Thủ tướng: ‘Ưu tiên 25% vaccine của cả nước cho TP HCM’
Thủ tướng yêu cầu trước mắt ưu tiên 25% tổng số vaccine Covid-19 của cả nước cho TP HCM, phấn đấu hết tháng 7 năm nay tiêm 2 triệu liều cho người dân thành phố.
Chỉ đạo trên được Thủ tướng Phạm Minh Chính nói tại buổi làm việc với lãnh đạo TP HCM chiều 11/7. Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh TP HCM ghi nhận hơn 13.000 ca nhiễm và đang ở ngày thứ ba đợt giãn cách xã hội kéo dài 15 ngày theo Chỉ thị 16. Đây là cuộc làm việc trực tiếp thứ ba của Thủ tướng với TP HCM trong hơn 3 tháng kể từ khi Chính phủ được kiện toàn. Chưa kể 2 cuộc làm việc trực tuyến với thành phố trong khoảng thời gian này.
Qua bốn đợt tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19, TP HCM đã tiêm 991.322 người: 943.215 mũi một và 48.107 mũi hai. Trong đó, riêng đợt tiêm thứ 4 Chính phủ đã ưu tiên cho TP HCM 836.000 liều vaccine sau khi dịch bùng phát mạnh. Ở đợt 5 sắp tới, Trung ương ưu tiên cấp cho thành phố 1,1 triệu liều, trong đó một triệu liều vaccine Moderna từ nguồn tài trợ của Mỹ theo cơ chế Covax và 100.000 liều Astra Zeneca của Chính phủ Nhật Bản.
Thủ tướng Phạm Minh Chinh phát biểu tại buổi làm việc với lãnh đạo TP HCM, chiều 11/7. Ảnh: VGP.
Người đứng đầu Chính phủ cũng yêu cầu thành phố rút kinh nghiệm, tổ chức tiêm vaccine an toàn, kịp thời, đúng quy trình chống dịch; xét nghiệm thần tốc nhưng phải bảo đảm an toàn, hiệu quả, xác định được ổ dịch mới để khoanh vùng, dập dịch, giãn cách rộng, phong tỏa hẹp.
Đánh giá tình hình dịch ở thành phố còn rất phức tạp, lãnh đạo Chính phủ yêu cầu TP HCM chuẩn bị phương án ứng phó cao hơn, đặc biệt không chủ quan, mất cảnh giác như một số nước đã tiêm vaccine nhưng dịch vẫn bùng phát phức tạp; kiên trì thực hiện các giải pháp đã được xác định đúng, lãnh đạo quyết đoán, đúng phương pháp, hiệu quả.
Thủ tướng cũng yêu cầu các bộ, ngành liên quan phối hợp, hỗ trợ giải quyết ngay các vướng mắc cho TP HCM trong thời gian thực hiện Chỉ thị 16. Không để thành phố lúng túng, bị động và gặp khó khăn vì thiếu hàng hóa.
Liên quan việc hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi dịch, lãnh đạo Chính phủ giao thành phố thực hiện tốt Nghị quyết 68 của Chính phủ. Chính quyền thành phố cần rà soát kỹ, không bỏ sót những người cần hỗ trợ, nhất là lao động mất việc, người bán vé số, lượm ve chai, người lang thang, người yếu thế…
“Cần thành lập các trung tâm cứu trợ, các đường dây nóng qua điện thoại, qua internet để tiếp nhận các đề nghị của người dân; tổ chức các xe bán hàng lưu động vào từng ngõ hẻm, những nơi khó khăn về cung ứng hàng hóa để phục vụ kịp thời”, ông yêu cầu.
Về việc điều trị các bệnh nhân Covid-19 trên địa bàn, Thủ tướng yêu cầu tăng cường trang thiết bị, nhân lực cho các ca cấp cứu, nhất là những người bị bệnh nền. Đồng thời, thành phố phải kiểm soát chặt chẽ, không để lây nhiễm chéo trong bệnh viện, khu cách ly, khu phong tỏa, kiểm soát tốt sau cách ly.
“Mục tiêu ưu tiên lúc này là tập trung ngăn chặn, đẩy lùi dịch để trở lại trạng thái bình thường, phát triển kinh tế xã hội; chăm lo sức khỏe, bảo vệ tính mạng nhân dân là trên hết”, Thủ tướng nói và yêu cầu không để người dân thiếu ăn, thiếu mặc và các nhu yếu phẩm cần thiết; thực hiện tiếp cận vaccine bình đẳng theo thứ tự ưu tiên được quy định.
Thủ tướng nghe lực lượng chức năng báo cáo việc thực hiện Chỉ thị 16 tại phường Tân Phú, TP Thủ Đức, chiều 11/7. Ảnh: VGP
Khẳng định “cả nước đang hy vọng, trông đợi, tin tưởng vào TP HCM”, Thủ tướng cho rằng đến giờ này, việc áp dụng Chỉ thị 16 thành phố là quyết định khó khăn nhưng đúng đắn, cần thiết. Chỉ thị đang thực hiện từng bước có hiệu quả, nhận sự đồng tình của Trung ương, ủng hộ của nhân dân, doanh nghiệp, sự tham gia, hưởng ứng, góp ý của các nhà khoa học, chuyên gia.
Video đang HOT
Báo cáo tại cuộc họp, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Thành Phong cho biết từ 6h ngày 10/7 tới 6h ngày 11/7, thành phố ghi nhận 1.403 ca nhiễm, phần lớn tại các khu cách ly, phong tỏa. Từ ngày 25/6 đến 10/7, thành phố đã làm hơn 766.000 xét nghiệm kháng nguyên nhanh, lấy hơn 1,8 triệu mẫu xét nghiệm, đã có kết quả hơn 1,59 triệu mẫu, hơn 218.000 mẫu chờ kết quả.
TP HCM đã lập Sở chỉ huy phòng chống dịch Covid-19 do Chủ tịch UBND thành phố là Chỉ huy trưởng; lập Trung tâm điều phối xét nghiệm do một Phó chủ tịch UBND thành phố là Trưởng Trung tâm; lập Trung tâm thông tin, phân tích dữ liệu về dịch bệnh.
Thành phố bảo đảm cung ứng hàng hóa thiết yếu cho người dân, công bố 2.833 điểm bán hàng, phân bố rộng khắp; thí điểm thành công mô hình đưa hàng thiết yếu đến tận tay người hoàn cảnh khó khăn… Hơn 80 tỷ đồng đã được giải ngân, hỗ trợ người dân, đạt tỷ lệ 24%, đồng thời huy động nhiều nguồn lực xã hội chăm lo những người cần sự giúp đỡ.
“Thành phố xác định 5 nhóm giải pháp trọng tâm thời gian tới về tổ chức xét nghiệm; điều trị; tiêm vaccine phòng Covid-19; bảo đảm vừa cách ly, vừa sản xuất; hỗ trợ người dân gặp khó khăn”, ông Phong nói.
Về công tác ứng phó dịch, ông Phong cho biết thành phố đã lập 8 bệnh viện dã chiến thu dung điều trị với gần 30.000 giường; chuẩn bị phương án 50.000 giường. Gần một triệu người đã được tiêm vaccine phòng Covid-19. Chiến dịch tiêm chủng hơn 1,1 triệu liều dự kiến thực hiện trong 2-3 tuần tới.
“Thành phố sẽ tiếp tục tăng số lượng các doanh nghiệp vừa sản xuất, vừa cách ly; tăng cường kiểm tra giám sát, nếu cơ sở sản xuất không an toàn phải dừng hoạt động”, ông Phong nói.
TP.HCM: Cửa hàng tạp hóa bán hàng thiết yếu được hoạt động, còn lại ngừng
Tối 8-7, UBND TP.HCM tổ chức họp báo để cung cấp thông tin về kỳ thi tốt nghiệp THPT và triển khai thực hiện chỉ thị 16 của Thủ tướng tại TP.HCM.
Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức chủ trì buổi họp báo - Ảnh: TIẾN LONG
Tại cuộc họp này, lãnh đạo UBND TP cũng như các sở, ngành liên quan sẽ giải đáp nhiều thông tin liên quan đến các vấn đề dân sinh mà người dân quan tâm sau khi có quyết định giãn cách xã hội toàn TP.HCM theo chỉ thị 16.
Trong đó, người dân quan tâm nhiều đến vấn đề như việc tạm ngưng các hoạt động kinh doanh ăn uống mang về, dịch vụ giao hàng, việc cung ứng hàng hóa thiết yếu, giải quyết hồ sơ của người dân, điều kiện ra vào thành phố...
Trước đó, tại cuộc họp về COVID-19 ngày 7-7, Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP.HCM đã quyết định áp dụng giãn cách xã hội theo chỉ thị số 16 của Thủ tướng trong thời gian 15 ngày trên địa bàn thành phố từ 0h ngày 9-7.
Tại cuộc họp, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong cho biết cả hệ thống chính trị và nhân dân thành phố đã vào cuộc quyết liệt và triển khai thực hiện rất nhiều giải pháp sáng tạo, đồng bộ, chủ động để kiểm soát, khống chế dịch bệnh.
Tuy nhiên, do tính chất phức tạp của đại dịch, cùng với mật độ dân cư rất cao tại thành phố và mức độ giao thương với các địa phương rất lớn nên công tác kiểm soát dịch bệnh đặt ra nhiều thách thức, nhất là kiểm soát biến chủng Delta có khả năng lây lan nhanh, có khả năng giảm hiệu quả bảo vệ của vắc xin.
Cửa hàng tạp hóa bán hàng thiết yếu được hoạt động, còn lại ngừng
Thông tin đầu cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND TP Dương Anh Đức cho biết nội dung của công văn hướng dẫn của UBND TP.HCM về giãn cách xã hội theo chỉ thị 16 cơ bản xoay quanh việc đảm bảo giãn cách xã hội, chỉ duy trì những hoạt động dịch thiết yếu và hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Ngưng tất cả những hoạt động không cần thiết. Đối với cơ quan nhà nước ngưng các cuộc họp không cần thiết, không nhận hồ sơ trực tiếp, chỉ nhận hồ sơ trực tuyến (trừ một số thủ tục hồ sơ đặc biệt).
Về giao thông, hạn chế giao lưu không cần thiết trên đường, đảm bảo lưu tông hàng hóa, cung ứng những mặt hàng thiết yếu cho đời sống và sản xuất.
TP cũng tiếp tục cho siêu thị, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng cung cấp sản phẩm thiết yếu được hoạt động để đảm bảo nhu cầu của người dân. Trong đó duy trì nguồn cung ứng để bà con yên tâm.
Những siêu thị, cửa hàng tiện lợi đảm bảo dồi dào hàng hóa, các chợ truyền thống đảm bảo an toàn vẫn được duy trì để đảm bảo nhu cầu người dân.
Trao đổi về câu hỏi về shipper có được hoạt động, ông Dương Anh Đức cho biết, các dịch vụ vận chuyển bằng xe mô tô, vận chuyển hàng hóa không chở người vẫn duy trì.
Theo ông Đức, trước đây, trong chỉ thị 10, TP đã cấm buôn bán tại chỗ, trong đợt giãn cách này sẽ cấm luôn việc bán mang về.
Các cửa hàng tạp hóa có được bán không? Ông Đức trả lời: tạp hóa có nhiều loại, nếu bán những mặt hàng thiết yếu thì được, ví dụ bán hiệu thuốc thì được nhưng nếu bán nồi, niêu, xoong chảo không được.
Trao đổi về hoạt động từ thiện phát cơm, hỗ trợ người nghèo có được hoạt động trong đợt giãn cách? Phó Chủ tịch UBND TP Dương Anh Đức cho biết về nguyên tắc không cấm nhưng phải đảm bảo yêu cầu. Nếu hoạt động từ thiện được tổ chức ngăn nắp, trật tự, đảm bảo không tụ tập quá 2 người thì được hoạt động.
Nói cụ thể hơn, ông Đức cho biết mục đích đợt giãn cách này là đảm bảo giãn cách cao nhất nên có nhiều ràng buộc, phải đảm bảo an mới được thực hiện.
Sở GD-ĐT: Kỳ thi tốt nghiệp THPT đợt 1 an toàn
Theo ông Nguyễn Văn Hiếu, phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, trong hai diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT đợt 1, TP.HCM ghi nhận 3 trường hợp thí sinh vi phạm quy chế thi, đã xử lý lập biên bản theo đúng hướng dẫn của Bộ GD-ĐT. Kỳ thi không có cán bộ coi thi vi phạm quy chế thi.
Trong ngày thi 8-7, ở môn thi ngoại ngữ chiều 8-7, toàn TP có 75.959 thí sinh dự thi trong tổng số 78.261 thí sinh đăng ký dự thi, vắng 2.302 thí sinh, đạt tỉ lệ 97,06%. Các môn khoa học xã hội và khoa học tự nhiên, tỉ lệ thí sinh dự thi đạt 94-97%.
Theo ông Nguyễn Văn Hiếu, trong tình hình dịch bệnh nhưng con số này cho thấy số thí sinh tham gia thi đợt 1 khá cao. Các điểm thi an toàn, đảm bảo giãn cách, phụ huynh học sinh không tụ tập.
Sở phối hợp Sở Y tế sở kết hợp test nhanh cho thí sinh, cán bộ. Đợt xét nghiệm có mẫu gộp dương tính, thí sinh không dự thi đợt thi này. Hai ngày thi, thí sinh chấp hành tốt quy định giãn cách, có 1 thí sinh tự do dùng điện thoại trong phòng thi.
Không lý giải được lý do chắc chắn, người dân không được ra đường
Phóng viên đặt câu hỏi việc xử phạt người dân ra đường khi không cần thiết thực hiện như thế nào? Thẩm quyền do ai xử phạt?
Ông Dương Anh Đức cho biết theo quy định, áp dụng chỉ thị 16 chỉ được ra đường giải quyết nhu cầu cấp thiết. Nếu không lý giải được việc di chuyển chắc chắn không được phép.
Đi từ TP.HCM sang tỉnh khác thì một số địa phương và Bộ Y tế đã nêu rõ. Ví dụ, từ TP.HCM đi tỉnh khác phải cách ly 7 ngày.
Theo ông Đức, người dân bao gồm công chức, bất kỳ ai vi phạm đều bị xử lý như nhau. Việc xử phạt người dân ra đường khi không có nhu cầu thiết yếu được quy định trong Nghị định 117 năm 2020. Thẩm quyền xử phạt chủ tịch UBND cấp xã, chánh thanh tra sở y tế, trưởng phòng công an cấp tỉnh.
Liên quan đến việc bảo đảm an toàn sản xuất trong khu công nghiệp, khu chế xuất..., ông Dương Anh Đức cho biết, thực tế đã có những doanh nghiệp TP đã yêu cầu ngừng hoạt động do không đảm bảo an toàn. Sau khi dừng, doanh nghiệp muốn hoạt động trở lai phải khắc phục và chứng minh được an toàn mới được hoạt động trở lại.
TP cũng có chủ trương để doanh nghiệp phối hợp với TP tổ chức kiểm tra sức khỏe, test nhanh cho cán bộ, công nhân viên nhằm phát hiện sớm nguồn lây.
Cố gắng giải quyết hồ sơ cho người dân
Về việc giải quyết hồ sơ người dân trong thời gian giãn cách xã hội, ông Đức cho biết khi giãn cách xã hội cách đương nhiên ảnh hưởng phần nào đến tốc độ xử lý hồ sơ, tuy nhiên với sự quyết tâm của hệ thống chính trị, cùng với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin sẽ bù lại năng suất lao động, cố gắng giải quyết tốt nhất nhu cầu người dân.
Trong đó, các cơ quan, sở ngành ưu tiên giải quyết những gì thiết thân, cấp thiết của người dân. Quá trình giải quyết hồ sơ có thể xảy ra chậm trễ, TP rất mong sự thông cảm, chia sẻ của người dân khi lực lượng chức năng vừa phải phòng chống dịch, vừa giải quyết hồ sơ của người dân.
TP mong sự chia sẻ của người bán hàng mang đi
Nói thêm về việc tại sao cấm bán hàng mang đi, ông Dương Anh Đức cho biết không có quyết định nào toàn vẹn, khi ra quyết định TP rất cân nhắc. Theo ông Đức, nếu cho bán hàng mang di, các shipper xếp hàng đợi trong không gian hẹp rất khó đảm bảo giãn cách theo chỉ thị 16, bởi vì yêu cầu giãn cách là không quá 2 người.
Ông Đức lấy ví dụ điểm bán bánh mì dù nhỏ cũng thường có sẵn hai người rồi, thêm lực lượng shipper nữa không đảm bảo giãn cách.
"TP thời gian qua đã nhận cái khó về phía mình khi đắn đo việc tạm ngừng từng loại hình dịch vụ. Đến lúc này phải đòi hỏi sự quyết liệt trong các giả pháp nên mong sự đồng cảm, chia sẻ của người dân", ông Đức nói.
Thủ tướng: Dành tất cả những gì tốt nhất cho TP.HCM chống dịch Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh tinh thần "tất cả vì TP.HCM" và yêu cầu dành tất cả những gì tốt nhất cho TP.HCM phòng chống dịch. Kết luận cuộc họp trực tuyến với TP.HCM về công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19 ngày 8/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh tinh thần "tất cả vì TP.HCM" và yêu cầu dành...