Thủ tướng ví quan hệ Việt – Mỹ như bữa ăn đủ vị chua cay mặn ngọt
Thủ tướng cho rằng, quan hệ 2 nước Việt – Mỹ có lúc thăng trầm, mặn, đắng, chua cay, đó là điều tất nhiên trong cuộc sống, nhưng quan trọng là đang bước vào giai đoạn quả ngọt và đầy cảm hứng.
Những suy nghĩ trên được Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ khi phát biểu trước các doanh nghiệp Mỹ trong buổi làm việc do Hội đồng Kinh doanh Mỹ – ASEAN (USABC) và Phòng Thương mại Mỹ (USCC) tổ chức.
Điểm lại quan hệ 2 nước, nhất là sau 27 năm bình thường hóa, Thủ tướng thẳng thắn rằng quan hệ hai nước trải qua nhiều thăng trầm, chua cay, đắng ngọt đủ cả, song Thủ tướng cho rằng “đó là bình thường, tất yếu” trong cuộc sống.
Thủ tướng phát biểu trước các doanh nghiệp hàng đầu của Mỹ. Ảnh NHẬT BẮC
Sự kiện “phút cuối” Mỹ rút khỏi Hiệp định đối tác toàn diện xuyên Thái Bình Dương TPP được Thủ tướng dẫn ra ví dụ nhưng như Thủ tướng nói “không có gì phải lo lắng bởi quan trọng là có trách nhiệm, chân thành với nhau” và thực sự thì quan hệ hai bên đang bước vào giai đoạn quả ngọt, đầy cảm hứng để mang lại thịnh vượng cho người dân hai nước cũng như đóng góp cho hòa bình, ổn định, hợp tác quốc tế.
Thủ tướng khẳng định, Việt Nam luôn coi Mỹ là đối tác quan trọng hàng đầu. Các hoạt động hợp tác hai bên ngày càng đi vào chiều sâu, nhất là đầu tư, tài chính, hợp tác doanh nghiệp giữa hai nước đóng vai trò hết sức quan trọng.
Thủ tướng dẫn chứng, tăng trưởng thương mại ấn tượng từ 17 – 20%/năm, chứng tỏ không gian phát triển kinh tế rất lớn. Thương mại song phương đạt kỷ lục với khoảng 112 tỉ USD trong năm 2021 – là năm khó khăn do đại dịch. Việt Nam đã là đối tác lớn thứ 9 của Mỹ và là đối tác lớn nhất về thương mại của Mỹ tại khu vực ASEAN. Trong khi Mỹ ỳ là đối tác lớn thứ hai của Việt Nam.
Bên cạnh đó, khảo sát của Hiệp hội doanh nghiệp Mỹ cho thấy có tới 80% doanh nghiệp được hỏi trả lời “tích cực và rất tích cực” về kế hoạch mở rộng làm ăn tại VN.
“Dư địa phát triển còn rất nhiều. Chúng tôi đang tập trung cho đổi mới công nghệ, chuyển đổi số, đa dạng hoá chuỗi cung ứng. Hai nền kinh tế của chúng ta bổ sung cho nhau chứ không triệt tiêu. Chúng ta còn rất nhiều việc phải làm để mang lại nhiều lợi ích cho DN, người dân hai nước”, Thủ tướng nói, đồng thời không quên nhắc lại tuyên bố tầm nhìn Việt Nam – Mỹ trong chuyến thăm Mỹ của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng năm 2015, rằng “hai bên tôn trọng thể chế chính trị, độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của nhau” cũng như Mỹ thời gian qua luôn tuyên bố mong muốn Việt Nam mạnh mẽ, hùng cường, thịnh vượng là những tiền đề lớn cho hợp tác sắp tới.
Thủ tướng nhấn mạnh, quan điểm nhất quán của Việt Nam là xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, hội nhập sâu rộng, nhưng độc lập, tự chủ không có nghĩa là tự cung tự cấp, bao vây mình. Theo đó, muốn hội nhập quốc tế sâu rộng, hiệu quả thì phải có nền kinh tế độc lập, tự chủ, muốn vậy lại phải có hội nhập quốc tế. Đó là hai mệnh đề bổ sung cho nhau.
“Chúng tôi mong các đối tác, doanh nghiệp Mỹ tiếp tục đến Việt Nam tìm kiếm cơ hội. Tôi sẵn sàng đối thoại bất cứ ai trên thế giới về kinh tế Việt Nam, về dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam. Chúng ta cởi mở, chân thành để làm việc. Khi hợp tác với nhau thì lợi ích hài hoà mà rủi ro phải cùng nhau chia sẻ”, Thủ tướng bày tỏ.
Video đang HOT
Doanh nghiệp Mỹ hào hứng với lĩnh vực mới
Sau bài phát biểu của Thủ tướng, nhiều doanh nghiệp hàng đầu của Mỹ trong các lĩnh vực năng lượng, hàng không, công nghệ… đều tỏ ra hào hứng mà quan tâm tới các định hướng phát triển mà Thủ tướng khẳng định.
Các doanh nghiệp Mỹ đặt câu hỏi với Thủ tướng
NHẬT BẮC
Lãnh đạo Tập đoàn GE nêu vấn đề về kế hoạch chuyển đổi năng lượng của Chính phủ Việt Nam mà đặt câu hỏi: liệu công nghệ số của Mỹ có thể hỗ trợ gì cho sự chuyển đổi này?
Trong khi đó, Phó chủ tịch AES – doanh nghiệp vừa được cấp chứng nhận đầu tư vào dự án kho cảng LNG Sơn Mỹ cho hay họ rất hào hứng và đang tìm kiếm cơ hội đầu tư thêm vào các lĩnh vực mới và “muốn được Thủ tướng có lời khuyên làm sao để thúc đẩy hợp tác với Việt Nam nhằm tận dụng được sự tăng trưởng của Việt Nam về phát triển kinh tế”.
Trả lời doanh nghiệp, Thủ tướng cho hay mục tiêu chuyển đổi số của Việt Nam là rất cụ thể. ” Bên cạnh sự tự cường thì chúng tôi là nước đi sau, rất mong muốn nhờ kinh nghiệm nước đi trước như xử lý tập trung liên kết nền tảng, liên kết dữ liệu lớn. Ban chỉ đạo quốc gia về vấn đề này đã được lập do chính Thủ tướng đứng đầu”, Thủ tướng nói.
Tương tự, Thủ tướng cho biết, một ban chỉ đạo về thực hiện các công việc chống biến đổi khí hậu sau Hội nghị COP26 cũng đã ra đời và Việt Nam mong muốn nhận được sự hỗ trợ của quốc tế về tài chính, kinh nghiệm để triển khai vấn đề này.
Xây dựng kịch bản ứng phó tình huống có biến chủng mới nguy hiểm hơn
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu phải đẩy mạnh hơn nữa chiến dịch tiêm chủng vaccine, quyết tâm cao nhất để hoàn thành tiêm chủng cho trẻ em từ 5-11 tuổi trong quý II.
Xây dựng kịch bản, phương án với tình huống dịch bệnh có diễn biến mới với biến chủng mới lây lan nhanh hơn, nguy hiểm hơn, tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại phiên họp. Ảnh: Nhật Bắc
Vaccine là vũ khí chiến lược, là lá chắn quan trọng nhất
Ngày 9.4, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 - chủ trì phiên họp thứ 14 của Ban Chỉ đạo.
Phát biểu kết luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, nhờ kiểm soát tốt dịch bệnh, chúng ta đẩy mạnh phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, đạt kết quả tích cực trên tất cả lĩnh vực, yên tâm mở cửa lại trường học, du lịch phù hợp với tình hình. Độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, ổn định chính trị, an ninh trật tự an toàn xã hội được giữ vững; đối ngoại được củng cố và tăng cường, tích cực hội nhập sâu rộng, thực chất, hiệu quả.
Nhắc tới các nhiệm vụ chung thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu theo dõi sát tình hình, diễn biến dịch bệnh trong nước và trên thế giới, bám sát khuyến cáo của các tổ chức quốc tế, các nhà khoa học; Kịp thời phát hiện, cảnh báo, ứng phó với các diễn biến chưa dự báo được, như virus có thể thích ứng với vaccine hoặc có thể xuất hiện các biến chủng mới, dịch bệnh có thể phức tạp, khó lường hơn.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại cuộc họp. Ảnh: Nhật Bắc
Đẩy mạnh hơn nữa việc tiêm vaccine, nhất là với các đối tượng nguy cơ cao như người cao tuổi, có bệnh nền, trẻ em, công nhân làm việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, đô thị lớn...; tập trung kiểm soát rủi ro, các ca chuyển nặng và tử vong; tiếp tục tăng cường y tế dự phòng, y tế cơ sở; chủ động về thuốc; đề cao ý thức người dân.
Về các nhiệm vụ cụ thể, Thủ tướng yêu cầu triển nhất quán, đồng bộ, hiệu quả Chương trình phòng, chống dịch COVID-19 (2022-2023) theo Nghị quyết 38 của Chính phủ với phương châm thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh; phòng, chống dịch theo phương thức quản lý rủi ro; sẵn sàng kịch bản cho mọi tình huống, kể cả tình huống có biến chủng mới lây lan nhanh và nguy hiểm hơn, các địa phương phải xây dựng kế hoạch, giải pháp, chuẩn bị nguồn lực thực hiện chương trình.
Nhấn mạnh nhiệm vụ tiêm vaccine, Thủ tướng nêu rõ, kinh nghiệm cho thấy, vacicne vẫn là vũ khí chiến lược, là "lá chắn" quan trọng nhất trong phòng, chống dịch, là nền tảng để thích ứng an toàn, hiệu quả.
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh thần tốc hơn nữa việc tiêm vaccine cho các đối tượng chỉ định; hoàn thành việc tiêm 2 mũi cho trẻ em từ 12-17 tuổi trong tháng 4. Đẩy nhanh việc cung ứng vaccine, quyết tâm cao nhất để hoàn thành việc tiêm chủng cho trẻ em từ 5-11 tuổi trong quý II, bảo đảm an toàn cho trẻ em trong kỳ nghỉ hè và bước vào năm học mới.
Tiếp tục nghiên cứu việc tiêm mũi thứ 4 cho các đối tượng chỉ định, nhất là các đối tượng rủi ro cao, vì hiệu quả miễn dịch của vaccine suy giảm theo thời gian. Bộ Y tế phải bảo đảm đủ vaccine, các địa phương tổ chức tiêm chủng an toàn, khoa học, hiệu quả. Vận động, tuyên truyền người dân và thực hiện các biện pháp khác để thực hiện mục tiêu đề ra.
Một nhiệm vụ quan trọng khác là tự chủ về thuốc, sinh phẩm, vật tư y tế, kit xét nghiệm để chuẩn bị cho tình huống có biến chủng mới lây lan nhanh và nguy hiểm hơn có thể xuất hiện bất cứ lúc nào.
Đẩy mạnh việc nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, sản xuất vaccine, thuốc trong nước trên tinh thần bám sát các quy định của pháp luật, khuyến cáo của các tổ chức quốc tế, cắt giảm thủ tục hành chính nhưng bảo đảm về chuyên môn, khoa học. "Không để bị động, bất ngờ về vaccine, thuốc chữa bệnh, vật tư, sinh phẩm y tế trong bất cứ hoàn cảnh nào" - Thủ tướng phát biểu.
Nghiên cứu, đề xuất chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư vào y tế
Về công việc cụ thể của từng bộ, ngành, Thủ tướng giao Bộ Y tế nghiên cứu, báo cáo Chính phủ trong tháng 4 về kịch bản, phương án với tình huống dịch bệnh có diễn biến mới, biến chủng mới lây lan nhanh hơn, nguy hiểm hơn.
Phát huy thành quả, khắc phục các hạn chế để xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu, số liệu thống kê liên quan tới phòng, chống dịch bảo đảm kịp thời, chính xác, khách quan.
Bộ Y tế cần nhanh chóng hướng dẫn việc tiêm vaccine mũi tiếp theo. Ban hành hướng dẫn thực hiện Nghị quyết 12 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép thực hiện một số cơ chế, chính sách trong lĩnh vực y tế để phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19.
Rà soát, sửa đổi, bổ sung hướng dẫn, quy định về chuyên môn y tế, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh tế - xã hội, thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Toàn cảnh phiên họp. Ảnh: Nhật Bắc
Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu, đề xuất chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư, sản xuất thuốc, vaccine, sinh phẩm, vật tư y tế. Bộ Tài chính bảo đảm bố trí ngân sách đầy đủ, kịp thời cho các nhiệm vụ chi nói chung và thuộc chương trình phòng, chống dịch nói riêng.
Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí trong phòng, chống dịch. Các cơ quan đang tiếp tục xử lý các vụ việc vi phạm theo tinh thần thượng tôn pháp luật; thời gian tới, cần quan tâm việc hướng dẫn, đồng thời tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, kịp thời ngăn ngừa, phát hiện, xử lý các sai phạm.
Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ Y tế, các địa phương tăng tốc tiêm vaccine cho học sinh, xây dựng kế hoạch, bố trí nguồn lực, hậu cần phòng, chống dịch tại các cơ sở giáo dục, bảo đảm mở cửa trường học an toàn, thông suốt, hiệu quả; thiết lập kênh tư vấn, hỗ trợ giải quyết các vấn đề tâm lý cho trẻ em, nhất là những em gặp sang chấn tâm lý.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn việc tổ chức các hoạt động văn hoá, vui chơi giải trí an toàn; phối hợp với Bộ Y tế ban hành hướng dẫn cụ thể về quản lý, chăm sóc, điều trị F0 là người đi du lịch (trong nước và quốc tế) để bảo đảm dịch vụ du lịch thân thiện, an toàn; phối hợp với các cơ quan rà soát các chính sách visa, du lịch để phục hồi và phát triển mạnh lĩnh vực này; chuẩn bị các điều kiện tổ chức SEA Games 31 an toàn, hiệu quả, thành công.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội khẩn trương tổ chức hiện Nghị quyết số 17 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về số giờ làm thêm của người lao động, vừa phục vụ phục hồi nhanh, phát triển bền vững, vừa bảo đảm sức khỏe người dân, người lao động;
Tiếp tục làm tốt hơn công tác bảo đảm an sinh xã hội, khẩn trương tổng kết, đánh giá các chính sách hỗ trợ người dân, người lao động, người sử dụng lao động theo Nghị quyết số 68/NQ-CP, nghiên cứu, đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét các chính sách hỗ trợ trong trường hợp cần thiết;
Theo dõi chặt chẽ để kịp thời có phương án hỗ trợ kết nối cung - cầu lao động, đẩy nhanh phục hồi thị trường lao động, đáp ứng đủ lao động cho doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế, dứt khoát không để đứt gãy chuỗi cung ứng lao động trong bất cứ hoàn cảnh nào.
Thủ tướng nhắc lại, đợt bùng phát dịch thứ 4 bắt đầu vào tháng 4.2021. Tháng 4 năm nay, muốn kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, không để dịch bùng phát, hơn lúc nào hết, các bộ, ngành, cơ quan, địa phương phải chủ động, tích cực vào cuộc, tuyệt đối không được lơ là, chủ quan, mất cảnh giác với những diễn biến mới của dịch bệnh, vừa củng cố, thúc đẩy những việc đã làm được, vừa phải tiếp tục bám sát tình hình, dự báo, chuẩn bị các kịch bản, biện pháp để nếu có tình huống xảy ra thì bị động, bất ngờ.
Sau mật ong, Mỹ lại điều tra bán phá giá, chống trợ cấp pin mặt trời từ Việt Nam Các doanh nghiệp xuất khẩu pin mặt trời bị cáo buộc nhập khẩu nguyên liệu từ Trung Quốc, "thay đổi không đáng kể" để sản xuất tế bào, modul quang điện xuất sang Mỹ. Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, ngày 28/3 vừa qua, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã có thông báo khởi xướng điều tra chống lẩn...