Thủ tướng Ukraine: Quá trình tái thiết cần khoảng 750 tỷ USD
Công cuộc tái thiết Ukraine có thể tiêu tốn khoảng 750 tỷ USD và nguồn lực chủ yếu cho nỗ lực này là những tài sản của Nga bị phong tỏa ở nước ngoài.
Đây là tuyên bố của Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal ngày 4/7 tại Hội nghị tái thiết Ukraine diễn ra ở miền Nam Thụy Sĩ.
Tòa nhà bị hư hại do xung đột tại Mariupol, Ukraine, ngày 17/4/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Theo Thủ tướng Ukraine, những thiệt hại trực tiếp về cơ sở hạ tầng do cuộc xung đột hiện nay ở nước này ước tính đã lên tới hơn 100 tỷ USD. Chính phủ Ukraine tin rằng nên sử dụng các tài sản của Nga bị phong tỏa làm nguồn cung cấp tài chính chủ yếu cho quá trình tái thiết.
Ông Shmyhal cho biết kế hoạch tái thiết bao gồm 3 giai đoạn. Giai đoạn đầu đang được triển khai tập trung vào nhiệm vụ sửa chữa những cơ sở hạ tầng thiết yếu cho cuộc sống hằng ngày của người dân như hệ thống cấp nước. Tiếp đến là giai đoạn tái thiết nhanh sẽ được thực hiện ngay sau khi xung đột chấm dứt, gồm các dự án xây các khu nhà tạm, bệnh viện và trường học. Cuối cùng là giai đoạn tạo chuyển biến cho đất nước trong dài hạn.
Video đang HOT
Phái đoàn Ukraine tham dự hội nghị lần này có khoảng 100 người, trong đó có 5 bộ trưởng và do Thủ tướng Shmyhal dẫn đầu. Tuy không trực tiếp tham dự hội nghị, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cũng đã có bài phát biểu qua video, trong đó kêu gọi các nước và các tổ chức quốc tế cùng tham gia hỗ trợ Ukraine tái thiết đất nước.
Hội nghị quốc tế về tái thiết Ukraine được tổ chức trong 2 ngày tại thành phố Lugano. Dự kiến sẽ không có các cam kết được đưa ra. Tham dự hội nghị có khoảng 1.000 người đại biểu, trong đó có Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen và các Thủ tướng của CH Séc, Lítva và Ba Lan cũng lãnh đạo nhiều tổ chức quốc tế và khu vực tư nhân.
Ukraine sẽ công bố kế hoạch tái thiết quy mô lớn sau chiến tranh
Trong tuần này, Ukraine định trình bày một kế hoạch chi tiết về tái thiết đất nước mà theo đó có thể cần huy động hàng trăm tỷ euro. Kế hoạch sẽ được công bố ngay cả khi chiến sự tiếp diễn ở miền Đông.
Một tòa nhà bị phá hủy sau khi bị trúng tên lửa ở thị trấn Sergiyvka, gần Odessa, Ukraine. Ảnh: AFP
Theo Bloomberg, kế hoạch tái thiết dài khoảng 2.000 trang sẽ được trình bày tại một hội nghị ngày 4-5/7 ở thành phố Lugano của Thụy Sĩ. Kế hoạch sẽ vạch ra một danh sách dài gồm các dự án cơ sở hạ tầng và an ninh, đầu tư vào khí hậu và nền kinh tế kỹ thuật số cũng như đa dạng hóa các nguồn năng lượng.
Các quan chức Liên minh châu Âu (EU) cho biết khối này sẽ đóng góp phần lớn nguồn tài chính, có thể trị giá hơn 500 tỷ euro. Chính phủ Ukraine đã trình bày dự thảo kế hoạch tái thiết với các nhà tài trợ, trong đó có EU. Các bên tài trợ sẽ phản hồi trong những tháng tới.
Ủy ban châu Âu đang tìm hiểu các lựa chọn tài chính bao gồm trợ cấp và cho vay, mặc dù thông tin chi tiết không có nhiều và các quan chức vẫn thận trọng đưa ra các ước tính trong khi chiến tranh vẫn đang bùng phát. Một khả năng là vay vốn chung trên các thị trường tương tự như phương tiện được dùng để gây quỹ cho quỹ phục hồi sau đại dịch COVID-19 của EU.
Kế hoạch tái thiết của Ukraine có thể còn lâu mới được thực hiện khi mà các lực lượng Ukraine và Nga vẫn chưa kết thúc chiến tranh. Ngay cả khi Nga đạt được nhiều bước tiến trên chiến trường trong vài tuần qua, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã nhiều lần tuyên bố rằng ông sẽ không bao giờ chấp nhận nhượng lãnh thổ.
Tại một cuộc họp báo ở Kiev ngày 1/7, ông Zelenskiy gọi kế hoạch sẽ trình bày tại Lugano là bản dự thảo đầu tiên.
Các khoản tiền liên quan đến hoạt động tái thiết sẽ cho thấy tình hình tài chính nghiêm trọng của Ukraine, khi các chính trị gia Ukraine phải vất vả giữ cho ngân sách hoạt động vì nguồn thu cạn kiệt và ngày càng phụ thuộc vào các nhà tài trợ toàn cầu. Các quan chức Ukraine đang thăm dò khả năng tái cơ cấu nợ khi các lựa chọn tài chính của nước này đạt đến giới hạn.
Kế hoạch tái thiết quy mô của Ukraine sẽ bị EU soi xét kỹ vì khối này không muốn có thêm khoản nợ. Hỗ trợ khẩn cấp cho Ukraine đã bị trì hoãn trong các cơ quan của EU do bất đồng giữa các quan chức EU và Đức về các chi tiết của gói hỗ trợ.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen sẽ tham dự hội nghị Lugano để trình bày một nền tảng cho các nhà tài trợ toàn cầu, như các đối tác trong Nhóm G7, các tổ chức đa phương, Thụy Sĩ và Na Uy. EU sẽ điều phối nỗ lực toàn cầu.
Sau mùa hè, Ủy ban châu Âu và Đức với tư cách là chủ tịch G7 sẽ triệu tập một hội nghị để thực hiện kế hoạch. Chính phủ Séc, nước giữ chức chủ tịch luân phiên 6 tháng của EU, có kế hoạch tổ chức hội nghị các nhà tài trợ vào tháng 11.
Đối với EU, khoản viện trợ nào cũng phải gắn với cải cách. Khi trở thành ứng cử viên gia nhập EU, Ukraine sẽ phải vạch ra lộ trình cải cách trong nhiều lĩnh vực.
Nga cân nhắc chuyển đổi mục đích sử dụng nhà máy thép Azovstal Phó Thủ tướng Nga Marat Khusnullin cho biết, các nhà chức trách đang xem xét nhiều lựa chọn khác nhau cho tương lai của nhà máy thép Azovstal. Khu phức hợp gang thép Azovstal ở thành phố Mariupol của Ukraine có thể tiếp tục hoạt động như một khu công nghiệp hoặc một khu giải trí, nhưng sẽ không phải là một khu...