Thủ tướng yêu cầu bình tĩnh, không chủ quan với COVID-19, điều tra, truy vết quyết liệt
Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần cần hết sức bình tĩnh, có lối đi cách làm nghiêm túc để ngăn ngừa có hiệu quả, không để lây lan ra cộng đồng.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại cuộc họp. (Ảnh: VGP)
Ngay sau khi bệnh nhân ở Đà Nẵng có kết quả xét nghiệm khẳng định dương tính với Sars-CoV-2, trưa nay (25/7), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì họp Thường trực Chính phủ để kích hoạt và tái khởi động thêm các biện pháp phòng chống dịch.
Theo kết quả xét nghiệm chuyên sâu vào sáng nay của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, bệnh nhân nam 57 tuổi, ở phường Hòa Khánh Bắc, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng đã dương tính với SARS-COV-2 và là bệnh nhân COVID-19 thứ 416 ở Việt Nam. Trước khi bệnh nhân này có kết quả xét nghiệm khẳng định chắc chắn nhiễm SARS-COV-2, theo chỉ đạo của Thủ tướng, mấy ngày qua, Bộ Y tế và Đà Nẵng đã xác định được 288 người tiếp xúc gần F1 với bệnh nhân này và hơn 790 người tiếp xúc (F2) để cách ly y tế.
Đến trưa nay, 107 người tiếp xúc gần nhất đã được xét nghiệm và có kết quả âm tính với SARS-COV-2. Hiện, việc lập danh sách những người tham gia tiệc ăn hỏi và tiệc cưới ngày thứ 6, thứ 7 tuần trước mà bệnh nhân 416 có mặt vẫn được tiếp tục, để cách ly y tế phù hợp và lấy mẫu xét nghiệm.
Video đang HOT
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, trong lúc 215 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới chưa kiểm soát được đại dịch COVID-19, với gần 16 triệu người mắc, việc Việt Nam ghi nhận người mắc COVID-19 trong cộng đồng, sau 3 tháng 10 ngày an toàn là việc đã được Chính phủ trù liệu từ trước để sẵn sàng ứng phó.
Với tình hình xuất hiện bệnh nhân số 416 ở TP. Đà Nẵng, Thủ tướng yêu cầu các cấp, các ngành, đặc biệt là TP. Đà Nẵng cũng như ngành y tế bình tĩnh, kiên quyết xử lý, nhất là khu vực bệnh nhân đã đến, sinh hoạt.
Với Đà Nẵng, tiếp tục điều tra, truy vết và thực hiện cách ly tập trung đối với những trường hợp F1 một cách an toàn; chỉ đạo, khoanh vùng, dập dịch, không để vỡ trận. Các biện pháp mạnh như áp dụng công nghệ, biện pháp trực tiếp như đi từng ngõ, gõ từng nhà, truy vết tìm F0 tiếp tục được tổ chức quyết liệt, không thể chủ quan.
Ngành y tế tăng cường chuyên gia, phương tiện cho TP. Đà Nẵng trong việc điều trị, cứu chữa cho bệnh nhân 416.
Thủ tướng trong cuộc họp sáng nay Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Các bộ, các ngành, UBND các địa phương, các tổ chức, cá nhân thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 trong tình hình mới. Các thành phố lớn và các địa phương có liên quan quán triệt, thực hiện nghiêm các quan điểm, nguyên tắc, phương châm phòng chống dịch tại Chỉ thị 19 của Thủ tướng. Tiếp tục chỉ đạo thực hiện các biện pháp phòng chống dịch thường xuyên như rửa tay bằng xà phòng, dung dịch sát khuẩn… nhất là những khu vực như TP. Đà Nẵng, nơi xuất hiện ca bệnh 416.
Lãnh đạo Bộ Công an và Bộ Y tế đều bày tỏ lo ngại về tình trạng người nước ngoài nhập cảnh trái phép vào Việt Nam. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu lực lượng biên phòng cần phải tăng cường các biện pháp để chấm dứt tình trạng vô tổ chức, vô kỷ cương trong lĩnh vực này. Còn lực lượng Công an điều tra, truy tố và xử lý nghiêm những người điều hành các đường dây đưa người nước ngoài nhập cảnh trái phép vào Việt Nam qua cả đường bộ và đường biển. Tất cả người nước ngoài nhập cảnh trái phép vào Việt Nam khi phát hiện đều phải cách ly nghiêm ngặt.
“Chúng ta bình tĩnh nhưng phải cương quyết, nếu không cương quyết, nhận thức không rõ ràng, quyết liệt thì sẽ có nguy cơ lan rộng ra cộng đồng”, Thủ tướng nói.
Bộ Y tế tập trung giám sát, lấy mẫu xét nghiệm với tất cả các trường hợp có triệu chứng mắc bệnh đường hô hấp, các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, giám sát trên diện rộng để phát hiện nguồn lây. Ngành y tế phải bảo đảm sinh phẩm xét nghiệm, vật tư, trang thiết bị được cung ứng đầy đủ cho công tác phòng chống dịch, không chủ quan.
Bộ Y tế cử bác sĩ đi cùng chuyến bay đón 116 công nhân mắc COVID-19 ở Guinea Xích đạo
Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư cho biết, đã sẵn sàng cử nhóm bác sĩ và điều dưỡng chuyên ngành hồi sức, cấp cứu lên đường sang Guinea Xích đạo đón công dân về nước.
Ngày 16/7 Bộ Y tế cho biết, đang chuẩn bị cho chuyến bay đặc biệt sang Guinea Xích đạo đón 219 công dân, trong đó có 116 người mắc COVID-19, về nước. Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư cho biết, đã sẵn sàng cử nhóm bác sĩ và điều dưỡng chuyên ngành hồi sức, cấp cứu lên đường sang Guinea Xích đạo đón công dân về nước.
PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế), cho biết, ê kíp y tế đi cùng chuyến bay này gồm nhóm bác sĩ và điều dưỡng chuyên ngành hồi sức, cấp cứu. Ngay sau cuộc họp với đại diện Vietnam Airlines, Cục Quản lý khám chữa bệnh đã liên hệ với đại diện Cục Quản lý Lao động nước ngoài (Bộ Lao động-Thương binh-Xã hội) và đại điện 3 công ty đang xây dựng Thủy điện Sendje ở Guinea Xích đạo.
Chuyến bay tới đây đến Guinea Xích đạo có ý nghĩa đặc biệt, không chỉ được Thủ tướng quan tâm, mà nó có thể chở cả trăm người có biểu hiện nhiễm virus SARS-CoV-2. Một chuyến bay dài (trên 10 tiếng bay), nhưng nơi đến khó xác định tiếp nhiên liệu ra sao; trên máy bay ngoài bác sỹ, còn có nhiều máy trợ thở để phòng cấp cứu những bệnh nhân nặng.
Tổng cộng 219 công nhân và quản lý (194 công nhân, 2 lái xe, 23 quản lý dự án), đã được y tế địa phương xét nghiệm COVID-19 bằng kỹ thuật RT-PCR. Kết quả, 102 người âm tính với COVID-19, 117 trường hợp dương tính (116 trường hợp dương tính, 1 trường hợp lần đầu xét nghiệm dương tính, lần 2 âm tính).
Ông Khuê cho hay, tính từ lần xét nghiệm đầu tiên đến nay đã được 15 ngày, theo báo cáo của đại diện các công ty, chỉ có 2 trường hợp những ngày trước phải vào phòng hồi sức và thở oxy mặt nạ, nhưng hiện tại đã đỡ, chuyển sang phòng có điều dưỡng theo dõi, không phải thở oxy nữa. Cả 3 công ty này không có bác sĩ hay nhân viên y tế đi kèm mà sử dụng nhân viên y tế của tổng thầu.
Tuổi trung bình của số công nhân và quản lý người Việt Nam là 38, thấp nhất là 19, cao nhất là 68. Trong đó, 135 người (62%) có độ tuổi từ 19 đến 39, 63 người (29%) từ 40 đến 49, có 8 người (8%) từ 50 đến 59 và 4 người (2%) trên 60.
Lãnh đạo Cục Quản lý Khám chữa bệnh nhận định, do thời gian đăng ký chuyến bay dài, dự kiến đến tận 3/8, khoảng 1 tháng tính từ lần xét nghiệm đầu tiên nên tình hình sức khoẻ công nhân khi đó sẽ có nhiều thay đổi. Cụ thể, số trường hợp dương tính mới có thể tăng, nhiều ca dương tính cũ sẽ khỏi bệnh. Trong thời gian chờ đợi, cần theo dõi sát sức khỏe để hỗ trợ kịp thời.
Thủ tướng đề nghị làm rõ "áp lực lên mặt bằng giá là gì?" Thủ tướng đề nghị Ban chỉ đạo điều hành giá thảo luận kỹ về mục tiêu thứ 3, về "áp lực lên mặt bằng giá là gì", về các giải pháp điều hành giá trong quý III, IV/2020 để giữ ổn định giá cả, "chứ tăng trưởng mà để lạm phát cao là thất bại". Sáng nay (1/7), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc,...