Thủ tướng triệu tập họp toàn quốc với cả trăm điểm cầu bàn chống Covid-19
Hội nghị trực tuyến toàn quốc về giải pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19 sáng nay, 29/5, ngoài 63 tỉnh, thành còn được tổ chức tại những huyện có khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế.
Hội nghị diễn ra dưới sự chủ trì của Thủ tướng Phạm Minh Chính, với tinh thần được quán triệt là “chống dịch như chống giặc”.
Theo thông tin triệu tập cuộc họp, tại điểm cầu trụ sở Chính phủ, ngoài Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì còn có sự tham dự của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam; Bộ trưởng các Bộ ngành: Y tế, Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương, Lao động – Thương binh và Xã hội, Thông tin và Truyền thông, Văn phòng Chính phủ.
Hội nghị diễn ra trong bối cảnh dịch Covid-19 trong nước tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường.
Ngoài việc ca nhiễm tăng cao ở Bắc Giang và Bắc Ninh liên quan đến ổ dịch trong các khu công nghiệp, dịch đã xuất hiện trở lại TPHCM với 58 ca liên quan tới nhóm hoạt động tôn giáo.
Chiều qua, 28/5, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, trong ngày, Bắc Giang đã lấy mẫu xét nghiệm với 14.000 người là những F1 tại các khu vực có nguy cơ cao. Dự kiến, trong ngày hôm nay, ngành Y tế sẽ công bố số ca nhiễm rất cao vì cuối giờ chiều qua, ít nhất 123 ca dương tính đã được xác định.
Sáng sớm nay, Bộ Y tế công bố thêm 87 ca mắc Covid-19 trong nước, gồm 57 ca ở Bắc Giang, Bắc Ninh có 27 ca; Bạc Liêu, Gia Lai và Bệnh viện K cơ sở Tân Triều mỗi nơi có một ca.
Các bệnh nhân ở Bắc Giang được ghi nhận trong khu cách ly và khu vực phong tỏa, liên quan công nhân làm tại khu công nghiệp.
Video đang HOT
Bạc Liêu có ca bệnh đầu tiên được xác nhận là F1 của bệnh nhân Covid-19 liên quan ổ dịch Hội thánh truyền giáo Phục Hưng ở TPHCM.
Những bệnh nhân mới tại Bắc Ninh, Bệnh viện K cơ sở Tân Triều (Hà Nội) và Gia Lai đều thuộc diện F1, liên quan ổ dịch cũ, đã được cách ly.
Từ ngày 27/4 đến nay, Việt Nam ghi nhận 3.594 ca mắc Covid-19 trong nước tại 33 tỉnh, thành phố. Bắc Giang vẫn là địa phương có số lượng người mắc cao nhất với 1.881 ca, tiếp đó là Bắc Ninh có 736 ca và Hà Nội có 356 ca (trong đó Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương có 90 ca, 44 ca ở Bệnh viện K).
8 tỉnh (Yên Bái, Quảng Ngãi, Đồng Nai, Nghệ An, Quảng Ninh, Quảng Nam, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế) đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới.
Từ 29/4 đến nay, tổng số mẫu xét nghiệm ngành y tế đã thực hiện là hơn 1.130.000 cho hơn 2 triệu lượt người.
Hiện tại, số người phải cách ly là hơn 161.000. Trong đó, cách ly tập trung tại bệnh viện là gần 5.400 người, 32.400 trường hợp được cách ly tập trung tại cơ sở khác. Cách ly tại nhà, nơi lưu trú là gần 123.700 người.
4 chuỗi COVID-19 ở TP.HCM đều phát hiện từ bệnh viện
Nhiều trường hợp mắc COVID-19 được phát hiện khi đi khám tại các bệnh viện, có người khai báo không trung thực khiến các bệnh viện phải tạm dừng nhận bệnh để triển khai các biện pháp phòng dịch.
Lực lượng chức năng dựng hàng rào cách ly trước Bệnh viện quận Tân Phú sáng 28-5 - Ảnh: NGỌC KHẢI
Ngày 28-5, TP.HCM ghi nhận thêm 26 ca COVID-19 mới (Bộ Y tế đã công bố 25 ca), trong đó có 22 người liên quan Hội thánh truyền giáo Phục hưng, 4 người còn lại là một gia đình 3 người trú tại chung cư Sen Xanh, phường Hòa Thạnh, quận Tân Phú và đồng nghiệp của người vợ làm ngân hàng ở quận 7.
"Lọt" vào tận phòng chuyên khoa
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), ngày 27-5 một thai phụ 30 tuổi, ở quận Tân Phú đến Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ Sài Gòn khám với triệu chứng ho, sốt, đau họng, mệt... Cô được đưa vào buồng cấp sàng lọc, xét nghiệm, kết quả dương tính. Kết quả xét nghiệm tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới sau đó đã khẳng định cô và người chồng đi cùng nhiễm COVID-19.
Chưa dừng lại, ngày 28-5, kết quả xét nghiệm 2 F1 là người con và đồng nghiệp với thai phụ cũng có kết quả dương tính. Hiện chưa xác định được nguồn lây của chuỗi lây 4 người này. Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn đã tạm ngưng đón người bệnh đến khám trong hai ngày để khử khuẩn, đảm bảo an toàn cho người bệnh và thân nhân.
Cùng ngày, Bệnh viện quận Tân Phú đã tạm ngưng tiếp nhận bệnh nhân ngay sau khi phát hiện 3 ca nghi nhiễm COVID-19 để khoanh vùng, truy vết các trường hợp tiếp xúc, phun khử khuẩn, cách ly người liên quan.
Qua điều tra sơ bộ, 3 ca nghi nhiễm này cùng 1 gia đình (gồm ba mẹ và con gái, cư trú tại phường Tây Thạnh, quận Tân Phú) đều là hội viên của Hội thánh truyền giáo Phục hưng và cùng sinh hoạt vào ngày 16-5.
Cả 3 người có dấu hiệu sốt, ho, mệt mỏi đến Bệnh viện quận Tân Phú khám nhưng khai báo không trung thực nên được chuyển vào khám ở khoa tai mũi họng. Tại đây, nhân viên y tế khai thác thêm mới biết cả 3 người là hội viên Hội thánh truyền giáo Phục hưng nên chuyển ngay đến phòng cách ly tạm thời, lấy mẫu xét nghiệm.
Có 9 nhân viên y tế tiếp xúc gần với 3 ca nghi nhiễm này phải đi cách ly tập trung. Bệnh viện đã triển khai xét nghiệm toàn bộ nhân viên y tế, bệnh nhân và thân nhân bệnh nhân đang có mặt tại bệnh viện trong ngày 27 và 28-5 để tầm soát cũng như đánh giá nguy cơ.
Theo HCDC, đến nay TP.HCM đã ghi nhận 44 trường hợp dương tính COVID-19 có liên quan Hội thánh truyền giáo Phục hưng, bao gồm 32 hội viên, 4 người làm việc chung và 8 người tiếp xúc tại nơi ở của hội viên.
Trong 9 ngày (từ 17 đến 26-5) TP.HCM đã có 4 chuỗi lây nhiễm trong cộng đồng: chuỗi lây nhiễm từ nhân viên làm việc tại Công ty Grove (quận 3), chủ quán bánh canh cá lóc O Thanh (quận 3), Hội thánh truyền giáo Phục hưng (quận Gò Vấp) và liên quan đến cặp vợ chồng phát hiện ở Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn. Các chuỗi lây nhiễm này đều được phát hiện khi đến khám tại các bệnh viện.
Có nên đưa nhân viên y tế đến nhà người bệnh lấy mẫu xét nghiệm?
Theo Sở Y tế TP.HCM, Bệnh viện Nhân dân Gia Định đã tổ chức thực hiện tốt khâu khai báo y tế điện tử, nhân viên phụ trách "check in" đã kịp thời hướng dẫn ngay người bệnh đến buồng khám sàng lọc.
Tại buồng khám sàng lọc khi chưa loại trừ được COVID-19, bác sĩ đã giữ người bệnh lại tại buồng cách ly tạm (cạnh buồng khám sàng lọc) để lấy mẫu xét nghiệm chẩn đoán, khi có kết quả xét nghiệm dương tính, bệnh viện đã chủ động liên hệ HCDC chuyển người bệnh về Bệnh viện dã chiến Củ Chi để cách ly điều trị. Nhờ vậy bệnh viện này đã giúp phát hiện ra chuỗi lây nhiễm liên quan đến Hội thánh truyền giáo Phục hưng.
Tuy vậy, có trường hợp bệnh nhân có triệu chứng nhiễm COVID-19 không khai báo trung thực, "lọt" vào tới phòng khám chuyên khoa mới bị phát hiện. Sở Y tế TP.HCM yêu cầu các bệnh viện phải đảm bảo tất cả người bệnh đến cấp cứu phải qua buồng cấp cứu sàng lọc.
Êkip trực tại buồng cấp cứu sàng lọc phải là một êkip trực riêng, luôn mặc đồ phòng hộ cá nhân. Ngoài ra, các bệnh viện cần phải bố trí nhân viên (đã được tập huấn) thường trực tại khu vực khai báo y tế và sàng lọc, đảm bảo kịp thời phát hiện người khai báo y tế thuộc nhóm nguy cơ và hướng dẫn đến buồng khám sàng lọc ngay.
Nhân viên phụ trách khai báo y tế và sàng lọc phải mặc đồ phòng hộ cá nhân, mang khẩu trang, kính che mặt. Khi tiếp nhận người bệnh, các bác sĩ phải luôn nghĩ đến chẩn đoán nguy cơ đầu tiên là COVID-19...
Theo một chuyên gia phòng chống dịch, việc các chuỗi bệnh COVID-19 liên tục được phát hiện khi người bệnh đến khám tại các bệnh viện là đặc điểm riêng biệt của TP.HCM so với các tỉnh thành khác.
Ngành y tế TP.HCM cần tính toán việc có nên đưa nhân viên y tế đến tại nhà người bệnh có triệu chứng nhiễm bệnh COVID-19 để khám, lấy mẫu xét nghiệm hay không. Ngoài ra cũng tính đến việc cho các phòng khám được xét nghiệm COVID-19 nhanh.
Nếu không, các phòng khám sẽ có tâm lý không muốn nhận bệnh nhân có triệu chứng sốt, ho... để tránh nguy cơ phải tạm ngừng hoạt động nếu lỡ "dính" một ca COVID-19.
254 Chiều 28-5, Bộ Y tế cho biết trong ngày đã ghi nhận 254 ca mắc COVID-19 mới, gồm 1 ca nhập cảnh và 253 ca trong nước. Trong đó Bắc Giang có 176 ca mới, Bắc Ninh 33 ca, TP.HCM 25 ca...
TP HCM lập 'danh sách đỏ' người phải cách ly tập trung HCDC đưa tầng 6 tòa nhà Concentrix, quận 12 và nhà thờ Hội thánh Truyền giáo Phục Hưng, Gò Vấp vào "danh sách đỏ", người ở đây phải cách ly tập trung thay vì cách ly tại nhà. Khuya 28/5, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Thành phố (HCDC) thông báo thay đổi mức độ giám sát y tế, từ cách ly tại...