Thủ tướng: Yêu cầu nghiên cứu, đề xuất ‘cách ly, giãn cách ở mức nhỏ nhất’
Đó là nội dung thông báo 256/TB-VPCP ngày 23-9 kết luận của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại cuộc họp với các nhà khoa học về phòng, chống dịch COVID-19.
Không thể kiểm soát dịch tuyệt đối nên cần có biện pháp thích ứng an toàn với dịch – Ảnh: TỰ TRUNG
Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu đề xuất, góp ý với việc thực hiện việc cách ly, giãn cách xã hội nhanh nhất có thể, ở phạm vi nhỏ nhất có thể với các giải pháp linh hoạt, mềm dẻo.
Đó là nội dung thông báo 256/TB-VPCP ngày 23-9 kết luận của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại cuộc họp với các nhà khoa học về phòng, chống dịch COVID-19.
Tại cuộc họp này, các nhà khoa học có nhiều góp ý xác đáng về công tác phòng, chống dịch. Thủ tướng giao Bộ Y tế nghiên cứu, tiếp thu ý kiến các nhà khoa học, các chuyên gia để tiếp tục hoàn thiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
Đáng chú ý, nhiều nhà khoa học thống nhất việc không thể kiểm soát dịch một cách tuyệt đối, vì vậy chúng ta thống nhất, cần phải thích ứng an toàn, linh hoạt với dịch bệnh; cần có biện pháp, bước đi phù hợp để “thích ứng an toàn, linh hoạt” hoặc “sống chung” với dịch bệnh.
Do đó, Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu đề xuất, góp ý với việc thực hiện việc cách ly, giãn cách xã hội nhanh nhất có thể, ở phạm vi nhỏ nhất có thể với các giải pháp linh hoạt, mềm dẻo.
Xét nghiệm thần tốc, phải nhanh hơn tốc độ lây lan của virus ở các vùng có nguy cơ cao, nguy cơ rất cao.
Xét nghiệm chủ động đáp ứng điều tra dịch tễ tại các vùng có nguy cơ (vùng vàng), vùng bình thường mới (vùng xanh) để phát hiện F0 nhanh nhất, kịp thời phân loại, cách ly, theo dõi, điều trị phù hợp, hiệu quả.
Thực hiện việc điều trị tích cực, kịp thời, từ sớm, từ xa, ngay tại cơ sở, để người bệnh tiếp cận y tế nhanh nhất, sớm nhất.
Video đang HOT
Gắn với đó là việc thực hiện chiến lược vắc xin căn cơ, an toàn, hiệu quả, phải bảo đảm yêu cầu khoa học trong bối cảnh khan hiếm vắc xin. Trong đó, ưu tiên người 50 tuổi trở lên, người có bệnh nền, người tiếp xúc nhiều…
Thủ tướng yêu cầu phải tuyên truyền nâng cao ý thức người dân, nhất là trong việc chủ động, tự giác thực hiện, chấp hành các biện pháp phòng, chống dịch; phòng dịch là cơ bản, lâu dài, là quyết định; phòng dịch tốt thì không phải chống dịch. Gắn với bảo đảm an sinh xã hội kịp thời, đúng đối tượng.
Bộ Y tế cần tiếp thu các ý kiến và khẩn trương nghiên cứu, xác định rõ các tiêu chí thế nào là thích ứng an toàn, linh hoạt, thích ứng an toàn có kiểm soát; tiêu chí kiểm soát được dịch bệnh…
Thủ tướng Chính phủ đề nghị các nhà khoa học, các chuyên gia tiếp tục nghiên cứu, góp ý kiến, phản biện về công tác phòng, chống dịch; trước mắt, có ý kiến về dự thảo của Bộ Y tế về nhiệm vụ, giải pháp thích ứng an toàn linh hoạt với dịch bệnh, lộ trình từng bước trở lại trạng thái bình thường mới tại các địa phương…
Bộ Y tế kịp thời đề xuất thực hiện việc động viên, khen thưởng các nhà khoa học, các chuyên gia, đội ngũ y, bác sĩ, điều dưỡng viên, kỹ thuật viên có thành tích trong công tác phòng, chống dịch; đồng thời khẩn trương chủ trì, cùng các bộ, ngành liên quan rà soát, đề xuất hoàn thiện các cơ chế, chính sách phù hợp đối với các nhà khoa học, các chuyên gia, đội ngũ cán bộ y tế.
Giúp trẻ vượt qua cú sốc khi đi cách ly một mình
Nên bình tĩnh trao đổi với trẻ về việc sắp đi cách ly, chuẩn bị cho trẻ một số kỹ năng sống, các đồ vật có tính biểu tượng giúp trẻ cảm thấy an toàn hơn.
Một nghiên cứu được công bố bởi Hiệp hội Y học Thiên tai và Y tế Công cộng, khảo sát những gia đình bị cách ly vì SARS hoặc H1N1, phát hiện rằng 30% trẻ em có các tiêu chí của hội chứng rối loạn căng thẳng sau sang chấn. Tỷ lệ này cao hơn ở những trẻ em không tiếp cận được với dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần và những trẻ em có cha mẹ bị cách ly vì những bệnh như vậy. Nếu cha mẹ mắc chứng lo âu thì sức khỏe tâm thần của con cái họ cũng có khả năng bị ảnh hưởng cao hơn.
Bác sĩ Võ Hồng Hướng, Trưởng khoa Phục hồi Chức năng Bệnh Nghề Nghiệp, Bệnh viện 199, Bộ Công An, cho biết: Trong tình hình Covid-19 diễn biến phức tạp, nếu trẻ phải đi cách ly tập trung (bị tách khỏi gia đình, bạn bè, ở một môi trường xa lạ) thì trẻ có nguy cơ bị sang chấn tâm lí, căng thẳng hoặc các triệu chứng khác ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, những đứa trẻ kiên cường vượt qua giai đoạn này có xu hướng tự tin hơn và càng xây dựng được thái độ lạc quan khi đối mặt với tình huống thử thách.
Bình tĩnh và chủ động trao đổi với trẻ
"Khi đi cách ly một mình, trẻ bị đột ngột tách ra khỏi ba mẹ, gia đình, người nuôi dưỡng, do đó sẽ gặp phải những căng thẳng có tên gọi là hội chứng rối loạn lo âu, hay còn gọi là lo âu chia tay", bác sĩ Lâm Hiếu Minh, Đơn vị Tâm lý lâm sàng, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, chia sẻ.
Ngoài ra, khi rời xa vòng tay ba mẹ, trẻ cũng sẽ có những cảm xúc tiêu cực, sợ hãi, rối loạn cảm xúc. Do đó điều quan trọng mà ba mẹ cần làm trước khi đưa trẻ đi cách ly tập trung là giải thích nói chuyện với con về những gì sẽ diễn ra để con hiểu.
"Ngay cả khi bé 3-4 tuổi cũng phải nói để trẻ hiểu, tránh đột ngột, khiến tâm lý trẻ nặng nề và lo âu nhiều hơn", bác sĩ Minh khuyên.
Đây là kinh nghiệm thực tế của bác sĩ Minh khi can thiệp cho các bé trong đợt dịch vừa qua. Nhiều bố mẹ nhập cảnh về Việt Nam gửi lại con cho ông bà, nhưng khi rời đi lại tìm cách trốn tránh để con không khóc.
"Chính suy nghĩ sai lầm này đã khiến trẻ căng thẳng và lo âu nặng hơn", bác sĩ Minh nói.
Các em bé trong một khu cách ly tại Vĩnh Phúc. Ảnh: BaoVinhPhuc
Sau khi trẻ được đưa vào khu cách ly, bố mẹ phải duy trì mối liên lạc với con, nhất là trước khi đi ngủ. Bởi đây là thời điểm trẻ thường căng thẳng lo lắng, nếu thường xuyên thì dẫn đến stress sau này.
Cùng quan điểm này, bác sĩ Võ Hồng Hướng chia sẻ: Ba mẹ nên có một cuộc trò chuyện nghiêm túc với con về bệnh viêm đường hô hấp cấp do Covid-19 gây ra. Ngoài ra, việc đưa trẻ đi cách ly tập trung với sự theo dõi của nhân viên y tế là yêu cầu quan trọng và cần thiết để đảm bảo an toàn cho trẻ và mọi người. Thêm vào đó, cha mẹ cần cho trẻ biết rõ thời gian xa ba mẹ.
Chuẩn bị cho bé các vật dụng thân cận, có tính biểu tượng
Theo bác sĩ Minh, ngoài các vật dụng cần thiết cho bé như quần áo, khăn vải, khăn ướt, bỉm, sữa, nhiệt kế, thuốc hạ sốt, bình uống nước, bình sữa, sách, truyện.., bố mẹ nên đem theo các đồ vật thân cận mang tính biểu tượng (như gấu ghiền, mền ghiền, khăn ghiền...). Khi tiếp cận các đồ vật đó, trẻ cảm thấy an toàn hơn.
"Trẻ em sẽ cảm thấy an tâm hơn khi ôm các đồ vật có tính biểu tượng này trước khi vào giấc ngủ hoặc mỗi khi lo âu", bác sĩ Minh nói.
Các đồ vật mang tính biểu tượng và thân cận yêu thích giúp trấn an trẻ khi ở một mình. Ảnh. Shutterstock
Trang bị kỹ năng sống cho trẻ
Theo bác sĩ Hướng, cha mẹ nên trang bị những kỹ năng sinh tồn cho trẻ trong độ tuổi từ 2 - 5 tuổi, đặc biệt là trong thời điểm Covid-19 diễn biến phức tạp, phòng các trường hợp trẻ phải đi cách ly một mình.
Đầu tiên, cha mẹ cần dạy cho con tự vệ sinh cá nhân: đánh răng, rửa mặt, rửa tay đúng cách, thay quần áo, tắm rửa. Tập cho con biết dọn dẹp như đồ chơi, biết lấy đồ dùng cần thiết như gối, mền khi đi ngủ và tự thu xếp gấp chăn gối gọn gàng.
Dạy con ghi nhớ một số thông tin như tên ba mẹ, ông bà, số điên thoại của ba mẹ, địa chỉ số nhà, nơi ở. Dạy con ăn uống tự lập và biết cách chọn những thức ăn, thực phẩm sạch, tốt cho sức khỏe. Dạy con khả năng tự vệ và kỹ năng sinh tồn bằng cách đặt một số câu hỏi cơ bản cần thiết khi ra ngoài. Dạy con biết được những nguy hiểm như không nghịch phá ổ cắm điện, không lại gần bình nước sôi, không được tự ý bỏ đi chơi khi không có nhân viên y tế hay giám sát đi cùng, không tự ý nhận đồ người lạ đem cho, nếu gặp trường hợp nguy hiểm thì phải tìm người lớn nhờ sự giúp đỡ.
Dạy con trẻ biết cách chia sẻ và giúp đỡ người khác. Cha mẹ cần quan tâm đến suy nghĩ, tình cảm, lắng nghe ý kiến, tâm sự của con, không để trẻ có cảm giác bị bỏ rơi.. Khi trẻ cảm nhận được tình yêu thương và hạnh phúc với sự yêu thương, quan tâm của người khác thì trẻ sẽ hình thành được tính cách biết yêu thương mọi người.
Tạo nhiều việc thú vị cho trẻ làm
Để tránh tâm lý buồn chán trong khu cách ly, hãy hướng dẫn trẻ tạo ra các hoạt động tự vui chơi. Các con có thể tìm thấy ý nghĩa thông qua việc đọc sách, đi xe đạp, xếp hình hay cắt giấy, sáng tạo âm nhạc, làm phim, làm bánh, mặc quần áo, vẽ, viết, trồng vườn hoặc xây dựng một cái gì đó. Khuyến khích sự sáng tạo độc đáo của con bạn.
Nhân viên xã hội có thể hướng dẫn cho trẻ vừa hát vừa kết hợp với các động tác thể dục để trẻ vừa hưng phấn hơn, vừa nâng cao sức khỏe. Đơn giản hơn có thể cho trẻ viết chữ, làm toán rồi chấm điểm... để trẻ thấy thời gian trong khu cách ly là hữu ích.
"Với các trẻ đã biết tập viết, bố mẹ có thể khuyến khích con giữ một cuốn nhật ký biết ơn và viết ba điều mà con cảm thấy biết ơn mỗi ngày cùng những trải nghiệm trong khu cách ly", bác sĩ Hướng khuyên.
Hoạt động ngoại khóa của các em mầm non trong một khu cách ly tập trung. Ảnh: TTXVN
Bình Dương phong tỏa một khu phố vì có người nghi nhiễm COVID-19 Một người ở Bình Dương đi làm tại TP.HCM là F1 của bệnh nhân COVID-19 nay có kết quả xét nghiệm dương tính nên lực lượng chức năng phong tỏa nơi sinh sống của người này để theo dõi y tế. Rào chắn đã được lực lượng chức năng tỉnh Bình Dương dựng lên để phong tỏa - Ảnh: HOÀNG AN Trao đổi...