Thủ tướng Việt Nam nêu quan ngại về xu thế bảo hộ tại Cấp cao ASEAN
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu đề xuất về hợp tác nội khối khi phát biểu tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 30 hôm nay tại Philippines.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại phiên họp của ASEAN. Ảnh: TTXVN
“Trong bối cảnh toàn cầu hóa gặp khó khăn, xu hướng bảo hộ tăng lên, hợp tác nội khối và liên kết khu vực có ý nghĩa rất quan trọng cho phat triên cua ASEAN”, thông cáo của Bộ Ngoại giao dẫn lời Thủ tướng Việt Nam nói trong phiên họp toàn thể của Hội nghị cấp cao ASEAN.
Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, thương mại giữa ASEAN và các đối tác bên ngoài gần đây tăng mạnh, nhưng thương mại nội khối ASEAN tăng chậm, hiên chi chiêm khoang 25%. Do đó, các nước thành viên cần phải đẩy mạnh hợp tác nội khối, phát huy nguồn lực của thị trường 620 triệu dân.
Lãnh đạo Việt Nam nêu đề xuất với hơn 90% doanh nghiệp ASEAN là các doanh nghiệp vưa va nhỏ, ASEAN cân sơm hoàn thiện kế hoạch hành động thưc hiên Chiến lược phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa 2016-2025. Hiệp hội cũng cần dành nhiều nguồn lực hơn cho cac hoat đông khởi nghiệp va sáng tạo, hỗ trợ tiêp cân tai chinh, mơ rông thi trương trong nền kinh tế sô toàn cầu. Trong đó, Việt Nam sẽ cùng Thái Lan nỗ lực làm tốt vai trò dẫn dắt trong thực hiện lĩnh vực ưu tiên “Nâng cao năng suất, thúc đẩy công nghệ và đổi mới sáng tạo”.
Nhân kỷ niệm 50 năm thành lập ASEAN, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Hiệp hội đươc đanh gia la môt hinh mâu liên kêt khu vưc thanh công dựa trên nền tảng của đoan kêt, thông nhât giưa cac thanh viên.
Video đang HOT
Lãnh đạo 10 nước ASEAN dự cuộc họp tại Philippines. Ảnh: TTXVN
Khánh Lynh
Theo VNE
Cấp cao ASEAN nhắc đến tình hình Biển Đông trong dự thảo tuyên bố chung
Dự thảo tuyên bố chung của ASEAN đề cập tới việc quân sự hóa và cải tạo đảo ở Biển Đông, bất chấp nỗ lực vận động hành lang của Trung Quốc.
Loạt nhà chứa máy bay chiến đấu Trung Quốc ở Trường Sa. Bấm vào hình để xem chi tiết. Đồ họa: Việt Chung
Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đề cập tới hành động quân sự hóa và cải tạo đảo trên Biển Đông trong bản dự thảo tuyên bố chung vừa được thay đổi để công bố trong hôm nay, bất chấp những nỗ lực tác động của Trung Quốc, Reuters đưa tin.
Đại diện Đại sứ quán Trung Quốc ở Manila đã tìm cách tác động đến nội dung bản thông cáo chung ASEAN bằng việc vận động hành lang với các quan chức Philippines, hai nguồn tin ngoại giao ASEAN nói với Reuters.
Tuy nhiên, 4 thành viên ASEAN không đồng ý bỏ cụm từ "cải tạo và quân sự hóa đảo", từng có trong tuyên bố chung năm ngoái ở Lào, nhưng không xuất hiện trong dự thảo ban đầu được đưa ra hôm 26/4.
Năm ngoái, tuyên bố của ASEAN tại Lào nhấn mạnh tầm quan trọng của "phi quân sự hóa và kiềm chế trong bất cứ hoạt động nào, bao gồm cải tạo hiện trạng".
Trung Quốc không phải thành viên của ASEAN và không chính thức tham dự Hội nghị cấp cao lần thứ 30, diễn ra trong hai ngày 28/4 và 29/4 ở Philippines.
ASEAN thường không nhắc đến tên Trung Quốc khi đề cập tới vấn đề Biển Đông. Bắc Kinh rất nhạy cảm với bất cứ điều gì có thể bị coi là sự ám chỉ hoạt động bồi đắp và quân sự hóa trái phép 7 đảo nhân tạo ở Trường Sa, vốn thuộc chủ quyền của Việt Nam. Trung Quốc đã xây dựng các nhà chứa máy bay, đường băng, radar và đặt tên lửa tại đây.
Dự thảo tuyên bố chung ASEAN cuối cùng chưa được nhất trí, song những thay đổi trong dự thảo tới nay phần nào cho thấy phản ứng của các thành viên hiệp hội với cách Trung Quốc vận động để loại tình hình Biển Đông ra khỏi chương trình nghị sự.
Trước hội nghị cấp cao ASEAN diễn ra tại Manila, nhiều nhà ngoại giao đã lo ngại Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte, giữ cương vị chủ tịch trong hội nghị, sẽ có những động thái "thỏa hiệp" với Trung Quốc.
Tổng thống Duterte từng tuyên bố rằng việc bàn thảo về xây đảo ở Biển Đông trong các hội nghị ASEAN là "vô nghĩa".
Ba năm Trung Quốc ồ ạt đào đắp phá hủy Biển Đông. Bấm vào hình để xem chi tiết. Đồ họa: Next Media
Văn Việt
Theo VNE
Giới quan sát lo Duterte 'chiều lòng' Trung Quốc về Biển Đông ở Cấp cao ASEAN Tổng thống Philippines Duterte có thể tập trung quan tâm tới nhóm thân thiết với Trung Quốc trong Cấp cao ASEAN cuối tuần này, không tuyên bố gay gắt về Biển Đông. Tổng thống Philippines, phải, gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, khi ông Duterte đến thăm Bắc Kinh hồi tháng 10 năm ngoái. Ảnh: Rappler "Chủ tịch ASEAN năm nay,...