Thủ tướng yêu cầu kiểm điểm việc cho chuyên gia nhập cảnh không lấy ý kiến 5 bộ
Cần rà soát, kiểm điểm việc cho phép chuyên gia, nhà đầu tư, lao động kỹ thuật cao nước ngoài nhập cảnh trong thời gian qua khi không có ý kiến của tổ công tác 5 cơ quan; kiểm điểm ngay một số địa phương không đảm bảo năng lực xét nghiệm.
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu kiểm điểm trách nhiệm khi không thực hiện nghiêm việc phòng, chống dịch – Ảnh: VGP
Nội dung trên được nêu ra trong thông báo kết luận của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại cuộc họp trực tuyến với các tỉnh biên giới phía Tây Nam và cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch COVID-19, do Văn phòng Chính phủ vừa ban hành.
Cụ thể, Thủ tướng giao Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với các bộ: Y tế, Quốc phòng, Công an, Giao thông vận tải tổ chức rà soát, kiểm điểm việc trình Thủ tướng Chính phủ cho phép chuyên gia, nhà đầu tư, lao động kỹ thuật cao nước ngoài nhập cảnh trong thời gian qua khi không có ý kiến của tổ công tác 5 cơ quan.
Không để vướng mắc thủ tục làm ách tắc biện pháp chống dịch
Các bộ, ngành, địa phương chủ động, tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phối hợp bảo đảm xử lý kịp thời các vấn đề liên quan, không để vướng mắc về thủ tục hành chính mà làm chậm trễ, ách tắc trong triển khai các biện pháp phòng, chống dịch.
Video đang HOT
Bộ Y tế được yêu cầu trên cơ sở thực tế tình hình để có kế hoạch, chuẩn bị cho phương án có 30.000 ca mắc bệnh trên phạm vi toàn quốc. Chuẩn bị sẵn sàng mọi mặt (nhân lực, trang thiết bị, vật tư, phương tiện, sinh phẩm, hóa chất, thuốc… cơ sở điều trị, kể cả bệnh viện dã chiến), không để bị động, bất ngờ.
Khẩn trương báo cáo Thủ tướng, Trưởng ban chỉ đạo quốc gia về việc mua, nhập khẩu vắc xin phòng dịch; tăng cường công tác mua, nhập khẩu vắc xin với tinh thần khẩn trương, mạnh dạn; tổ chức tiêm vắc xin đúng tiến độ; giải thích rõ ràng, minh bạch, công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng về các sự cố khi tiêm vắc xin.
Đồng thời, báo cáo Thủ tướng về vấn đề xét nghiệm; chỉ đạo việc trang bị máy, sinh phẩm, KIT thử, tập huấn, tăng cường năng lực xét nghiệm của các địa phương. Trong đó, cần khắc phục, phê bình, kiểm điểm ngay việc một số địa phương chưa bảo đảm năng lực xét nghiệm, trước hết là tại các tỉnh biên giới Tây Nam.
Bộ Xây dựng được giao nhiệm vụ xây dựng các công trình xây dựng như nhà ở, bệnh viện dã chiến (trong đó có áp dụng công nghệ mới, vật liệu mới) phục vụ phòng, chống dịch, bảo đảm yêu cầu an toàn phòng, chống dịch. Rà soát chính sách, đề xuất cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ phù hợp đối với các đối tượng bị ảnh hưởng của dịch bệnh.
Chủ động, không trông chờ, ỷ lại
Các địa phương được yêu cầu có phương án, kịch bản phòng, chống, đối phó, khắc phục cụ thể, chủ động, chặt chẽ, phù hợp thực tiễn và sẵn sàng ứng phó hiệu quả mọi tình huống theo nguyên tắc 4 tại chỗ. Phát huy tinh thần chủ động, tự chủ, tự lực, tự chịu trách nhiệm, tuyệt đối không trông chờ, ỷ lại vào chi viện, hỗ trợ của các bộ, ngành trung ương.
Tỉnh phải chủ động lo cho tỉnh, huyện lo cho huyện, xã lo cho xã, thôn, bản, ấp, tổ dân phố cũng phải tự lo cho mình; tưng ngươi dân phải có trách nhiệm với chính mình. Nếu để xảy ra sự cố do chủ quan phải cá thể hóa trách nhiệm cá nhân, xư lý nghiêm và công khai các trường hơp vi phạm (kê cả đôi vơi cán bộ, công chức nhà nước), không nê nang, né tránh.
Các tỉnh biên giới tăng cường phối hợp quản lý, kiểm soát chặt chẽ biên giới, xuất nhập cảnh, ngăn chặn và kiểm soát nhập cảnh trái phép. Tăng cường lực lượng, cơ sở vật chất, trang thiết bị cho công tác này tại các tỉnh biên giới, nhất là các tỉnh phía Tây Nam, đặc biệt là bố trí kinh phí chi thường xuyên để trang bị ngay camera phục vụ giám sát tuyến biên giới ở những nơi xung yếu, dễ xảy ra việc nhập cảnh trái phép và tại các cơ sở cách ly.
Chỉ đạo cập nhật, hoàn thiện phương án, kịch bản của từng địa phương trên địa bàn, trước hết là các địa phương trọng điểm (đô thị, nơi tập trung đông dân cư, nơi có mật độ giao lưu lớn). Trường hợp yêu cầu mua sắm vượt quá khả năng của địa phương thì phải kịp thời báo cáo, đề xuất Ban chỉ đạo, Chính phủ, các bộ liên quan xử lý ngay, không để chậm trễ.
Liên quan tới cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV, bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân các cấp và kết thúc năm học 2020-2021, Thủ tướng nhấn mạnh cần chủ động giải pháp đảm bảo an toàn. Trong đó, các địa phương có ca mắc cộng đồng phải có ngay phương án chặt chẽ, cụ thể và sẵn sàng các điều kiện cần thiết thực hiện an toàn cuộc bầu cử, tổ chức các hoạt động tiếp xúc cử tri sao cho thiết thực, tránh biểu hiện hình thức, nghiên cứu tăng cường tổ chức trực tuyến, ngồi giãn cách, rút ngắn thời gian…
Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Y tế, Ban chỉ đạo phải thông tin thường xuyên tình hình dịch bệnh cho nhân dân, gắn với việc đấu tranh với các thế lực thù địch, các đối tượng xấu thông tin, tuyên truyền không đúng, xuyên tạc về tiêm vắc xin và về công tác phòng chống dịch.
Thủ tướng yêu cầu làm rõ trách nhiệm, xử nghiêm việc gây ra ổ dịch Hà Nam
Thủ tướng yêu cầu kiểm tra, làm rõ nguyên nhân và trách nhiệm của từng tổ chức, cá nhân đã trực tiếp gây ra ổ dịch bệnh ở Hà Nam, xử lý nghiêm theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị làm rõ trách nhiệm và xử lý nghiêm việc gây ra dịch bệnh ở Hà Nam - Ảnh: Chinhphu.vn
Văn phòng Chính phủ vừa phát đi thông báo kết luận của Thủ tướng Phạm Minh Chính khi chủ trì cuộc họp đột xuất về công tác phòng, chống dịch COVID-19 diễn ra ngày 30-4.
Theo đó, cuộc họp đã đánh giá tình hình dịch bệnh ở Việt Nam có diễn biến phức tạp khi sau hơn 30 ngày không ghi nhận trường hợp mắc tại cộng đồng, ngày 29-4 đã ghi nhận chùm ca bệnh với 13 trường hợp lây nhiễm trong cộng đồng liên quan đến ổ dịch tại tỉnh Hà Nam và khả năng sẽ tiếp tục ghi nhận thêm các ca mắc mới. Nguy cơ dịch bệnh lây lan và bùng phát là rất cao.
Mặc dù trong 1 tháng qua liên tục có văn bản chỉ đạo của Ban Bí thư, công điện của Chính phủ, Thủ tướng, Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, song thực tế cho thấy tại nhiều địa phương, cơ quan, đơn vị vẫn có tâm lý chủ quan, lơ là, mất cảnh giác.
Dẫn tới nhiều nơi không thực hiện đúng các quy định về phòng chống dịch, nhất là trong khâu quản lý, giám sát y tế trong và sau cách ly tập trung đối với bệnh nhân bị nhiễm COVID-19. Đây cũng là một nguyên nhân chính dẫn đến lây nhiễm trong cộng đồng liên quan đến ổ dịch ở tỉnh Hà Nam.
Mặc dù đánh giá cao nỗ lực và thành quả ấn tượng về phòng chống dịch COVID-19, nhất là lực lượng trên tuyến đầu như y tế, quân đội, công an..., song Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam và các tỉnh, thành phố liên quan đến chùm ca lây nhiễm bệnh vừa qua, khẩn trương, thần tốc truy vết nhanh, phát hiện sớm, cách ly ngay, khoanh vùng gọn, điều trị tích cực.
Đồng thời kiểm tra, làm rõ nguyên nhân và trách nhiệm của từng tổ chức, cá nhân đã trực tiếp gây ra ổ dịch bệnh ở Hà Nam, xử lý nghiêm theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
"Các tổ chức, cá nhân tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm quan điểm "chống dịch như chống giặc", đặt lợi ích quốc gia, dân tộc, sức khỏe của nhân dân, của cộng đồng lên trước hết để bình tĩnh và sáng suốt, chủ động và sáng tạo, tích cực và nghiêm túc thực hiện các biện pháp" - văn bản nêu rõ.
Cũng tại văn bản này, Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi toàn thể nhân dân cả nước và kiều bào ta ở nước ngoài hãy vì lợi ích của mỗi cá nhân, cộng đồng và của quốc gia, dân tộc tự giác thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các quy định của các cấp có thẩm quyền về phòng, chống, khắc phục hậu quả của dịch COVID-19.
Ưu tiên cao nhất cho nhiệm vụ quan trọng nhất, tuyệt đối không chủ quan, không trông chờ, ỷ lại Nhiệm vụ quan trọng nhất, cần ưu tiên cao nhất hiện nay là dồn tổng lực để dập dịch COVID-19. Cả hệ thống chính trị, các cơ quan, nhất là các địa phương cần tuyệt đối không chủ quan, mất cảnh giác, không trông chờ, ỷ lại từ cấp trên; nơi nào, cấp nào, cá nhân nào có tâm lý này phải chấm...