Thủ tướng yêu cầu làm rõ cơ sở pháp lý về cơ chế đặc thù cho bồi thường, thu hồi đất, tái định cư tại TP.HCM
Văn phòng Chính phủ vừa có công văn gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường về kiến nghị của UBND TP.HCM áp dụng thí điểm cơ chế, quy trình đặc thù để rút ngắn thời gian thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và bàn giao mặt bằng dự án có thu hồi đất trên địa bàn TP.HCM.
Cụ thể, trước đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường và ý kiến của Bộ Tư pháp, Tài chính, Xây dựng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu tiếp thu các ý kiến góp ý của các Bộ (nêu trên) để có phương án phù hợp cho từng đề xuất của UBND TP.HCM.
Đối với từng phương án, Bộ Tài nguyên và Môi trường cần xác định rõ về cơ sở pháp lý, cơ quan có thẩm quyền giải quyết các nội dung liên quan để đảm bảo các phương án phù hợp với các quy định pháp luật hiện hành, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả kịp thời trước ngày 20/8/2019.
Hồi tháng 4/2019, UBND TP.HCM kiến nghị Bộ TN-MT đề nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận cho TP.HCM chủ động ban hành hệ số điều chỉnh giá đất tính bồi thường, hỗ trợ, tái định cư hàng năm để làm cơ sở lấy ý kiến người dân về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và ban hành quyết định thu hồi đất, quyết định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho những hộ đồng thuận (theo quy định Khoản 2, Điều 67 luật đất đai 2013 ).
Dù vậy, TP.HCM vẫn khảo sát, điều tra về giá đất cụ thể tại thời điểm thu hồi đất để tính bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho những trường hợp chưa đồng thuận (theo quy định tại Khoản 2 Điều 74 luật đất đai 2013).
Video đang HOT
Theo UBND TP.HCM, để rút ngắn thời gian thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư và bàn giao mặt bằng các dự án có thu hồi đất trên địa bàn, có thể xác định 3 khung thời gian trong công tác này.
Thứ 1: Tối đa là 240 ngày kể từ ngày ban hành thông báo thu hồi đất để hoàn thành việc ban hành 5 loại quyết định trong công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
Thứ 2: Tối đa là 30 ngày kể từ ngày ban hành quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để hoàn thành chi trả bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
Thứ 3: Tối đa là hoàn thành việc thu hồi đất và bàn giao mặt bằng để thực hiện dự án: nếu 100% người dân đồng thuận chấp hành bàn giao mặt bằng thì sớm nhất là 30 ngày kể từ ngày hoàn thành việc chi trả bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người bị thu hồi đất.
Nếu có dưới 5 trường hợp phải áp dụng biện pháp cưỡng chế thu hồi đất thì sớm nhất là 60 ngày và chậm nhất là 120 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành việc chi trả bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người bị thu hồi đất hoặc gửi tiền vào tài khoản tạm giữ tại Kho bạc Nhà nước. Nếu có trên 5 trường hợp phải áp dụng biện pháp cưỡng chế thu hồi đất thì sớm nhất là 120 ngày và chậm nhất là 180 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành việc chi trả bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người bị thu hồi đất hoặc gửi tiền vào tài khoản tạm giữ tại Kho bạc Nhà nước.
Nam Phong
Theo Nhịp sống kinh tế
Phó thủ tướng chỉ đạo tiếp tục thanh tra dự án Thái Hưng Eco City
Kết quả thanh tra phải báo cáo lên Thủ tướng Chính phủ trong quý 4...
Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình vừa chỉ đạo Thanh tra Chính phủ xử lý đơn phản ánh, kiến nghị của bà Vũ Thị Kiều Oanh liên quan đến dự án Thái Hưng Eco City (tỉnh Thái Nguyên).
Cụ thể, Phó thủ tướng đã giao Thanh tra Chính phủ bổ sung nội dung thanh tra, xử lý các nội dung đơn phản ánh, kiến nghị của bà Vũ Thị Kiều Oanh về việc thu hồi đất của Công ty Cổ phần Luyện cán thép Gia Sàng cho Công ty Cổ phần thương mại Thái Hưng thuê để sử dụng vào mục đích xây dựng nhà máy luyện cán thép nhưng sau đó chuyển đổi mục đích sử dụng đất để xây dựng Dự án khu tổ hợp thương mại dịch vụ, trường học và nhà ở Giang Sàng (Thái Hưng Eco City) tại phường Gia Sàng, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên trong quá trình thanh tra công tác quản lý, sử dụng đất đai, đầu tư xây dựng tại tỉnh Thái Nguyên; báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả trong quý 4 năm 2019.
Trước đó, hồi đầu năm nay, Phó thủ tướng Trương Hòa Bình nhận được văn bản của Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội gửi kèm theo đơn của bà Vũ Thị Kiều Oanh phản ánh, kiến nghị một số nội dung liên quan đến nhà máy thép Gia Sàng và việc xây dựng Dự án khu tổ hợp thương mại dịch vụ, trường học và nhà ở Gia Sàng, Thái Hưng Eco City.
Phó thủ tướng có ý kiến các nội dung phản ánh của bà Vũ Thị Kiều Oanh về bán đấu giá tài sản bị kê biên của Công ty Cổ phần Luyện cán thép Gia Sàng đã được Thanh tra Bộ Tư pháp tiến hành thanh tra và có kết luận số 28/KL-TTR ngày 30/7/2018.
Phó thủ tướng cũng đã yêu cầu UBND tỉnh Thái Nguyên kiểm tra, giải quyết các nội dung đơn phản ánh, kiến nghị của bà Vũ Thị Kiều Oanh; có văn bản trả lời Ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả trong tháng 2/2019.
Dự án Thái Hưng Eco City do Công ty Cổ phần Thương mại Thái Hưng làm chủ đầu tư. Dự án nằm tại mặt tiền Quốc lộ 37, nối liền 2 tỉnh Thái Nguyên - Bắc Giang, thuộc phường Gia Sàng, có tổng diện tích 354.230m2 với quy mô dân số 3.800 người, tổng vốn đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng.
Khu đất này gồm gần 22ha đất chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp của nhà máy thép Gia Sàng và hơn 13ha đất mở rộng thêm. Trước đó, Thái Hưng tham gia mua đấu giá tài sản của Công ty Cổ phần luyện cán thép Gia Sàng và trúng đấu giá tài sản với mức giá 57 tỷ đồng.
Tháng 11/2017, UBND tỉnh Thái Nguyên phê duyệt chủ trương thực hiện dự án Thái Hưng Eco City của chủ đầu tư.
Ngày 25/12/2017 UBND Tỉnh Thái Nguyên giao Công ty Thái Hưng lập Quy hoạch chi tiết xây dựng, tỷ lệ 1/500 dự án Thái Hưng Eco City. Chỉ 2 ngày sau, quy hoạch dự án được phê duyệt.
Theo An An
Vneconomy
Phê duyệt hệ số điều chỉnh giá đất trong một số dự án trên địa bàn TPHCM UBND TPHCM đã phê duyệt hệ số điều chỉnh giá đất trong một số dự án trên địa bàn TPHCM. Cụ thể, đối với dự án xây dựng tuyến đường kết nối với khu tái định cư Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh, hệ số điều chỉnh giá đất ở để bố trí tái định cư từ 8,821 đến 10,131. Đối với dự...