Thủ tướng Ukraine tới Đức, đề nghị được viện trợ thêm vũ khí
Ngày 4/9, Thủ tướng Denys Shmygal sẽ là quan chức cấp cao Ukraine đầu tiên đến thăm Đức sau nhiều tháng.
Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal. Ảnh: AFP
Theo hãng tin AFP, Thủ tướng Shmygal nói với truyền thông Đức trước chuyến đi: “Đức đã đạt được tiến bộ to lớn trong hỗ trợ về mặt vũ khí cho Ukraine”. Tuy nhiên, Thủ tướng Shmygal cho biết Ukraine cần nhiều vũ khí hơn từ Đức, trong đó cả xe tăng chiến đấu hiện đại như Leopard 2.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz sẽ tiếp đón ông Shmygal vào chiều 4/9 (giờ địa phương).
Vào buổi sáng, ông Shmygal sẽ gặp Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier. Trước đó, hồi tháng 4, đề nghị tới Kiev của Tổng thống Đức đã bị khước từ, gây ra tranh cãi giữa Ukraine và Đức.
Thủ tướng Olaf Scholz đã nhiều lần tuyên bố rằng Đức sẽ ủng hộ mạnh mẽ Ukraine trong xung đột với Nga. Nhưng trong những tuần ngay sau khi quân đội Nga đưa quân vào Ukraine, Ukraine đã cho rằng viện trợ của Đức là quá ít và quá muộn.
Video đang HOT
Chuyến thăm của ông Scholz đến Kiev vào tháng 6 và việc Đức gửi vũ khí cho Ukraine đã giúp quan hệ hai bên thay đổi.
Trong bài phát biểu về tầm nhìn của mình đối với châu Âu, ông Scholz cho biết ông thấy Đức đảm nhận trách nhiệm đặc biệt trong giúp Ukraine xây dựng hệ thống pháo binh và phòng không.
Ông nói thêm rằng Đức sẽ duy trì ủng hộ Ukraine chừng nào còn cần thiết.
Về tình hình nhân đạo, Đức đã tiếp nhận gần một triệu người tị nạn Ukraine. Khoảng 155.000 trẻ em Ukraine đang theo học tại các trường học của Đức.
Mỹ đẩy mạnh sản xuất tên lửa HIMARS cho Ukraine
Mỹ đang tăng tốc sản xuất Hệ thống Tên lửa Pháo binh Cơ động cao (HIMARS) để chuyển cho Ukraine.
Hệ thống Tên lửa Pháo binh Cơ động Cao M142 (HIMARS) khai hỏa trong cuộc tập trận quân sự "Sư tử châu Phi" của Mỹ ở tây nam Maroc ngày 30/6/2022. Ảnh: AFP
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ William LaPlante cho biết các nhà sản xuất đang tăng tốc xuất xưởng các hệ thống HIMARS nhằm phục vụ các chuyến hàng viện trợ quân sự cho Ukraine. Ông LaPlante đưa ra thông tin này sau khi thăm cơ sở của Lockheed Martin ở Camden, bang Arkansas, nơi sản xuất HIMARS và Hệ thống Tên lửa phóng loạt dẫn đường (GMLRS).
Hệ thống HIMARS do Mỹ cung cấp đã đóng một vai trò quan trọng khi các lực lượng Ukraine tiếp tục nỗ lực giành lại các vùng lãnh thổ trong xung đột với Nga. Kiev đã sử dụng hiệu quả các bệ phóng di động hạng nhẹ và các loại đạn dược tấn công chính xác được sản xuất tại cơ sở của Lockheed Martin - thông cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết.
"Khi chúng tôi tiếp tục cung cấp hỗ trợ an ninh cho Ukraine, chúng tôi đang làm việc với ngành công nghiệp để đẩy nhanh sản xuất vũ khí và các hệ thống quan trọng", Thứ trưởng LaPlante nói. "Nỗ lực này bao gồm cung cấp kinh phí để mua thêm thiết bị, mở rộng dây chuyền sản xuất và hỗ trợ thuê thêm và phát triển lực lượng lao động".
Ông LaPlante bổ sung rằng, các quan chức Mỹ "sẽ tiếp tục tham vấn chặt chẽ với Ukraine về nhu cầu năng lực, và như Tổng thống Biden đã nói, mục tiêu của chúng tôi rất đơn giản: Mỹ muốn thấy một Ukraine dân chủ, độc lập có chủ quyền và thịnh vượng, bằng những phương tiện để răn đe và tự bảo vệ mình".
Xem quân đội Ukraine phóng tên lửa HIMARS nhằm mục tiêu Nga (Nguồn: The Sun)
Trong khi đó, tập đoàn vũ khí Lockheed Martin đăng trên Twitter rằng họ đã giới thiệu với Thứ trưởng LaPlante và Trợ lý Bộ trưởng Lục quân về Tài sản, Hậu cần và Công nghệ, Doug Bush những cơ sở nơi Lockheed Martin "tự hào cung cấp các sản phẩm giúp sứ mệnh [Ukraine] thành công".
Chuyến thăm của ông LaPlante diễn ra sau khi Tổng thống Joe Biden thông báo hôm 24/8 rằng Washington sẽ cung cấp gói viện trợ an ninh mới nhất và lớn nhất từ trước tới nay, trị giá gần 3 tỉ USD cho Ukraine, đúng vào ngày cuộc xung đột tại nước này cán mốc 6 tháng.
Gói thiết bị và vũ khí đó sẽ bao gồm một số lượng không xác định các hệ thống chống máy bay không người lái có tên gọi Thiết bị tên lửa ISR mô-đun hóa phương tiện, hay (VAMPIRE).
Trong một tuyên bố, Tổng thống Biden cho biết gói này đang được cung cấp thông qua Sáng kiến Hỗ trợ An ninh Ukraine, cơ chế tài trợ cho các hợp đồng mua vũ khí và thiết bị.
"Hợp chúng quốc Hoa Kỳ cam kết hỗ trợ người dân Ukraine khi họ tiếp tục cuộc chiến bảo vệ chủ quyền của mình", ông Biden nói ngày 24/8. "Gói viện trợ này sẽ cho phép Ukraine có được các hệ thống phòng không, hệ thống pháo và đạn dược, hệ thống máy bay không người lái đối kháng và radar để đảm bảo nước này có thể tiếp tục tự vệ về lâu dài."
Tại cuộc họp báo cùng ngày 24/8, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Colin Kahl cho biết Mỹ sẽ không cung cấp cho Ukraine các tên lửa tầm xa. Ông Kahl lưu ý rằng Hệ thống Tên lửa Phóng loạt Dẫn đường (GMLRS) do Mỹ cung cấp vẫn là vũ khí tấn công tốt nhất, hơn là các loại đạn của Hệ thống Tên lửa Chiến thuật Quân đội (ATACMS), có khả năng tấn công mục tiêu ở khoảng cách 280km.
Bộ trưởng Kahl nói: "Chúng tôi đã cung cấp cho họ hàng trăm hệ thống dẫn đường chính xác này và người Ukraine đã sử dụng chúng để mang lại hiệu quả phi thường trên chiến trường. Theo đánh giá của chúng tôi, bom, đạn phù hợp nhất cho cuộc chiến hiện tại là GMLRS."
Ukraine tháo điểm nghẽn thiếu thuỷ thủ để thúc đẩy xuất khẩu ngũ cốc Hiện nay, phần lớn nam giới Ukraine từ 18 - 60 tuổi không được phép rời Ukraine do nước này đang áp đặt thiết quân luật trong bối cảnh xung đột với Nga. Việc đó dẫn tới tình trạng thiếu thuỷ thủ nam giới trên các tàu biển, tàu sông. Nông dân thu hoạch lúa mì trên cánh đồng ở Kharkiv, Ukraine ngày...