Thủ tướng trao tặng Bằng khen cho 25 tập thể, 39 cá nhân điển hình “Dân vận khéo”
Chiều 10/10, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã gặp mặt thân mật các điển hình “ Dân vận khéo” toàn quốc.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao tặng Bằng khen cho Hội LHPN xã Đạ Lây (huyện Đạ Tẻh, Lâm Đồng) vì đã có thành tích tiêu biểu trong phong trào thi đua “Dân vận khéo” giai đoạn 2015 – 2020
Cùng dự có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư TƯ Đảng, Trưởng Ban Dân vận TƯ Trương Thị Mai, lãnh đạo một số bộ, ban, ngành và 203 đại biểu điển hình “Dân vận khéo”, trong đó người cao tuổi nhất là 78 tuổi, trẻ nhất là 26 tuổi.
Phong trào thi đua “Dân vận khéo” được phát động từ năm 2009. 10 năm qua, cả nước đã bình chọn, tôn vinh hơn 900.000 mô hình, điển hình “Dân vận khéo” trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Theo Trưởng Ban Dân vận TƯ Trương Thị Mai, sau cuộc gặp mặt lần đầu vào năm 2015 với 85 đại biểu điển hình tiên tiến, cuộc gặp mặt lần này đã đông đủ hơn với những thành tích toàn diện của công tác dân vận khéo mà cán bộ, đảng viên của hệ thống chính trị đã làm được trong thời gian qua.
Ghi nhận những kết quả mà phong trào “Dân vận khéo” đã đạt được trong thời gian qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ niềm vui mừng và mong muốn rằng trong thời gian tới, Ban Dân vận TƯ tiếp tục phối hợp hiệu quả với các ban, bộ, ngành của TƯ; cấp ủy, chính quyền các địa phương tích cực tham mưu với Đảng, Nhà nước các chủ trương, giải pháp tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận (CTDV); đặc biệt là phát huy vai trò của nhân dân tham gia xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị thật vững mạnh.
“Nhân rộng hơn nữa các điển hình, tấm gương tốt về CTDV trong toàn xã hội. Đặc biệt, đội ngũ cán bộ các cấp nói chung, cán bộ làm CTDV nói riêng cần phải “sống cùng dân, chết cùng dân lăn lộn thuyết phục”, đặt quyền lợi của nhân dân lên trên hết, để nhân dân hết lòng ủng hộ sự nghiệp cách mạng, chung sức, đồng lòng dựng xây đất nước”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.
Video đang HOT
Theo Thủ tướng, các đại biểu điển hình có mặt hôm nay chính là những tấm gương sáng để công tác dân vận khéo thành phong trào cách mạng thiết thực, hiệu quả. Từ đây, những kinh nghiệm quý từ công tác “Dân vận khéo” được tổng kết, để chúng ta hiểu dân, nắm dân, nói cho dân tin và làm cho người dân hiểu và ủng hộ.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao tặng Bằng khen cho chị Đào Thị Tám (TP Đồng Hới, Quảng Bình) vì đã thành tích tiêu biểu trong phong trào thi đua “Dân vận khéo” giai đoạn 2015 – 2020
Chia sẻ cảm súc ngay sau khi nhận Bằng khen của Thủ tướng, chị Đào Thị Tám, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc HTX sản xuất kinh doanh dịch vụ, Chế biến Thủy sản Long Tám (xã Bảo Ninh, TP Đồng Hới, Quảng Bình), bày tỏ niềm vui mừng và phấn khởi.
“Trước thực trạng chị em trên địa bàn không có việc làm, tôi đã thành lập HTX và vận động chị em tham gia, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho chị em. Từ cảnh nghèo đói, đến nay nhiều chị em trong HTX đã vươn lên thoát nghèo”, chị Đào Thị Tám chia sẻ.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Dân vận là phải xắn tay áo lo việc cho dân
Thủ tướng nêu rõ, các cấp chính quyền không được "khoán trắng" cho công tác dân vận; phải cùng xắn tay áo lo việc cho dân.
Chiều 10/10, tại trụ sở Chính phủ, gặp mặt các điển hình "Dân vận khéo" toàn quốc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ các cấp chính quyền không được "khoán trắng" cho công tác dân vận; phải cùng xắn tay áo lo việc cho dân, từ việc thiết kế chính sách đến vận động, nêu gương.
Công tác dân vận cần tiếp tục nâng cao hiệu quả, chống bệnh hình thức, hành chính. Nhiều việc dân vận phải xắn tay áo cùng làm với hệ thống chính trị nhưng " cũng có chỗ, có nơi khi xảy ra sự việc thì không thấy người làm dân vận ở đâu mà chỉ thấy mấy anh công an...". Thủ tướng nhấn mạnh, thuyết phục và nêu gương là vấn đề quan trọng nhất trong lãnh đạo chứ không phải dùng quyền lực.
Tại buổi gặp mặt, Thủ tướng hoan nghênh 203 điển hình "Dân vận khéo" từ mọi miền Tổ quốc về Hà Nội dự cuộc gặp mặt vào đúng dịp kỷ niệm 1.010 năm Thăng Long - Hà Nội, 66 năm giải phóng Thủ đô khi Hà Nội bước vào mùa đẹp nhất trong năm. Sự có mặt của các đại biểu, từ các thành phần, lứa tuổi, vùng miền đã "nói lên sự đoàn kết của chúng ta, nói lên tính chất dân vận đa dạng, phong phú".
Thủ tướng nêu rõ, sự nghiệp cách mạng của đất nước muốn thành công phải dựa vào dân, "muốn làm được thì phải nói cho dân hiểu, làm cho dân tin". Do đó, công tác dân vận rất quan trọng, có ý nghĩa lớn lao. " Các đồng chí ngồi trong hội trường hôm nay chính là những tấm gương sáng để công tác dân vận khéo thành phong trào cách mạng thiết thực, hiệu quả". Từ đây, những kinh nghiệm quý từ công tác "dân vận khéo" được tổng kết, để chúng ta hiểu dân, nắm dân, nói cho dân tin và làm cho người dân hiểu và ủng hộ.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại buổi gặp mặt. (Ảnh: VGP)
Thủ tướng lấy ví dụ về thành tựu trong phòng chống đại dịch COVID-19 vừa qua, " nếu không có sự ủng hộ của người dân thì liệu chúng ta có trở thành một điểm sáng của thế giới về ngăn chặn đại dịch hay không". Thế giới đánh giá cao Việt Nam về phòng chống dịch COVID-19, phát triển KT-XH, nằm trong số ít nước đạt tăng trưởng dương. "Tôi nghĩ công này của người dân rất lớn lao".
Theo Thủ tướng, dân vận là công việc khó, nhất là trong thời điểm hiện nay có nhiều thách thức. Khó là vì, như đại biểu Vĩnh Long đã nói, đụng chạm đến quyền lợi của người dân trong quá trình vận động và sự chống phá, chia rẽ của các thế lực thù địch, của các thông tin xấu độc trên mạng xã hội.
Công tác chính quyền thường là về chỉ đạo, mệnh lệnh hành chính nhưng có người quên rằng, chính người làm công tác chính quyền càng phải làm công tác dân vận thông qua nêu gương, thông qua các chính sách, cách làm phục vụ nhân dân.
" Anh muốn dân hiểu thì phải nói cho dân nghe, dành thời gian lắng nghe của ý kiến của người dân", Thủ tướng nhắc lại và chia sẻ, vừa qua chúng ta đã cố gắng làm việc này, sửa các khuyết điểm, nhất là bệnh quan liêu, xa dân, không minh bạch.
Qua đó, quan hệ giữa các cấp chính quyền và người dân tốt hơn. Mối quan hệ giữa Chính phủ, Thủ tướng với Ban Dân vận Trung ương nhịp nhàng, thường xuyên, đây cũng là sự thuyết phục để các cấp chính quyền định kỳ làm việc với các ban dân vận.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng các đại biểu tham dự buổi gặp mặt. (Ảnh: VGP)
Thủ tướng nhấn mạnh, công tác này không chỉ ban dân vận làm mà là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị. " Đây là một yêu cầu quan trọng mà nhân dịp này, tôi muốn thông tin đến các gương điển hình tiên tiến để các đồng chí giám sát trách nhiệm của chủ tịch UBND, trưởng thôn, bí thư chi bộ, bí thư đảng bộ các cấp có làm tốt việc xử lý nguyện vọng của nhân dân hay không".
Theo Thủ tướng, muốn làm tốt công tác dân vận thì phải có người tham mưu, đề xuất các giải pháp, "một người lo bằng cả kho người làm". Đặc biệt, phải có những tấm gương tốt, lan tỏa trong đời sống xã hội. 203 điển hình dự cuộc gặp mặt hôm nay là quý nhưng nhân con số này lên hàng vạn lần thì càng quý hơn, Thủ tướng mong muốn, để làm sao củng cố niềm tin trong nhân dân. Phải đặt quyền lợi của người dân lên trên hết.
Công tác dân vận cần đổi mới nội dung, phương thức tuyên truyền vận động người dân để khơi dậy tinh thần yêu nước. Thủ tướng lấy ví dụ, trước tình hình mưa lũ ở các tỉnh miền Trung, các địa phương, mặc dù đang bận việc tổ chức Đại hội Đảng, phải quan tâm bảo vệ tính mạng, tài sản cho người dân; phát động các phong trào "lá lành đùm lá rách" hỗ trợ người có hoàn cảnh khó khăn. Đó chính là sự sáng tạo, gắn liền với các vấn đề thời sự của đất nước, chứ không thể máy móc, "xuân thu nhị kỳ" trong làm công tác dân vận.
Tại cuộc gặp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã trao bằng khen của Thủ tướng cho các tập thể, cá nhân xuất sắc trong công tác dân vận.
Thủ tướng gặp mặt các điển hình "Dân vận khéo" toàn quốc Thủ tướng nêu rõ sự nghiệp cách mạng của đất nước muốn thành công phải dựa vào dân, "muốn làm được phải nói cho dân hiểu, làm cho dân tin." Do đó, công tác dân vận rất quan trọng, có ý nghĩa lớn lao. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho các cá nhân. (Ảnh: Thống...