Thủ tướng triệu tập cuộc họp ứng phó khẩn cấp bão số 4 Noru
Thủ tướng yêu cầu lãnh đạo huyện đảo Lý Sơn ( Quảng Ngãi) nếu tình hình bão số 4 căng thẳng, có thể tính tới phương án di dời dân vào đất liền.
Thủ tướng Phạm Minh Chính triệu tập họp khẩn ứng phó với bão số 4. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ, sáng nay (27/9), Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp trực tuyến về ứng phó khẩn cấp với bão số 4 Noru.
Cuộc họp được kết nối trực tuyến tới 8 địa phương khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có khả năng chịu ảnh hưởng của bão: Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Gia Lai, Kon Tum; 88 quận, huyện, thị xã; 1.155 xã, phường, thị trấn.
Phát biểu đầu cuộc họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, các tỉnh, thành phố đã triển khai các giải pháp, nhiệm vụ được giao nhưng Thủ tướng vẫn tiếp tục triệu tập cuộc họp để rà soát lại công tác chuẩn bị ứng phó bão và ứng phó với các diễn biến sau bão…
“Nhân dân ở xã phường, nên cuộc họp được tổ chức trực tuyến tới cấp xã phường. Phải có phương án giảm thiểu tối đa thiệt hại về người, tài sản, di sản, điều kiện, sinh kế của người dân; phải bảo vệ tính mạng, tài sản người dân ngay từ khi bão chưa đổ bộ bởi phòng hơn chống”, Thủ tướng phát biểu.
Trong đó, Thủ tướng nhấn mạnh một số nhiệm vụ như: Khẩn trương rà soát, kêu gọi tàu thuyền, ngư dân nằm trong vùng nguy hiểm tìm nơi tránh trú, kêu gọi ngư dân không đánh bắt trong những ngày này; rà soát kiên quyết sơ tán người dân tại những nơi nguy hiểm; bảo đảm an toàn hồ đập, lồng bè nuôi trồng thủy sản; bảo vệ học sinh, khách du lịch; bảo vệ di sản, nhất là phố cổ Hội An; ứng phó với áp thấp nhiệt đới, hoàn lưu bão, nguy cơ sạt lở đất, lũ lụt sau bão…
Tỉnh Quảng Ngãi: Lãnh đạo huyện đảo Lý Sơn cho biết, đến nay còn 17 hộ dân chưa di dời, huyện không di dời tập trung mà xen ghép với các hộ dân khác. Thủ tướng yêu cầu nếu tình hình căng thẳng, có thể tính tới phương án di dời dân vào đất liền. Lãnh đạo huyện đảo cho biết, nếu cần có thể huy động hầm quân sự để người dân tránh trú.
Tỉnh Quảng Nam: Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trí Thanh cho biết, đến nay gần như toàn bộ diện tích lúa và 85% diện tích thủy sản đã được thu hoạch. Chỉ còn 3 tàu thuyền đang trong vùng nguy hiểm nhưng dự kiến 10h sáng nay sẽ thoát khỏi vùng nguy hiểm.
Theo số liệu cập nhật, hơn 44.000 hộ dân được di dời. Lương thực đã được bố trí dự trữ, đặc biệt là khu vực vùng núi có nguy cơ chia cắt cao. Các hồ thủy điện đang ở mực nước thấp, nên có thể yên tâm về khả năng đón lũ với 900 triệu mét khối nước. Lực lượng thanh niên xung kích với 12.000 người đã sẵn sàng. Sau cuộc họp, tỉnh sẽ triển khai 3 đoàn công tác tới địa phương để ứng phó bão.
Video đang HOT
Tỉnh Thừa Thiên Huế: Lãnh đạo xã Phú Diên, huyện Phú Vang cho biết, đã phân công các đảng ủy viên về các thôn để kiểm tra; đặc biệt quan tâm người già, trẻ em, người ốm, phụ nữ mang thai…; chuẩn bị lương thực, thực phẩm, nước uống, nhu yếu phẩm cho người dân và hệ thống nghe nhìn trong những ngày bão…
Tỉnh Bình Định: Lãnh đạo phường Lê Lợi, thành phố Quy Nhơn báo cáo, 9 tàu của phường đã vào nơi tránh trú an toàn. Trên địa bàn chưa có người dân nào phải di dời.
Tỉnh Kon Tum: Lãnh đạo xã Pờ Ê, huyện Kon Plong cho biết, đội ngũ cán bộ đã chia làm các tổ đi vận động người dân không đi rừng, qua sông qua suối trong những ngày này, chuẩn bị đề phòng các điểm sạt lở; học sinh đã nghỉ học ở nhà… để ứng phó bão.
Tỉnh Quảng Trị: Lãnh đạo huyện Triệu Phong cho biết, huyện có hơn 660 tàu thuyền các loại đã vào khu neo đậu an toàn, không còn ngư dân trên biển. Hơn 1.700 hộ hơn 6.000 nhân khẩu đã có phương án di dời. Học sinh nghỉ học từ chiều 27/9.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cho biết, sau khi kiểm tra, ông nhận định các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi và Đà Nẵng đã nghiêm túc triển khai công tác phòng chống bão.
Bộ trưởng nhấn mạnh quan điểm “không hối tiếc” khi ứng phó cơn bão này bởi mọi sự thiệt hại về tính mạng và tài sản có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Trên biển còn 9 tàu đang di chuyển về phía Nam vào nơi an toàn, 3 tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định phải quyết liệt, tích cực hơn bởi không loại trừ khả năng bà con sẽ đánh bắt khi thấy cá nhiều do bão.
Bão số 4 Noru: Hàng loạt tỉnh miền Trung cấm biển, chủ động cho học sinh nghỉ học
Bão số 4 Noru khả năng sẽ còn mạnh thêm, di chuyển nhanh hướng vào Trung Bộ nên công tác ứng phó đang diễn ra rất khẩn trương.
Vị trí và hướng di chuyển tiếp theo của bão số 4 Noru. (Ảnh: Trung tâm Dự báo KTTVQG)
Bão còn mạnh thêm, hướng vào Trung Bộ
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 7 giờ sáng nay (26/9), bão số 4 Noru đang ở trên vùng biển phía Đông khu vực Bắc và giữa Biển Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 720km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 (118-133km/giờ), giật cấp 14. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 210km tính từ tâm bão; bán kính gió mạnh từ cấp 10, giật từ cấp 12 trở lên khoảng 100km tính từ tâm bão.
Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 20-25km có xu hướng mạnh thêm.
Đến 7 giờ ngày 27/9, tâm bão cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 190km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 13 (134-149km/giờ), giật cấp 16.
Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 20-25km và tiếp tục mạnh thêm.
Đến 7 giờ ngày 28/9, bão số 4 ở trên khu vực biển Quảng Trị-Quảng Ngãi. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 13-14 (134-166km/giờ), giật cấp 16.
Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 20-25km, đi vào đất liền khu vực Trung Trung Bộ, suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới, sau đó tiếp tục suy yếu thành một vùng áp thấp trên khu vực Thái Lan.
Từ chiều 27/9 đến ngày 28/9 ở khu vực Trung Trung Bộ, Bắc Tây Nguyên mưa to đến rất to và dông kèm gió giật mạnh, lượng mưa phổ biến 150-300mm, có nơi trên 350mm. Từ 28-30/9 mưa có xu hướng mở rộng ra khu vực Bắc Trung Bộ.
Nhiều tỉnh lên phương án cho học sinh nghỉ học
Tại Quảng Ngãi: Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh đã thông báo cho học sinh toàn tỉnh nghỉ học từ ngày 27/9 đến khi có thông báo mới để tránh bão số 4 (Noru), đảm bảo an toàn tính mạng của học sinh, giáo viên.
Cấm tất cả các phương tiện, tàu, thuyền ra biển hoạt động (bao gồm cả phương tiện vận tải hành khách tuyến Sa Kỳ - Lý Sơn và ngược lại) từ 12 giờ ngày 26/9/2022 cho đến khi có thông báo chính thức.
Hoàn thành việc kêu gọi tàu, thuyền trước 10 giờ ngày 26/9/2022; hoàn thành việc neo đậu, sắp xếp tàu, thuyền, lồng bè tại khu neo trú trước 08 giờ ngày 27/9/2022.
Ngư dân Quảng Nam đưa tàu lên bờ trú bão. Ảnh báo Quảng Nam
Tại Quảng Trị: UBND tỉnh Quảng Trị yêu cầu Sở GD-ĐT chủ động cho học sinh nghỉ học nhằm đảm bảo an toàn.
Nghiêm cấm tàu thuyền ra khơi từ 19 giờ ngày 25/9/2022; việc sắp xếp tàu thuyền vào các nơi neo đậu, tránh trú đảm bảo an toàn trên địa bàn tỉnh hoàn thành trước 17 giờ ngày 26/9/2022
Tại Quảng Nam: Chủ tịch UBND tỉnh đã ra công điện yêu cầu Sở GD-ĐT, các địa phương và trường học chủ động quyết định cho học sinh, sinh viên, học viên nghỉ học tùy tình hình thực tế diễn biến của bão và mưa lũ.
Đồng thời, nghiêm cấm tàu thuyền ra khơi kể từ 0 giờ ngày 26/9. Công tác sơ tán dân ở những nơi nguy hiểm phải hoàn thành trước 9 giờ ngày 27/9; đồng thời đảm bảo lương thực, các nhu cầu thiết yếu tại nơi tổ chức sơ tán tập trung.
Tại Đà Nẵng: UBND TP Đà Nẵng đang lên phương án thành lập Sở chỉ huy tiền phương (bao gồm các thành viên nòng cốt Bộ Chỉ huy Quân sự TP; Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng TP; Công an TP; Sở NN&PTNT...), chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để lãnh đạo UBND TP tập trung chỉ huy, chỉ đạo ứng phó với bão số 4 Noru.
Sở GD-ĐT được giao chủ động việc cho học sinh, sinh viên, học viên nghỉ học.
Tại Bình Định: UBND tỉnh ban hành công điện yêu cầu Hiệu trưởng các trường học tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến của mưa bão, chủ động cho học sinh nghỉ học để đảm bảo an toàn.
Tỉnh Bình Định cũng cấm biển từ 6h sáng ngày 26/9.
Bộ Giáo dục và Đào tạo: Bộ trưởng yêu cầu Giám đốc Sở GD-ĐT tạo các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Thuận theo dõi thường xuyên diễn biến của mưa bão; phối hợp chặt chẽ với Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn, lực lượng cứu hộ địa phương để kịp thời ứng phó trong trường hợp khẩn cấp; Bảo đảm an toàn cho học sinh, giáo viên khi đến trường. Những nơi nguy hiểm do mưa bão cần kịp thời thông báo cho học sinh nghỉ học; Sẵn sàng hỗ trợ người dân tránh trú trong các trường học khi bảo đảm an toàn.
Chủ động các biện pháp phòng tránh mưa ngập, lên phương án bảo đảm an toàn, giảm thiểu thiệt hại về cơ sở vật chất, công trình trường học, tài liệu, sách vở và dụng cụ học tập. Chủ động khắc phục hậu quả mưa lũ (nếu có) để sớm đưa hoạt động dạy và học trở lại bình thường.
Cán bộ, chiến sĩ Trường Sa khẩn trương ứng phó bão Noru Đến 17h chiều nay 26-9, cán bộ, chiến sĩ các đảo Sinh Tồn, Đá Tây, Trường Sa đã hướng dẫn cho 47 tàu cá với hơn 1.000 ngư dân vào âu tàu tránh trú bão an toàn. Cán bộ, chiến sĩ ở Trường Sa giúp nhân dân chằng buộc mái nhà - Ảnh: NGUYỄN NINH Trước những diễn biến phức tạp của cơn...