Thủ tướng Việt Nam và Thủ tướng Singapore dự lễ khởi công KCN VSIP
Sáng ngày 13/9, tại Quảng Ngãi, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Chính phủ Singapore Lý Hiển Long cùng dự lễ khởi công dự án Khu liên hợp Công nghiệp – Đô thị và Dịch vụ VSIP Quảng Ngãi.
Đến dự lễ khởi công VSIP còn có sự hiện diện nguyên Chủ tịch nước Trân Đức Lương; lãnh đạo các Bộ, ngành và chính quyền địa phương.
Dự án VSIP Quảng Ngãi được quy hoạch 1.120 ha, trong đó có 600 ha ở huyện Sơn Tịnh và 520 ha thuộc địa bàn TP Quảng Ngãi. Triển khai dự án thuộc giai đoạn 1, VSIP tập trung đầu tư phát triển trên diện tích 458 ha, tổng vốn đầu tư giai đoạn 1 là 125.350.000 USD (tương đương 2.631 tỷ đồng) và thời gian hoạt động dự án với 70 năm.
Thông qua các KCN VSIP, tình hữu nghị giữa Việt Nam và Singapore ngày càng gắn bó mật thiết
Hiện nay, VSIP Group đã đầu tư với 4 dự án KCN VSIP tại tỉnh Bình Dương, Bắc Ninh và TP Hải Phòng. Tại Quảng Ngãi, đây là dự án KCN VSIP thứ 5 ở Việt Nam. Với 4 dự án đang đi vào hoạt động, VSIP Group thu hút 490 nhà đầu tư, tổng mức vốn đầu tư khoảng 6,4 tỷ USD và giải quyết việc làm cho hơn 140.000 lao động.
Tại buổi lễ khởi công, 3 nhà đầu tư đầu tiên được cấp giấy chứng nhận đầu tư vào KCN VSIP Quảng Ngãi, bao gồm Công ty URC Central – Philippines (sản phẩm khoai tây chiên Jack&Jill, vốn đầu tư 35 triệu USD), Công ty KING Riches Footwear Việt Nam (sản xuất giày dép, vốn đầu tư 20 triệu USD) và Công ty dệt may Hebei Xindadong – Trung Quốc (ngành dệt may, vốn đầu tư 60 triệu USD). Với quy mô hoạt động của 3 dự án này, góp phần thu hút khoảng 11.000 lao động.
Các đại biểu tham quan mô hình mẫu VSIP đầu tư tại Quảng Ngãi
Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ghi nhận sự đóng góp, hỗ trợ khẩn trương di dời người dân nhường đất cho dự án VSIP tại Quảng Ngãi, biểu dương các cơ quan liên quan tổ chức và phối hợp chặt chẽ để tạo điều kiện tốt nhất nhằm thu hút đầu tư vào KCN VSIP Quảng Ngãi.
“Tôi tin rằng với sự nỗ lực chung của Chính phủ hai nước Việt Nam và Singapore, VSIP 5 tại Quảng Ngãi sẽ hoạt động thành công, là minh chứng sinh động cho mối quan hệ đối tác chiến lược, gắn bó, tin cậy và hiệu quả giữa hai nước chúng ta”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói.
Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long chia sẻ: “Các Khu Công nghiệp Việt Nam – Singapore là biểu tượng vững chắc của quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai quốc gia, mang lại môi trường “lao động – sống – vui chơi” chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu đô thị hóa và lối sống của nhân dân Việt Nam. Nhân dịp chuyến thăm đến Việt Nam, tôi rất vui mừng được kỷ niệm 40 năm quan hệ ngoại giao giữa hai nước và nâng quan hệ của chúng ta lên tầm đối tác chiến lược, cùng nhau củng số hơn nữa tinh thần hữu nghị giữa hai dân tộc và hai quốc gia chúng ta”.
Video đang HOT
Nhân sự kiện này, Tập đoàn Sembcorp, Công ty liên doanh VSIP và UBND tỉnh Quảng Ngãi công bố thành lập Dự án nước sạch Sembcorp-VSIP, đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sạch cho 14.000 người thuộc 10 xã ở huyện Sơn Tịnh và Bình Sơn.
Hồng Long
Theo Dantri
Ngạc nhiên... Thủ tướng Lý Hiển Long
Muốn thu trọn khuôn hình Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long trong Lễ đón, nhiều người đã phải nhón chân lên mà ngó...
"Tay máy" Lý Hiển Long trong cuộc gặp mặt với nhân dân Hà Nội tại Vườn hoa Lý Thái Tổ ngày 12/9. Ảnh: XB
Việc gần...
Ba rưỡi chiều ngày 11/9, từ phòng hội đàm, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Lý Hiển Long bước ra, cả hai cùng một sắc thái tươi tắn mở đầu cuộc họp báo chung. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trịnh trọng: Chúng tôi vừa có quyết định lịch sử nâng tầm cao mới trong quan hệ Việt Nam- Singapore vì hòa bình hữu nghị bền vững lâu dài giữa hai dân tộc, vì lợi ích chính đáng của khu vực và thế giới. Đó là quyết định nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước Việt Nam- Singapore!
Chợt nhớ câu của Nguyễn Trãi trong bài thơ "Quan hải" Họa phúc hữu môi phi nhất nhật (họa phúc có nguồn đâu phải một ngày).
Nguồn căn nguyên, tất nhiên là mối quan hệ giữa hai quốc gia suốt 4 thập kỷ và luôn sinh sắc với sự gắng gỏi của cả đôi bên.
Chợt nhớ, cuối tháng 9 năm 2006, trong buổi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Thủ tướng Lý Hiển Long tại Dinh Thống Nhất (TPHCM), khi có nhà báo nước ngoài hỏi lý do gì để các doanh nhân Singapore sang làm ăn ngày một nhiều ở Việt Nam? Thủ tướng Lý Hiển Long đáp luôn, thứ nhất bởi các nhà lãnh đạo Việt Nam có viễn kiến thực tế. Thứ hai, các định chế đang được củng cố và nữa,xã hội đang có sự đồng thuận về hướng đi cải cách.
Cách trả lời ấy như khuyến khích cổ võ các doanh nhân Singapore và nước ngoài vậy. Tất nhiên với tầm cấp như Thủ tướng Lý Hiển Long, động thái ấy không phải để đẹp lòng suông! Và có lẽ nhờ sự cổ võ như một thứ... thế chấp ấy mà bây giờ, ngày một thêm xôm tụ việc làm ăn đầu tư. Con số 28 tỷ USD FDI hiện Singapore đã đăng ký cho nhiều dự án ở Việt Nam, xôm tụ nhất là 4 khu công nghiệp Singapore- Việt Nam ( VSIP) ở Bình Dương, Hải Phòng, Bắc Ninh. Và chuẩn bị khai mở thêm một VSIP nữa ở miền Trung là Quảng Ngãi.
Ngẫm từ 2006, thế giới cùng khu vực đã chẳng yên hàn với những biến động cùng khủng hoảng kinh tế và nội tại kinh tế Việt Nam chồng chất không ít những khó khăn.
Thế mà lại như một sự cổ võ và thế chấp mới, Thủ tướng Lý Hiển Long đã thỏa thuận với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nâng mối quan hệ giữa hai quốc gia lên tầm cấp đối tác chiến lược. Và việc cụ thể, sáng ngày 13/9, ông cùng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bay vô Quảng Ngãi để khai trương việc làm ăn mới ( VSIP thứ 5) của các doanh nhân Singapore ở miền Trung.
... Mở đầu cuộc hội đàm chiều 11/9, lần gặp lại này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hướng về phía khách cái nhìn ấm áp ngỏ lời cảm ơn Singapore đã tạo những điều kiện tốt nhất cho cá nhân ông tham dự diễn đàn Đối thoại tại Shangri- La. Thủ tướng Lý Hiển Long cũng tươi cười mà rằng, cũng như nhiều người, ông giờ vẫn giữ ấn tượng sâu sắc về bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Nghe vậy, tôi cũng biên ra đây chuyện của một nhà ngoại giao. Ông nói không cần nêu tên. Rằng sáng 31/5/2013, vừa bay sang Singapore thì 13 giờ (giờ Sing) Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có ngay cuộc hội đàm với Thủ tướng nước chủ nhà.
Khai mở cuộc hội đàm, Thủ tướng Lý Hiển Long thân mật "Tôi vui mừng đón Ngài Thủ tướng trở lại Singapore. Tôi mong đợi bài phát biểu của Ngài tối nay tại Đối thoại Shangri-La, giữa lúc tình hình khu vực có nhiều vấn đề nóng".
Nhà ngoại giao ấy cho biết, không phải đợi đến thời điểm tối 31/5, mà trước đó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chia sẻ những ý tưởng chính của mình trong bài phát biểu ấy với Thủ tướng Lý Hiển Long và được Thủ tướng nước chủ nhà hết sức tán đồng!
... Trong Tuyên bố chung nghe đến sự đồng thuận của quốc gia đảo quốc Singapore về chìa khóa của hòa bình và an ninh hàng hải trên biển Đông là đối thoại giải quyết tranh chấp bằng phương tiện công cụ hòa bình là Bộ quy tắc COC. Thấy không đừng được cảm giác tin cậy lẫn ấm áp, có lẽ cũng nên trích ra đây thái độ tự tin sòng phẳng tình lẫn lý mà Thủ tướng Lý Hiển Long tháng 3 năm nay bộc bạch với Washington Post.
Ấy là khi được hỏi về tình hình biển Đông, Thủ tướng Lý Hiển Long nói ngay: Chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ là cái mà chính phủ nào cũng thấy mình có trách nhiệm theo đuổi và bảo vệ. Khi hỏi cảm tưởng về Ban lãnh đạo mới của Trung Quốc, Thủ tướng Lý Hiển Long đã thẳng thắn rằng, thái độ của thế giới với Trung Quốc sẽ phụ thuộc vào nước này có tỏ ra mềm mỏng, có tỏ ra tuân thủ luật pháp quốc tế và dành không gian cho những quốc gia yếu hơn để họ phát triển hay không?
Rằng Chúng tôi muốn sự hiện diện của Hoa Kỳ lâu dài không thỏa hiệp và không nửa vời ở châu Á. Mỹ và Trung Quốc nên tạo dựng mối quan hệ ổn định và xây dựng để chúng tôi không phải làm cái việc khó khăn và dở hơi là không phải lựa chọn để đi với anh nào cả (đi một bên nào hết).
Rồi không thể không nhớ đến thái độ tự tin khi Thủ tướng Lý cởi mở rằng nên giải quyết tranh chấp ở biển Đông thông qua ASEAN thay vì đàm phán kiểu song phương.
Bạn đọc có biết Thủ tướng Lý Hiển Long nói câu ấy ở đâu? Ở diễn đàn nào? Xin thưa, ở Trường Đảng cao cấp của Trung Quốc nơi đào tạo các quan chức. Thời điểm ông Thủ tướng Lý đăng đàn diễn thuyết là thời điểm vị Hiệu trưởng trường chính là ông Tập Cận Bình, khi đó đang kiêm chức Phó Chủ tịch nước Trung Quốc.
Đến chuyện xa
Nhân nói chuyện ngạc nhiên, chợt nhớ Chu thần Cao Bá Quát người 170 năm trước, năm 1843 đã ròng rã hơn 3 tháng trời để đến Tân Gia Ba (Singapore). Cao Bá Quát từng đóng chức quan khá lớn trong Bộ Lễ. Do việc chữa 9 chữ phạm húy trong quyển thi mà vua Tự Đức phế hết chức, lại phạt bằng việc xuống áp tải một chuyến thuyền buôn đi Tân Gia Ba có tên gọi là Dương trình hiệu lực. Nghĩa là giúp việc đắc lực cho cuộc hành trình đến xứ người Tây dương. Tây dương chả phải Âu Mỹ nào mà Tân Gia Ba thuở ấy là thuộc địa của Anh quốc.
Hình phạt nhưng là cơ may lần đầu Chu thần được xuất ngoại, được mở mang tầm mắt.
Tôi thích cái câu Cao Bá Quát bộc bạch Dị quốc yên ba khách nhỡn sơ (sóng gió trong mắt của kẻ lần đầu đặt chân lên nước lạ) Đọc hết 16 bài thơ của Cao Bá Quát trong chuyến Dương trình hiệu lực có cảm giác như trích đoạn cuốn Tân Gia Ba du hành nhật ký vậy?
Hơn hai ngàn cây số lênh đênh đường biển đi ròng rã hơn ba tháng ( Giờ du khách từ Hà Nội đến Tân Gia Ba ngồi Boeing gần 4 tiếng đồng hồ) động thái chủ đạo của ông quan họ Cao lần đầu xuất ngoại ấy tuyền là những nghển, ngó, ngắm và ngẫm?
Eo biển Malacca khi ấy tấp nập tàu viễn dương khổng lồ. Ông quan họ Cao ngạc nhiên Kìa hỏa thuyền của Tây dương đang tiến nhanh hơn ngựa chạy/Tàu mà không có buồm, không có lái không người chèo thuyền.
Rồi đêm trăng ấy, ông Cao ngó lên boong một thuyền buôn thấy một người đẹp xứ Tây Phương áo cùng nước da trắng như tuyết. Nàng đến Tân Gia Ba chả biết làm gì? Tay hững hờ cầm cốc sữa cũng trắng muốt đương thỏ thẻ làm nũng chồng. Mới nghển ngước đến đó, thi sĩ họ Cao thốt nhiên nhớ đến bà vợ răng đen, váy đen, yếm cũng đen ở ngoại thành Thăng Long ( làng Siêu Loại Phú Thị nay là Gia Lâm).
Rồi Cao buồn rũ cả người trong một câu ngậm ngùi Khởi thức Nam nhân hữu biệt ly (có thấu cảnh buồn xa quê của người nước Nam này. Tôi đồ có người đã dịch là nỗi buồn biệt ly của người trai này. Dường hơi tục? Vả chăng không toát lên cái ngậm ngùi hơi bị lớn của Chu thần Cao Bá Quát?)
Rồi một trăm bảy chục năm sau, người Việt mình, những hàng vạn du học sinh, những có học bổng hoặc tự túc cùng ngàn cán bộ đang được nhà nước cử đi đào tạo, rồi hàng vạn lượt khách tham quan mỗi năm... Ai ai đã đến thăm National orchid garden - Vườn lan quốc gia, công viên Merilon, đồi Faber, đi xem nhạc nước, những cao ốc, siêu thị, tàu điện ngầm... Đã từng kinh ngạc trước một quốc gia diện tích nhỉnh hơn đảo Phú Quốc, dân số trên 5 triệu người, mà lại có GDP bình quân đầu người cao nhất nhì thế giới ( 56. 532 USD năm 2012). Tham quan cùng là kinh ngạc là để ngẫm thêm thông điệp của Cao Bá Quát, không phải để người Nam buồn rũ mà thấm thêm làm sao để gắng bằng người?
Chứng kiến thêm chương trình, hai Thủ tướng dự Lễ phát hành tem chung, Việt Nam - Singapore, kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Bộ tem giới thiệu về 2 loài gà rừng quý hiếm của 2 nước được liệt kê trong Sách Đỏ, gồm 1 mẫu tem về "Gà tiền mặt vàng" của Việt Nam và 1 mẫu tem "Gà rừng đỏ" của Singapore.
Cảm ơn ngành bưu chính đã tìm được thông điệp qua thứ tem thư này. Đó là ngôn ngữ của sự hòa đồng? Ấy là cả hai quốc gia đều có giống gà lạ. Có cùng thời trân là hai loại trái cây quý. Chứ không chẻ hoe sự so sánh của khoảng cách GDP thăm thẳm?
Mình cũng giống, cũng na ná? Vậy sao cho được như người, bằng người?
Thông điệp ấy chăng?
Đêm 12-9
Theo Xahoi
Sai quy trình và chủ quan khi ứng cứu Hôm qua 5-9, CAH Lấp Vò phối hợp cùng các phòng nghiệp vụ Công an tỉnh Đồng Tháp đã hoàn tất công tác khám nghiệm hiện trường đồng thời bàn giao thi thể 6 nạn nhân xấu số cho các gia đình an táng. Nạn nhân Đặng Văn An - người duy nhất sống sót trong vụ tai nạn Như ANTĐ đã đưa...