Thủ tướng yêu cầu chỉnh quy hoạch, làm sân bay quốc tế Buôn Ma Thuột
Kết luận tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng lợi thế về rừng nơi đây cần trực tiếp phục vụ đời sống nhân dân. Thủ tướng cũng giao nghiên cứu làm đường sắt lên Tây Nguyên, làm sân bay quốc tế Buôn Ma Thuột.
Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch sân bay Buôn Ma Thuột thành cảng hàng không quốc tế.
Thủ tướng chỉ đạo tỉnh Đắk Lắk cần xây dựng và thực hiện cơ chế, chính sách để đồng bào gắn bó với rừng, bảo vệ rừng, thoát nghèo và làm giàu từ rừng. Trong thực hiện chính sách giao rừng, cần tăng mức hỗ trợ cho người quản lý, bảo vệ rừng. Giúp đồng bào tiếp cận vốn vay với lãi suất ưu đãi và xây dựng các mô hình chăn nuôi đại gia súc. Đẩy mạnh thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, trong đó, chú trọng cải thiện, nâng cao đời sống nhân dân.
Để giải quyết đất sản xuất cho đồng bào phù hợp với lộ trình tái cơ cấu ngành nông, lâm nghiệp, Thủ tướng nêu rõ, tỉnh Đắk Lắk phối hợp với với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo các công ty nông, lâm nghiệp hoàn thành việc rà soát hiện trạng và lập quy hoạch sử dụng đất phù hợp phương hướng, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và đảm bảo hiệu quả; phần diện tích đất không có nhu cầu sử dụng, sử dụng không hiệu quả hoặc do doanh nghiệp giải thể để lại được giao lại cho Tỉnh sử dụng theo quy hoạch và kế hoạch của địa phương, trong đó, ưu tiên giải quyết đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Làm đường sắt, sân bay quốc tế
Thủ tướng chỉ đạo, để khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế lớn nhất là về đất đai để phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp với một số loại cây trồng chủ lực trong đó có cà phê, hồ tiêu; Tỉnh cần xây dựng cơ chế, chính sách để thu hút đầu tư, gắn thâm canh tăng năng suất, chất lượng cà phê với chế biến, tạo dựng và phát triển thương hiệu cà phê Đắk Lắk tham gia sâu vào chuỗi giá trị quốc gia và toàn cầu. Lợi thế về rừng của Tỉnh cần được phát huy bằng thu hút các doanh nghiệp lớn đầu tư nhà máy chế biến gỗ công nghệ cao, phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, về đề nghị hỗ trợ vốn đầu tư xây dựng các dự án trọng điểm của Tỉnh và vùng Tây Nguyên: Cửa khẩu Đắk Ruê (Đắk Lắk) – Chi Miết (Campuchia); Trung tâm đo lường, kiểm định khu vực Tây Nguyên; Khu Liên hợp thể dục thể thao vùng Tây Nguyên tại Buôn Ma Thuột, Thủ tướng chỉ đạo Tỉnh làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để thẩm định nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương cho các dự án theo quy định tại Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ; trên cơ sở đó các Bộ này bố trí vốn hỗ trợ trong kế hoạch trung hạn 2016-2020, trình Thủ tướng Chính phủ theo quy định.
Về đầu tư Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên, Thủ tướng chỉ đạo Tỉnh tập trung thực hiện và giải ngân số vốn được giao. Thủ tướng giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, cơ quan liên quan vận động vốn ODA để đầu tư máy móc, trang thiết bị y tế cho Bệnh viện, hoàn thành dự án theo tiến độ. Tỉnh chủ động thực hiện phương án đào tạo, bố trí đủ nhân lực y tế khi Dự án hoàn thành.
Thủ tướng cũng đồng ý chủ trương nâng cấp Trường Cao đẳng nghề Thanh niên dân tộc khu vực Tây Nguyên và Trường Cao đẳng Văn hóa – Nghệ thuật Đắk Lắk lên Đại học khi đáp ứng đủ điều kiện.
Thủ tướng cũng giao Bộ Giao thông vận tải chủ trì, nghiên cứu việc đầu tư xây dựng tuyến đường sắt lên Tây Nguyên theo quy hoạch sau năm 2020; nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch Cảng hàng không Buôn Ma Thuột trở thành Cảng hàng không quốc tế vào thời điểm thích hợp.
P.Thảo
Theo Dantri
Chủ tịch Quốc hội: Kết quả lấy phiếu lần 2 là công tâm, khách quan
Phát biểu bế mạc kỳ họp thứ 8 kéo dài 1,5 tháng qua, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng dành nhiều đánh giá tích cực cho hoạt động lấy phiếu tín nhiệm với 50 chức danh lãnh đạo chủ chốt của đất nước. Kết quả lấy phiếu đã phản ánh chân thực tình hình đất nước.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phát biểu bế mạc kỳ họp thứ 8.
Thông báo Quốc hội đã hoàn thành trọn vẹn chương trình kỳ họp thứ 8, Chủ tịch Quốc hội cho biết, Quốc hội dành nhiều thời gian thảo luận và ghi nhận những nỗ lực điều hành nền kinh tế để đảm bảo ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát, phục hồi đà tăng trưởng, độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững...
Tuy nhiên, Chủ tịch Quốc hội cũng nhắc việc Quốc hội đã thẳng thắn chỉ ra những hạn chế, yếu kém: kinh tế phục hồi chưa vững chắc, tái cơ cấu nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng chậm, xử lý nợ xấu chậm, nợ công tăng nhanh, tổng cầu của nền kinh tế còn yếu, việc làm, đời sống của một bộ phận dân cư, nhất là hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn; tệ nạn xã hội, tội phạm, tai nạn giao thông, tình trạng ô nhiễm môi trường còn diễn biến phức tạp và khá nghiêm trọng...
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh nội dung Quốc hội tiến hành lấy phiếu tín nhiệm lần thứ 2 với các chức danh lãnh đạo chủ chốt của đất nước tại kỳ họp này. Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng khẳng định, đây là chủ trương đúng đắn của Đảng, nhà nước.
"Các vị đại biểu Quốc hội đã thay mặt cử tri và đồng bào cả nước thực hiện quyền giám sát tối cao của Quốc hội để đánh giá tín nhiệm đối với các chức danh lãnh đạo chủ chốt trong bộ máy nhà nước. Với ý thức trách nhiệm cao và sự chuẩn bị chu đáo, việc lấy phiếu đã được tiến hành nghiêm túc, thận trọng, khách quan, công tâm và chính xác" - Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.
Kết quả lấy phiếu, theo Chủ tịch Quốc hội, một lần nữa phản ánh tình hình thực hiện nhiệm vụ lập pháp, hành pháp, tư pháp của nhà nước cũng như của từng chức danh được lấy phiếu. Việc lấy phiếu tín nhiệm cũng được đồng bào, cử tri cả nước tin tưởng, đồng tình, ủng hộ.
Người đứng đầu Quốc hội nhận định: "Kết quả lấy phiếu sẽ giúp cho từng vị được lấy phiếu tín nhiệm thấy được mức độ tín nhiệm của mình để tiếp tục phấn đấu, rèn luyện phẩm chất, nâng cao năng lực, hiệu quả công tác".
Lần thứ 2 lấy phiếu tại Quốc hội, theo Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng, cũng là một kinh nghiệm quý để Hội đồng nhân dân các cấp tổ chức tốt việc lấy phiếu tại các địa phương trên toàn quốc sau kỳ họp thứ 8.
Chủ tịch Quốc hội cũng điểm lại hoạt động giám sát tối cao việc thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế trong lĩnh vực đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước và hệ thống ngân hàng trong kỳ họp này. Quốc hội khẳng định chủ trương tái cơ cấu nền kinh tế của Đảng và Nhà nước ta là đúng đắn và kịp thời; ghi nhận trong hơn 3 năm qua việc thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế đã mang lại những kết quả bước đầu quan trọng, đồng thời cũng chỉ rõ những hạn chế, yếu kém cần sớm được khắc phục.
Thông báo kết quả từ hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng khái quát, Quốc hội ghi nhận và đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ, các Bộ trưởng trong tổ chức thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn từ đầu nhiệm kỳ đến nay và tiếp tục làm rõ trách nhiệm của các thành viên Chính phủ trong quản lý nhà nước đối với các lĩnh vực được đồng bào, cử tri cả nước quan tâm. Quốc hội đã yêu cầu các thành viên Chính phủ thực hiện có kết quả những cam kết, những điều đã hứa trước Quốc hội và cử tri cả nước và thúc các cơ quan tiếp tục có giải pháp tích cực giải quyết 3.729 ý kiến, kiến nghị cử tri gửi đến kỳ họp thứ 8.
Khẳng định kỳ họp thứ 8 thành công, để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp trong lòng cử tri về tinh thần đoàn kết, làm việc dân chủ, đầy trách nhiệm của gần 500 đại biểu, Chủ tịch Quốc hội khái quát, Quốc hội đã đưa ra và quyết định những nội dung quan trọng của đất nước cũng như những vấn đề cấp thiết được đặt ra tại hội trường này về tiếp nhận người nghiện ma túy vào các cơ sở tiếp nhận đối tượng xã hội, về tăng lương cho các đối tượng hưởng lương từ ngân sách còn khó khăn...
Chủ tịch Quốc hội chốt lại, 2015 là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc thực hiện chỉ tiêu kế hoạch 5 năm Đảng đã đề ra, đồng thời là năm tiếp nối thực hiện kế hoạch 5 năm tiếp theo, 2016 -2020, chuẩn bị Đại hội Đảng, bước vào nhiệm kỳ mới, Chủ tịch Quốc hội bày tỏ niềm tin cả nước sẽ vưng vàng vượt qua khó khăm, tạo thế và lực mới để đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững.
P.Thảo
Theo Dantri
Hành trình đỏ mắt tìm "hạt ngọc" giữa Trường Sơn Trong tiềm thức của đồng bào Pa Cô miền Tây Quảng Trị, hai loại gạo nếp quý đệp a-hăm và đệp cù-cha là món quà vô giá của Giàng (trời) ban tặng cho họ từ thuở lập bản, lập làng giữa đại ngàn Trường Sơn. Nhưng nay, những "hạt ngọc" ấy đang ít dần... Những rẫy đệp a-hăm, đệp cù -cha của người...