Thủ tướng: Việt Nam xếp số 1 toàn cầu dịch vụ phần mềm thuê ngoài
Với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, Thủ tướng yêu cầu phát triển ngành công nghiệp CNTT Việt Nam thành trung tâm công nghiệp phần mềm, ứng dụng di động và trung tâm dịch vụ an toàn, bảo mật thông tin của thế giới; phải trở thành một trong những trung tâm cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho nền kinh tế số thế giới.
Thủ tướng: Phải hành động nhanh hơn, quyết liệt hơn trong thời đại kỹ thuật số, nếu không chúng ta sẽ đánh mất thời cơ, vận hội
Việt Nam dù đi sau vẫn có thể thành công
Phát biểu tại Diễn đàn cấp cao Công nghệ thông tin – Truyền thông Việt Nam 2016 (Vietnam ICT Summit) diễn ra sáng nay (24/9) tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá, cách mạng số và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư sẽ mang lại đầy đủ những cơ hội và thách thức cho Việt Nam. Việt Nam trước hết cần nhận thức đầy đủ về những thách thức to lớn phải đối mặt.
Theo nhận định của Thủ tướng, nhiều ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động, dệt may, da giày… sẽ mất lợi thế cạnh tranh và thu hẹp sản xuất. Cùng với đó là tình trạng thất nghiệp, nhất là lao động phổ thông, nguy cơ mất bình đẳng, khoảng cách giàu nghèo và cơ hội tiếp cận khai thác các nguồn lực, tiện ích xã hội gia tăng.
Mặt khác, cơ hội cho Việt Nam trong cuộc cách mạng lần này chính là từ những nỗ lực giải quyết các thách thức đó, kết hợp với phát huy tối đa lợi thế của Việt Nam trong thời đại số và bối cảnh hội nhập sâu rộng.
Việt Nam đang triển khai mạnh mẽ tái cơ cấu nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chiều rộng sang chiều sâu, từ chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên, lao động giá rẻ và công nghệ lạc hậu sang chủ yếu dựa vào công nghệ, nhân lực chất lượng cao và đổi mới sáng tạo.
“Tôi tin rằng, với không ít lợi thế cạnh tranh, phát triển công nghệ thông tin (CNTT) và lợi thế nguồn lực dân số vàng, Việt Nam dù đi sau vẫn có thể thành công nếu chúng ta nắm bắt được cơ hội, có chiến lược đúng đắn, có chương trình hành động cụ thể kịp thời và triển khai thực thi quyết liệt, hiệu quả”, Thủ tướng bày tỏ.
Việt Nam xếp số 1 toàn cầu ngành dịch vụ phần mềm thuê ngoài
Video đang HOT
Thủ tướng cho biết, Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị, các Nghị quyết 26, 36a của Chính phủ đã xác định mục tiêu đưa Việt Nam trở thành nước mạnh về CNTT. Với quyết tâm cao nhất của cả hệ thống chính trị và cộng đồng doanh nghiệp, cùng những bước tiến khá nhanh về phát triển CNTT thời gian qua, Việt Nam đã có thứ hạng cao trên bản đồ CNTT thế giới.
Đáng chú ý, Việt Nam xếp vị trí số 1 toàn cầu trong ngành dịch vụ phần mềm thuê ngoài. Năm 2016, chỉ số phát triển Chính phủ điện tử của Việt Nam được Liên Hợp quốc xếp hạng thuộc nhóm các nước có chỉ số phát triển cao, đứng thứ 89/193 quốc gia, tăng 10 bậc so với năm 2015.
Việt Nam đang triển khai mạnh mẽ tái cơ cấu nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chiều rộng sang chiều sâu
Việt Nam là điểm đến hấp dẫn về thu hút đầu tư công nghệ cao, với sự góp mặt của hầu hết các tập đoàn CNTT hàng đầu thế giới như IBM, Microsoft, Intel, Toshiba, Samsung… Đồng thời, có những doanh nghiệp CNTT thế giới biết đến như Viettel, FPT, VNPT và đang ngày càng có nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực quan trọng này.
Tuy nhiên, lãnh đạo Chính phủ cho rằng, những kết quả đạt được vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của đất nước, chưa đủ để vượt qua các thách thức to lớn mà chúng ta phải đối mặt. Theo đó, cần phải hành động nhanh hơn nữa, quyết liệt hơn nữa, hiệu quả hơn nữa, tạo cuộc cách mạng trong ứng dụng CNTT, tạo phương thức phát triển mới, nâng cao toàn diện năng lực cạnh tranh quốc gia.
Với nhiều giải pháp đồng bộ, Thủ tướng đề nghị cần phải phát triển ngành công nghiệp CNTT Việt Nam thành trung tâm công nghiệp phần mềm, ứng dụng di động và trung tâm dịch vụ an toàn, bảo mật thông tin của thế giới.
Việt Nam phải trở thành một trong những trung tâm cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho nền kinh tế số thế giới.
“Thời gian không chờ đợi, cơ hội không tự đến, phải hành động nhanh hơn, quyết liệt hơn trong thời đại kỹ thuật số, nếu không chúng ta sẽ đánh mất thời cơ, vận hội”, Thủ tướng nói và nhấn mạnh Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết tâm nắm bắt thời cơ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, phát huy tốt tiềm năng, lợi thế, nhất là về CNTT, đưa Việt Nam tiến cùng thời đại.
Bích Diệp
Theo Dantri
Cháy cả kho sữa bột, chỉ đền 500 triệu đồng
Năng lực cạnh tranh thương mại trong logistics của Việt Nam còn yếu.
Ngày 6-9, Bộ Công Thương và Dự án phát triển lập pháp quốc gia (dự án NLD) tổ chức hội thảo chia sẻ kinh nghiệm và định hướng sửa đổi các quy định trong lĩnh vực dịch vụ logistics (nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, các dịch vụ có liên quan đến hàng hóa...). Các đại biểu đã chỉ ra một số bất cập trong quy định liên quan đến lĩnh vực này.
Tại sao chỉ bồi thường nửa tỉ?
Ông Phạm Đình Thưởng, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ Công Thương, cho biết từng được thắc mắc về một vụ tranh chấp giữa đơn vị kinh doanh sữa bột với đơn vị logistics. Theo đó, một công ty kinh doanh sữa đưa hàng cho công ty logistics lưu kho. Kho hàng bị cháy. Công ty sữa yêu cầu bồi thường toàn bộ giá trị lô sữa bột.
Thế nhưng công ty logistics đã viện dẫn Nghị định 140/2007, trong đó Điều 8 quy định về giới hạn trách nhiệm. Cụ thể trường hợp khách hàng không thông báo trước về giá trị hàng hóa thì giới hạn trách nhiệm tối đa của công ty logistics chỉ có 500 triệu đồng. Từ đó công ty logistics chỉ chịu bồi thường 500 triệu đồng. Con số này rất ít so với thiệt hại thực tế của công ty sữa bột.
"Đấy là một bất cập của quy định trong Nghị định 140/2007" - ông Thưởng đánh giá.
Từ đó ông Vũ Xuân Phong, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp (DN) dịch vụ logistics Việt Nam, góp ý dự thảo nghị định thay thế Nghị định 140/2007 nên làm rõ "mỗi yêu cầu bồi thường" là như thế nào. Ban soạn thảo cũng nên giải thích rõ căn cứ nào đưa ra mức giới hạn trách nhiệm là 500 triệu đồng cho mỗi yêu cầu bồi thường. "Tại sao không phải là 1 tỉ, 2 tỉ đồng... mà là 500 triệu đồng?" - ông Phong đặt vấn đề.
Bốc dỡ hàng hóa tại cảng Hiệp Phước, TP.HCM. Ảnh: HL
Rào cản thương mại
Không chỉ thế, quy định của nghị định này còn là rào cản thương mại bất hợp lý. Bà Vũ Thị Vân Nga, Vụ Pháp chế Bộ Công Thương, nói nhiều quy định trong Nghị định 140/2007 về logistics không còn phù hợp nữa, nhất là các rào cản gia nhập.
Bà Nga dẫn chứng theo cam kết khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) thì từ năm 2014, Việt Nam đã phải cho phép nhà đầu tư nước ngoài thành lập DN 100% vốn nước ngoài kinh doanh dịch vụ kho bãi, dịch vụ đại lý vận tải. Tuy nhiên, Nghị định 140/2007 đến nay vẫn quy định nhà đầu tư nước ngoài phải liên doanh với DN Việt Nam mới được kinh doanh các dịch vụ này.
Nói thêm về vấn đề trên, ông Ngô Chung Khanh, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên, kể rằng một công ty mỹ phẩm Việt Nam nhận bán mỹ phẩm cho một công ty Nhật Bản. Thời gian sau, công ty Nhật Bản đề nghị lập liên doanh để bên Việt Nam có thể góp vốn bằng 29 cửa hàng hiện hữu. Hồ sơ được nộp.
Theo quy định, khi gia nhập WTO thì nhà đầu tư nước ngoài muốn mở điểm bán lẻ thứ hai là phải xin phép và đánh giá nhu cầu kinh tế (ENT). Thế nhưng với hồ sơ nói trên, nếu cấp phép thì công ty Nhật Bản đó vừa mới đầu tư vào Việt Nam là đã mở luôn 29 cửa hàng rồi!
"Nếu không cấp phép thì từ chối bằng quy định nào? Nếu cấp phép trường hợp này và các trường hợp liên doanh, mua lại hệ thống bán lẻ đã có sẵn thì quy định ENT có ý nghĩa gì nữa" - ông Khanh đặt vấn đề.
Một số đại biểu khác cũng cho rằng quy định về logistics hiện chưa thật rõ ràng, minh bạch, còn chồng chéo.
Thiếu tin tưởng TS Võ Sỹ Mạnh, chuyên gia dự án NLD, cho hay hiện cả nước có khoảng 1.300 DN tham gia cung cấp các loại hình dịch vụ logistics, trong đó 70% tập trung tại TP.HCM. Tuy số lượng đăng ký nhiều nhưng phải nhìn nhận rằng đa số DN đang làm dịch vụ một cách đơn lẻ, thiếu chuyên nghiệp và chất lượng thấp. Sự liên kết giữa các DN xuất nhập khẩu và DN logistics còn lỏng lẻo, thiếu tin tưởng. DN xuất nhập khẩu chưa thực sự tin tưởng vào nhà cung cấp dịch vụ logistics Việt Nam. Được biết ở một số nước trên thế giới như Singapore, chi phí logistics chỉ chiếm 12%-15%. Nhưng ở Việt Nam con số này lên tới 20% tổng chi phí/đơn vị hàng hóa xuất khẩu. Chưa phù hợp Dự thảo thay thế Nghị định 140/2007 quy định dịch vụ kiểm tra vận đơn phải lập liên doanh. Thế nhưng trên thực tế có công ty nào làm riêng công việc kiểm tra vận đơn không? Có công ty nào lại không chuẩn bị chứng từ vận tải cho khách mà được?... Thế mà lại quy định yêu cầu muốn làm chứng từ vận tải hoặc muốn kiểm tra vận đơn thì phải lập liên doanh. Như thế là chưa phù hợp. Ông VŨ XUÂN PHONG
Theo_Phụ Nữ News
Danh tính bí ẩn của hacker tấn công web Vietnam Airlines Nhóm hacker tấn công trang web của Vietnam Airlines có để lại tên nhưng những thông tin xung quanh nhóm này còn rất bí ẩn. Chiều 29.7, sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất đã bị hacker can thiệp, thay đổi nội dung hiển thị trên các màn hình điện tử và nội dung phát ra từ loa hướng dẫn. Song song...