Thủ tướng Úc tuyên bố sẽ tiếp tục do thám Indonesia
Úc sẽ không ngừng thu thập thông tin tình báo về Indonesia, nhưng sẽ phối hợp để trở thành một đối tác tin cậy với nước này – Thủ tướng Úc Tony Abbott hôm nay 6/12 tuyên bố sau những rạn nứt liên quan đến cáo buộc Úc do thám quốc gia Đông Nam Á.
Thủ tướng Úc Abbott và Tổng thống Indonesia Yudhoyono
Tháng trước, nhiều hãng tin cho biết gián điệp Úc đã “nhắm” tới điện thoại của Tổng thống Indonesia Bambang Yudhoyono, vợ ông và giới cấp cao trong chính phủ Indonesia vào năm 2009. Thông tin đã gây ra một trong những cuộc khủng hoảng ngoại giao tồi tệ nhất giữa hai đồng minh chiến lược trong suốt nhiều năm qua.
Ngoại trưởng hai nước hôm qua 5/12 đã nhất trí thiết lập một đường dây nóng và quy tắc ứng xử để phục hồi niềm tin. Ngoại trưởng Úc Julie Bishop đã bày tỏ nuối tiếc về vụ việc.
Video đang HOT
Trong khi đó, khi được hỏi liệu Úc có nhất trí ngừng thu thập thông tin tình báo về Indonesia hay không, ông Abbott trả lời: “Không”. Và “chắc chắn họ không đồng ý ngừng thu thập tình báo về Úc”, ông cho biết trên đài phát thanh Fairfax.
“Nhưng chúng ta là những người bạn gần gũi và chúng ta là đối tác chiến lược. Chắc chắn tôi muốn Úc là một đối tác tin cậy của Indonesia. Tôi hi vọng Indonesia có thể là một đối tác chiến lược tin cậy của Úc”.
Jakarta đã phản ứng giận dữ với thông tin do thám được báo chí đăng tải. Thông tin dựa vào các tài liệu do “kẻ tội đồ”, cựu nhà thầu an ninh của Bộ Quốc phòng Mỹ Edward Snowden tiết lộ. Vụ viếc đã khiến hợp tác song phương giữa Úc và Indonesia trong một số lĩnh vực chính, trong đó có vấn đề buôn bán người, đã bị dừng.
Trong chuyến công du tới Jakarta hôm qua, Ngoại trưởng Bishop cho rằng bà và người đồng cấp Indonesia Marty Natalegawa đã nhất trí thiết lập thêm đường dây liên lạc mở, “một đường dây nóng”, nhằm tiến tới phục hồi hợp tác và tránh “những hậu quả không lường trước”.
Bà cũng cho hay, Canberra đã nhất trí với kế hoạch 6 điểm do Tổng thống Indonesia Yudhoyono đưa ra vào tuần trước, nhằm thiết lập quy tắc xứng xử để phục hồi niềm tin.
Bà cho hay, Canberra sẽ không dùng “bất kỳ hành động hay sử dụng tài sản, nguồn lực, trong đó có tài sản tình báo, nhằm gây hại cho Indonesia”, bà cho hay.
Ông Abbott trước đó đã nhấn mạnh tầm quan trọng của mối quan hệ với Indonesia, đặc biệt là hợp tác chặt chẽ giữa hai nước nhằm ngăn chặn buôn bán người.
Theo Dantri
Philippines muốn liên minh quốc phòng với Úc
Manila đang đề nghị Úc, sau Mỹ và Nhật Bản, trở thành một trong 3 đồng minh quân sự hàng đầu với Philippines.
Hôm qua, Tổng thống Philippines Benigno Aquino III có cuộc gặp chính thức với Thủ tướng Úc Julia Gillard tại thủ đô Canberra. Theo tờ Philippine Daily Inquirer, hai bên bàn luận nhiều vấn đề song phương, từ hợp tác quân sự, an ninh hàng hải, thương mại, du lịch đến tăng cường quan hệ xã hội. Trong chuyến thăm lần này, Tổng thống Aquino dự kiến đưa ra đề nghị thành lập liên minh quân sự chủ chốt với Úc, nâng cấp quan hệ song phương lên mức "chiến lược". Nếu hai bên đồng ý, Canberra cùng với Washington và Tokyo sẽ là ba đồng minh quân sự quan trọng nhất của Manila. Theo giới quan sát, đây là động thái nhằm thiết lập một chiến tuyến hợp nhất ở châu Á - Thái Bình Dương trong bối cảnh khu vực có nhiều bất ổn. Tuy nhiên, nếu đồng ý với đề nghị của Philippines, Úc có lẽ sẽ khiến Trung Quốc không hài lòng. Vì thế, để tránh gây ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ kinh tế và thương mại với Bắc Kinh, Canberra chắc phải cân nhắc vấn đề trên.
Tổng thống Philippines Aquino và Thủ tướng Úc Gillard tại Canberra - Ảnh: AFP
Lúc khởi hành từ Manila, ông Aquino từng khẳng định tham vọng của Philippines là lôi kéo sự ủng hộ từ phía Úc đối với vấn đề tranh chấp trên biển Đông. Theo Tổng thống Aquino, Canberra đang xem xét đề nghị này. Trong khi đó, văn phòng Thủ tướng Úc vẫn chưa đưa ra câu trả lời chính thức về khả năng thành lập quan hệ chiến lược với Philippines. Trong một diễn biến liên quan, Lực lượng Tuần duyên Philippines (PCG) và Hải quân Hoàng gia Úc vừa tiến hành cuộc tập chung mang tên LUMBUS 2012 kéo dài đến ngày 26.10.
Trong một diễn biến khác, Tân Hoa xã hôm qua đưa tin một nhóm chuyên gia Đài Loan và Trung Quốc đại lục sẽ bắt đầu nghiên cứu giả thuyết bản đồ "đường 9 đoạn" mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền phi pháp trên biển Đông. Tuy nhiên, trong thực tế, nhiều cuộc hội thảo quốc tế gần đây liên tục chứng minh Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và pháp lý quốc tế để chứng minh chủ quyền hợp pháp đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Hội thảo quốc tế về Biển Đông tại Indonesia
Ngày 24.10, Trường đào tạo nhân viên và sĩ quan chỉ huy hải quân Indonesia (SESKO AL) tổ chức hội thảo quốc tế "Chiến lược hàng hải mang tính hợp tác nhằm tăng cường an ninh và ổn định trên biển Đông" tại thủ đô Jakarta. Tham dự có lãnh đạo lực lượng quân đội Indonesia, Hải quân, Cảnh sát Quốc gia Indonesia, các quan chức ngoại giao, tùy viên quốc phòng các nước tại Indonesia cùng các học giả về chính trị, quân sự đến từ Anh, Trung Quốc, Singapore và Indonesia. Phát biểu tại hội thảo, các đại biểu và học giả tái khẳng định lập trường chung của các nước có liên quan trực tiếp và gián tiếp đến biển Đông cần đảm bảo an ninh, ổn định trên vùng biển này trên cơ sở thực hiện nghiêm túc các nguyên tắc, thỏa thuận hiện hành như Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC), hướng tới Bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC) tuân thủ Công ước LHQ về luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Theo TNO
Toàn văn bài phát biểu của Thủ tướng tại Viện Quan hệ Quốc tế Pháp IFRI Trong khuôn khổ chuyến thăm Pháp, chiều 24/9 (giờ địa phương), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã đến thăm và phát biểu tại Viện Quan hệ Quốc tế Pháp, một trong 10 viện nghiên cứu quan hệ quốc tế lớn nhất Châu Âu và là một trong 50 viện nghiên cứu lớn nhất thế giới. BBT xin trân trọng giới thiệu...