Thủ tướng trăn trở về cơ chế nâng cao năng suất lao động
Chiều nay, 24.9, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các thành viên Chính phủ đã có cuộc chia sẻ với các đại biểu tham dự diễn đàn “Cùng cả nước nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và phát triển bền vững đất nước”, trong khuôn khổ của Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XII.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại diễn đàn Đại biểu tham gia diễn đàn “Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và phát triển bền vững đất nước”. (Ảnh: T.A)
Những trăn trở của Thủ tướng
Trao đổi tại diễn đàn, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh vai trò của năng lực cạnh tranh quốc gia và phát triển bền vững đất nước.
“Nói đến năng lực cạnh tranh quốc gia là đề cập tổng hợp các yếu tố: Thể chế, chính sách, năng lực vận hành nền kinh tế và các nhân tố quyết định mức độ hiệu quả, năng suất trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh, mang lại sự thịnh vượng bền vững cho quốc gia” – Thủ tướng đề cập.
Thủ tướng đặt ra nhiều câu hỏi cho đại biểu về các vấn đề liên quan tới thời cơ và thách thức trong sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước; đánh giá về năng suất lao động và cơ chế thay đổi năng suất lao động ở Việt Nam; người lao động cần làm gì để ứng dụng khoa học công nghệ…?Thủ tướng cho rằng phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường.
Trả lời câu hỏi của Thủ tướng về thách thức và thuận lợi mà Việt Nam đang phải đối mặt, ông Trần Quang Huy – Chủ tịch Công đoàn ngành Công Thương cho rằng, bên cạnh thuận lợi Việt Nam đang phải đối mặt với thách thức về trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; những thách thức về sự thoái vốn Nhà nước;…
Trước thực tế trên, ông Huy đề xuất: “Chính phủ cần quyết tâm xây dựng chính phủ kiến tạo, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển; thứ hai tăng cường đào tạo lao động chất lượng cao để ứng phó với cách mạng 4.0. Hướng tới đầu tư để lao động có thể học tập suốt đời; thêm nữa tăng cường giảm sự phân hoá giàu nghèo; hỗ trợ công đoàn xây dựng nhà ở, khu sinh hoạt cho công nhân lao động”.
Cứ gia đình có cưới hỏi, lễ lạt là lại xin nghỉ
Chia sẻ thêm, đại biểu Bùi Sỹ Lợi – Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội cho rằng, thời gian qua kinh tế vĩ mô của Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực. Từ quý II.2017 nền kinh tế có sự đổi chiều tăng trưởng tốc độ cao hơn. Để có kết quả này, rõ ràng Chính phủ đã có những đổi mới mang tính toàn diện.
“Năng suất lao động của chúng ta đã tăng lên rất nhiều. Năng suất lao động đã đạt 102 triệu đồng/lao động. Mặc dù vậy năng suất lao động vẫn còn thấp hơn các quốc gia phát triển trong khu vực”, ông Lợi nói.
Ông Lợi cho rằng năng suất lao động thấp của chúng ta thấp là do trình độ lao động của chúng ta thấp, chưa qua đào tạo nghề. “Lao động của chúng ta đông, nhưng trình độ lao động thấp. Hiện nay chỉ có khoảng hơn 23-25 % lao động có bằng cấp, còn lại hơn 75% là lao động chưa có bằng cấp chứng chỉ, lao động có trình độ thấp”, Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội tâm tư.
Video đang HOT
Đại biểu tham gia diễn đàn “Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và phát triển bền vững đất nước”. Ảnh: T.A
Bà Nguyễn Khoa Hoài Hương – Chủ tịch Liên đoàn Lao động Thừa Thiên Huế đồng tình với ý kiến của ông Bùi Sỹ Lợi. Bà Hương cho rằng hiện nay vấn đề thu nhập lao động thấp hơn cả thu nhập bình quân. Điều này không khuyến khích được lao động làm việc. Thêm vào đó, nhiều lao động đến từ các vùng quê, chủ yếu lao động từ nông nghiệp, chưa quen tác phong công nghiệp. Cứ gia đình có cưới hỏi, lễ lạt là lại xin nghỉ.
“Hiện nay chúng ta đào tạo nặng lý thuyết chứ không gắn với thực hành nên ra trường lao động không làm được. Thứ 2 lao động chưa có tác phong công nghiệp, không sắp xếp công việc khoa học. Thứ 3 là lao động còn chưa thích ứng, tận dụng được thế mạnh khoa học công nghệ, chưa sáng tạo” – ông Dân phân tích.Trong khi đó, ông Trần Quý Dân – Chủ tịch công đoàn của Công ty may 10 cho rằng năng suất lao động thấp là do khâu đào tạo.
Ông Dân cho rằng, để có năng suất lao động cao, doanh nghiệp và người lao động cần có mối quan hệ chặt chẽ. Người lao động cần phải tự tin vào năng lực bản thân, để hội nhập. Lao động cũng cần phải chủ động tham gia ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất từ đó thay đổi năng suất lao động.
Cũng tại Diễn đàn, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh, khi đề cập tới năng suất cần phải nói đến vấn đề chuyển dịch cơ cấu lao động. Hiện nay tỷ lệ lao động ở lĩnh vực nông nghiệp nông thôn vẫn còn rất cao (chiếm 38%), đây chính là điều căn bản, cần thay đổi.
“Muốn đẩy mạnh năng suất lao động cần giải quyết hài hoà nhiều yếu tố như: Đào tạo nghề; cải cách tiền lương; ứng dụng khoa học công nghệ; xây dựng môi trường doanh nghiệp…” – Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh.
Cũng tại diễn đàn, Quyền Bộ trưởng Bộ TTTT Nguyễn Mạnh Hùng; Bộ trưởng Bộ LĐTBXH Đào Ngọc Dung và Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã giải đáp thắc mắc của các đại biểu trong diễn đàn xung quanh việc đảm bảo an toàn mạng; giải quyết nhà ở cho công nhân; chất lượng lao động; chất lượng đào tạo… Chiều 24.9, Đại Hội đã biểu quyết thông qua điều lệ Công đoàn.
Theo Danviet
Năng suất lao động người Singapore cao gấp 20 lần người Việt Nam?
Theo Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Thái Lan, năng suất lao động của người Việt Nam khá thấp so với các quốc gia xung quanh. Một số kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, năng suất lao động của một người Singapore cao gấp 20 lần năng suất lao động của một người Việt Nam.
Ngày 21/4, Bí thư Thành uỷ TPHCM Nguyễn Thiện Nhân cùng Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong gặp gỡ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn thành phố với chủ đề: "Đột phá cơ chế, cùng doanh nghiệp phát triển TPHCM nhanh, bền vững".
Tại đây, Bí thư Thành uỷ Nguyễn Thiện Nhân cho biết, nếu năm 2016 thành phố chỉ thu hút được 3,46 tỷ USD đầu tư trực tiếp nước ngoài thì năm 2017 là 6,6 tỷ USD, tăng hơn 90%. Nhờ vậy, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của TPHCM từ chỗ chỉ chiếm 13% cả nước năm 2016, đến năm 2017 chiếm 18,4% của cả nước (35,88 tỷ USD).
Theo ông Nguyễn Thiện Nhân, thành phố sẽ tiếp tục đẩy mạnh đổi mới cơ chế sáng tạo và sử dụng các nguồn lực hiệu quả hơn. Việc lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án được tiến hành chủ yếu bằng hình thức tổ chức đấu thầu công khai, minh bạch.
Theo người đứng đầu Đảng bộ TPHCM, năm 2018 cũng là năm thành phố triển khai Đề án "Xây dựng thành phố trở thành đô thị thông minh giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến năm 2025". Vì vậy, Bí thư Nhân mong muốn nhận được sự chia sẻ kinh nghiệm quốc tế trong việc xây dựng đô thị thông minh.
Bí thư Thành uỷ TPHCM Nguyễn Thiện Nhân mong muốn các nước chia sẻ, hỗ trợ thành phố trong quá trình xây dựng thành phố thông minh
Bí thư Nhân cho biết để đẩy mạnh khởi nghiệp sáng tạo, thành phố sẽ huy động lực lượng tư vấn trong và ngoài nước để thiết kế xây dựng một khu đô thị sáng tạo của thành phố, tích hợp 3 quận là quận 2, quận 9 và quận Thủ Đức. Nơi đây với 12 trường đại học, trên 1.500 giảng viên có trình độ tiến sĩ, 70.000 sinh viên, dân số khoảng 1 triệu người sẽ làm hạt nhân trong việc triển khai cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
"Chúng tôi muốn xây dựng Khu đô thị sáng tạo phía Đông thành phố thành đầu tàu đưa thành phố trở thành đô thị thông minh, ông Nhân nói.
Phát biểu tại buổi gặp gỡ, bà Saranya Skontanarak, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Thái Lan (TBA), cho biết TPHCM đang nỗ lực cải cách hành chính. Do đó, bà đề nghị cần mở hội thảo để thành phố diễn giải các quy định mới về thủ tục hải quan, thuế, đăng ký doanh nghiệp...
Theo Chủ tịch TBA, hiện năng suất lao động của người Việt Nam khá thấp so với các quốc gia xung quanh. Một số kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, năng suất lao động của một người Singapore có thể gấp 20 lần người Việt Nam và người Thái Lan cũng có năng suất lao động gấp 3 lần người Việt Nam.
Bà Saranya Skontanarak, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Thái Lan (TBA)
Do đó, bà Saranya Skontanarak mong muốn TPHCM phát triển hơn nữa các chương trình phát triển nhân lực, đào tạo để nâng cao chất lượng nguồn lao động, năng suất lao động hiệu quả hơn. "Vấn đề không chỉ nằm ở cấp độ lao động phổ thông, lao động kỹ thuật mà kể cả cấp độ quản lý", Chủ tịch TBA nói.
Góp ý về công cuộc xây dựng đô thị thông minh của TPHCM, bà Saranya Skontanarak tin rằng không chỉ là vấn đề ở công nghệ, hay cách thức xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển công nghiệp 4.0. Theo bà, vấn đề con người rất quan trọng vì con người sống và vận hành thành phố thông minh. Do đó, cần phải cải thiện các yếu tố cơ bản như hành vi ứng xử của con người trong thành phố sao cho thông minh.
"Thực ra ở rất nhiều nơi chúng ta có thiết bị hiện đại và tự động nhưng con người không biết quy tắc và không thể sử dụng máy móc hiện đại vì sợ hỏng", Chủ tịch TBA nói.
Tại buổi gặp gỡ, nhiều Hiệp hội Doanh nghiệp của các quốc gia cũng chia sẻ các vấn đề về xây dựng thành phố thông minh, kiến nghị một số vấn đề liên quan đến thuế, Luật Bảo vệ môi trường...
Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong (bên phải) trao đổi cùng các đại biểu tại buổi gặp gỡ
Tại buổi gặp gỡ, Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong cho biết hiện nay, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có những đóng góp quan trọng đối với kinh tế - xã hội thành phố, chiếm 17% GRDP và đóng góp 55,9% kim ngạch xuất khẩu của thành phố. Ngoài ra, tạo công ăn việc làm cho 270.000 lao động trực tiếp và hàng triệu lao động gián tiếp.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, tác động lan toả từ doanh nghiệp nước ngoài đến doanh nghiệp trong nước chưa được như kỳ vọng. Cụ thể, tỷ lệ chuyển giao công nghệ vẫn chưa cao; trong cơ cấu đầu tư, doanh nghiệp nước ngoài vẫn ưu tiên lĩnh vực bất động sản (chiếm 43% tổng nguồn vốn đầu tư).
Bên cạnh đó, việc tổ chức cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh ở một số nơi chưa đạt yêu cầu, có tình trạng "trên nóng dưới lạnh", cộng với những đòi hỏi thực tiễn của doanh nghiệp nước ngoài lớn hơn rất nhiều so với khả năng của thành phố.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư, ông Nguyễn Thành Phong cho biết thành phố xác định 5 định hướng:
Thứ nhất, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư. Trong đó, phấn đấu doanh nghiệp kê khai nộp thuế điện tử đạt 98%, tỷ lệ doanh nghiệp nộp thuế điện tử đạt 90%; giảm 50% thời gian tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ hải quan và kiểm tra thực tế hàng hoá.
Về đất đai, thành phố rút ngắn thời gian giải quyết các thủ tục liên quan đến đăng ký quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất từ 57 ngày xuống còn 14 ngày đối với tổ chức và doanh nghiệp. Ngoài ra, tổ công tác về đầu tư của thành phố sẽ giảm ít nhất 50% thời gian xử lý so với quy định.
Thứ hai, TPHCM sẽ lập tổ công tác liên ngành về đất đai để giải quyết 2 vấn đề lớn mà nhà đầu tư quan tâm: xác định cơ bản chi phí đền bù giải phóng mặt bằng và không phát sinh thêm; dự kiến hoàn thành thời gian giải phóng mặt bằng và giao đất sạch cho nhà đầu tư.
Thứ ba, quan điểm của thành phố là các doanh nghiệp bình đẳng trước pháp luật, không hình sự hoá quan hệ kinh tế, công tác thanh, kiểm tra lồng ghép nhiều nội dung và chỉ kiểm tra 1 lần trong năm.
Thứ tư, thành phố cam kết giải quyết mọi khó khăn của doanh nghiệp, tiếp thu, nghiên cứu những đề xuất và phản hồi đến từng doanh nghiệp.
Thứ năm, tất cả các cơ chế, chính sách đặc thù TP nghiên cứu và triển khai theo Nghị quyết 54 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TPHCM sẽ góp phần làm cho doanh nghiệp lớn mạnh, không tạo thêm gánh nặng cho doanh nghiệp nước ngoài.
Quốc Anh
Theo Dantri
Tăng cường kiểm tra, nợ bảo hiểm xã hội giảm mạnh Tính đến hết tháng 8.2018, tỷ lệ nợ bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) toàn quốc chỉ ở mức 3,3%, giảm 30% so với cùng kỳ 2017. Theo ông Đào Việt Ánh - Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam, có được kết quả khả quan đó là nhờ nỗ lực lớn của ngành BHXH, trong đó có giải...