một cửa liên thông trong giải quyêt thủ tục hành chính, Nghị định 45/2020/NĐ-CP vê thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử, Quyêt định 28/2018/QĐ-TTg vê gửi, nhận văn bản điện tử...
Một trong những dấu ấn đặc biệt trong xây dựng Chính phủ điện tử là khai trương Công dịch vụ công quôc gia. Từ thời điêm Thủ tướng Chính phủ nhân nút khai trương (ngày 9/12/2019) với 8 dịch vụ công ban đâu, đên ngày 8/3/2021 đã có hơn 2.800 dịch vụ công được tích hợp, cung câp trên tông sô gân 6.800 thủ tục hành chính tại 4 câp chính quyên, với hơn 116 triệu lượt truy cập, hơn 468 nghìn tài khoản đăng ký; hơn 42,5 triệu hô sơ đông bộ trạng thái; trên 940.000 hô sơ thực hiện trực tuyên và hơn 67.000 giao dịch thanh toán điện tử (tông sô tiên hơn 26,7 tỷ đông) trên Công; tiêp nhận, hô trợ trên 53.000 cuộc gọi, hơn 10.000 phản ánh, kiên nghị.
Việc xây dựng, vận hành Trục liên thông văn bản quôc gia và xử lý văn bản trên môi trường mạng cũng giúp tiêt kiệm trên 1.200 tỷ đông môi năm từ tiên giây, mực, sao lưu, gửi bưu chính, chi phí thời gian... Tính đến nay, đã có hơn 4,5 triệu văn bản điện tử gửi, nhận qua Trục liên thông văn bản quôc gia. Sô lượng văn bản điện tử gửi, nhận trong năm 2020 gâp 2,5 lân so với năm 2019.
Một điểm nhấn nữa là Hệ thông thông tin báo cáo quôc gia, Trung tâm thông tin, chỉ đạo, điêu hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ được khai trương, là hạ tâng sô thông minh phục vụ chỉ đạo, điêu hành dựa trên dữ liệu sô phù hợp theo lộ trình chuyên đôi sô quôc gia. Đên nay, hệ thông đã kêt nôi với Hệ thông báo cáo của 14 bộ, cơ quan và 37 địa phương.
Theo báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông, đến năm 2020, những nền tảng quan trọng nhất cho phát triển Chính phủ điện tử Việt Nam đã được hình thành và bước đầu phát huy hiệu quả. Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước đã kết nối đến 100% các bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; 98% quận, huyện, thị xã.
Một số cơ sở dữ liệu (CSDL) tạo nền tảng Chính phủ điện tử đã được xây dựng, gồm CSDL về Bảo hiểm quản lý thông tin của 24 triệu hộ gia đình tham gia bảo hiểm y tế, bao gồm thông tin của trên 90 triệu người dân có thẻ bảo hiểm y tế; CSDL quốc gia về Đăng ký doanh nghiệp chứa thông tin đăng ký doanh nghiệp theo thời gian thực của hơn 01 triệu doanh nghiệp và đơn vị trực thuộc; tỉ lệ số hóa hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đạt 100%; CSDL tài chính chứa thông tin quản lý thuế của khoảng 65 triệu cá nhân và trên 700.000 doanh nghiệp; CSDL giáo dục chứa thông tin của trên 53.000 trường học; 1,5 triệu giáo viên; 23 triệu hồ sơ học sinh; CSDL danh mục dùng chung của Bộ Y tế gồm 10.000 đầu thuốc, 41.000 cơ sở kinh doanh dược. Ngày 25/2/2021, CSDL quốc gia về Dân cư được khai trương; Tính đến tháng 12/2020, gần 40 nền tảng "Make in Viet Nam" do cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam xây dựng đã được giới thiệu, ra mắt...
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc Phát biểu tại phiên họp,
Phát biểu khai mạc phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, việc chỉ số Chính phủ điện tử (CPĐT) của các nước trong khu vực tăng mạnh đồng nghĩa với môi trường đầu tư kinh doanh, năng lực cạnh tranh, đổi mới sáng tạo của các nước này tiếp tục tăng, là đối tượng cạnh tranh với nước ta trên các lĩnh vực...
Thủ tướng nhắc lại Báo cáo khảo sát xếp hạng mức độ phát triển CPĐT năm 2020 của Liên Hợp Quốc, xếp hạng chỉ số phát triển CPĐT của Việt Nam đứng thứ 86/193 quốc gia, tăng 2 bậc so với năm 2018. "Qua đó, cho thấy chúng ta có rất nhiều cố gắng trong xây dựng và phát triển CPĐT", Thủ tướng nói. Tuy nhiên, trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam vẫn giữ nguyên vị trí thứ 6. Năm nước có vị trí cao hơn Việt Nam là Singapore, Malaysia, Thái Lan, Brunei, Philippines.
Đặc biệt, sự thăng hạng của một số quốc gia trong khu vực như Thái Lan từ 73 lên 57, Indonesia từ 107 lên 88, Campuchia từ 145 lên 124, Myanmar từ 157 lên 146. Việc chỉ số CPĐT của các nước trong khu vực tăng mạnh đồng nghĩa với môi trường đầu tư kinh doanh, năng lực cạnh tranh, đổi mới sáng tạo của các nước này tiếp tục tăng, là đối tượng cạnh tranh với nước ta trên các lĩnh vực, đặc biệt là thu hút đầu tư, thương mại, dịch vụ. Đây là thách thức lớn đối với chúng ta. Cần thấy rõ vấn đề này để có phấn đấu cao hơn, Thủ tướng nhấn mạnh.
Với tinh thần như vậy, Thủ tướng đề nghị các thành viên Ủy ban, các đại biểu phát biểu tập trung vào 3 nội dung.
Thứ nhất, nhận diện tồn tại, hạn chế, vướng mắc làm cản trở việc xây dựng CPĐT ở nước ta, từ đó tìm đúng nguyên nhân; Thứ 2, xác định rõ các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để đẩy nhanh tiến trình xây dựng CPĐT trong thời gian tới; Thứ 3, thảo luận về các giải pháp để tăng cường chuyển đổi số quốc gia, giao dịch điện tử, phát triển nhiều sản phẩm chuyển đổi số "Make in Việt Nam".
Theo các báo cáo tại phiên họp, nhiều văn bản quan trọng định hướng phát triển CPĐT được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành kịp thời. Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu trên quy mô toàn quốc đã được phát triển và hình thành theo Khung Kiến trúc CPĐT Việt Nam, bao gồm: Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia và các nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp bộ/tỉnh; Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia đã kết nối với trên 200 hệ thống thông tin của 90 cơ quan, đơn vị để kết nối chia sẻ dữ liệu quy mô quốc gia).
Một số cơ sở dữ liệu quy mô quốc gia đã được xây dựng và phát huy hiệu quả như các cơ sở dữ liệu về đăng ký doanh nghiệp, bảo hiểm, y tế, giáo dục, hộ tịch. Trong đó, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã được khai trương ngày 25/02/2021, đánh dấu mốc son đặt nền tảng hình thành công dân số trên cơ sở đổi mới tổ chức, quản lý, chia sẻ, khai thác thông tin dân cư chính xác, thống nhất hiện đại, là cú hích giảm giấy tờ thủ tục hành chính đáng kể. Trên 90% văn bản điện tử được trao đổi giữa các cơ quan nhà nước; trên 4,5 triệu văn bản điện tử được gửi, nhận qua Trục liên thông văn bản quốc gia. Nhiều doanh nghiệp công nghệ Việt Nam đã làm chủ các công nghệ cốt lõi, phát triển các nền tảng công nghệ cho chuyển đổi số (đến nay có khoảng 40 nền tảng "Make in Việt Nam" được ra mắt).
Tuy nhiên, vẫn còn các tồn tại, hạn chế lớn cần được đẩy mạnh khắc phục trong thời gian tới. Môi trường pháp lý cho CPĐT chưa hoàn thiện. Tỉ lệ dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 vẫn thấp (mới đạt 31%). Hạ tầng công nghệ thông tin nhiều nơi chưa đáp ứng yêu cầu, thiếu đồng bộ..
Phát biểu kết luận phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, với việc ban hành Nghị quyết 17, lần đầu tiên chúng ta có kế hoạch tổng thể về triển khai Chính phủ điện tử ở Việt Nam. Nghị quyết 17 đã chú trọng vào việc xây dựng thể chế và yêu cầu nền tảng dùng chung. Đây là hai vấn đề quan trọng mà chúng ta chưa làm được trong nhiều năm.
Điểm lại một số kết quả nổi bật, Thủ tướng cho biết, bộ máy chỉ đạo, điều hành triển khai Chính phủ điện tử được kiện toàn. Hiện nay, Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử được mở rộng chức năng, nhiệm vụ để chỉ đạo thêm nội dung về chuyển đổi số, kinh tế số, đô thị thông minh. Môi trường pháp lý cho phát triển Chính phủ điện tử cơ bản được hình thành đầy đủ. Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu trên quy mô toàn quốc đã được phát triển và hình thành theo Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam (bao gồm Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia và các Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp bộ/tỉnh. Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia đã kết nối với trên 200 hệ thống thông tin của 90 cơ quan, đơn vị để kết nối chia sẻ dữ liệu quy mô quốc gia).
Tất cả các bộ, cơ quan ngang bộ, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã có Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp bộ/tỉnh để kết nối chia sẻ dữ liệu trong mỗi bộ/tỉnh và là đầu mối kết nối ra bên ngoài. Kết nối, chia sẻ dữ liệu hiệu quả sẽ là tiền đề phát triển Chính phủ số.
Một số cơ sở dữ liệu quy mô quốc gia đã được xây dựng và phát huy hiệu quả như các cơ sở dữ liệu về đăng ký doanh nghiệp, bảo hiểm, y tế, giáo dục, hộ tịch. Trong đó, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trong nhiều năm không làm được thì đã được khai trương ngày 25/02/2021, là cú hích giảm giấy tờ thủ tục hành chính đáng kể.
Đến nay, tất cả các bộ, ngành, địa phương đã có Trung tâm điều hành và giám sát an toàn an ninh và kết nối với Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia để tạo thành hệ thống giám sát toàn diện an toàn không gian mạng quốc gia.
An toàn, an ninh mạng, bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian số là điều kiện tiên quyết, luôn là nhiệm vụ song hành với các nhiệm vụ chuyển đổi số, Thủ tướng nêu rõ. Cơ sở dữ liệu quốc gia phải được sử dụng hiệu quả chứ không phải mỗi bộ, mỗi cơ quan cứ ôm giữ, không chia sẻ.
Các dịch vụ công trực tuyến mức độ cao được chú trọng phát triển để phục vụ tốt hơn người dân và doanh nghiệp, đặc biệt là việc triển khai Cổng dịch vụ công quốc gia.
Về triển khai chuyển đổi số, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, chúng ta đã khởi động và đạt được kết quả bước đầu. Đến nay, trên 50% các bộ, ngành, địa phương đã xây dựng và bắt đầu triển khai các chương trình, đề án, kế hoạch về chuyển đổi số. Nhiều doanh nghiệp công nghệ Việt Nam đã làm chủ các công nghệ cốt lõi, phát triển các nền tảng công nghệ cho chuyển đổi số (đến nay có khoảng 40 nền tảng "Make in Việt Nam" được ra mắt).
Thúc đẩy ứng dụng công nghệ số, chuyển đổi số cho doanh nghiệp đã được khởi động và bước đầu triển khai hiệu quả. Bộ Thông tin và Truyền thông đã ra mắt Cổng hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số (thu hút 400 người dùng doanh nghiệp, hỗ trợ gần 200 doanh nghiệp sử dụng các nền tảng số để chuyển đổi số).
Cùng với những thành tựu quan trọng, toàn diện về kinh tế-xã hội, những nỗ lực mạnh mẽ trong chỉ đạo thực hiện và những kết quả quan trọng đạt được trong xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử là một điểm sáng nổi bật trong nhiệm kỳ Chính phủ vừa qua, nhất là năm 2020, Thủ tướng nêu rõ.
Bên cạnh đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng chỉ ra một số mặt tồn tại, hạn chế như môi trường pháp lý cho Chính phủ điện tử chưa hoàn thiện (một số Nghị định quan trọng vẫn chưa được ban hành "đặc biệt là về bảo vệ dữ liệu cá nhân; định danh, xác thực điện tử...). Tỉ lệ dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 vẫn thấp. Các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành triển khai chưa đáp ứng được tiến độ, kế hoạch đã đề ra...
Định hướng nhiệm vụ thời gian tới, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh công tác xây dựng thể chế, đẩy mạnh dịch vụ công trực tuyến. Triển khai hiệu quả Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, để giảm giấy tờ trong xử lý thủ tục hành chính. Bộ Tài nguyên và Môi trường đẩy nhanh tiến độ xây dựng Cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia, bảo đảm đến tháng 7/2021 hoàn thành kết nối, chia sẻ dữ liệu đất đai theo quy định.
Về các nền tảng Chính phủ điện tử, các bộ, ngành, địa phương sử dụng, khai thác hiệu quả các dịch vụ cung cấp trên Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia, chủ động chia sẻ cung cấp dữ liệu của mình cho các cơ quan Nhà nước khác... Thủ tướng nhấn mạnh, 100% cơ quan, tổ chức nhà nước hoàn thành xác định cấp độ an toàn hệ thống thông tin và đề xuất phương án bảo đảm an toàn thông tin. Không thể xây dựng Chính phủ điện tử mà coi nhẹ an toàn thông tin.
Các bộ, ngành, địa phương hoàn thành xây dựng, triển khai ngay các chiến lược, chương trình, kế hoạch, đề án chuyển đổi số cho giai đoạn mới; quyết tâm thực hiện các nhiệm vụ theo Chương trình chuyển đổi số quốc gia. Các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp duy trì, tiếp tục phát triển các hoạt động trực tuyến, ứng dụng công nghệ số trong mọi mặt đời sống kinh tế-xã hội như đã được hình thành trong thời gian dịch bệnh COVID-19.
Kết thúc phát biểu tại phiên họp Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử cuối cùng trong nhiệm kỳ Chính phủ này, Thủ tướng bày tỏ trân trọng cảm ơn và đánh giá cao lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương, các thành viên Ủy ban, các chuyên gia, doanh nghiệp đã có nhiều nỗ lực, tâm huyết trong xây dựng, triển khai Chính phủ điện tử, chuyển đổi số trong thời gian qua. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị các đồng chí tiếp tục nỗ lực, đóng góp để đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển KTXH.
Trung ương thảo luận kiện toàn nhân sự lãnh đạo cao nhất của Nhà nước Trung ương thảo luận về việc kiện toàn nhân sự một số chức danh lãnh đạo cơ quan Nhà nước khoá XIV, nhiệm kỳ 2016 - 2021; khoá XV, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII đã khai mạc sáng ngày 8/3/2021. Theo thông cáo báo chí từ Văn phòng Trung ương,...