Thủ tướng trả lời chất vấn: Nhà nghiên cứu Trung Quốc nghĩ gì?
Theo nhà nghiên cứu Dương Danh Dy, ứng xử của Việt Nam với Trung Quốc là “vừa hợp tác, vừa đấu tranh”. Với Mỹ cũng phải như vậy.
Trong phần chất vấn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chiều ngày 19/11, nhiều đại biểu (ĐB) QH đã đặt vấn đề liên quan đến kinh tế, chủ quyền biển đảo.
ĐB Thích Thanh Quyết (Quảng Ninh) hỏi Thủ tướng quan điểm của Nhà nước ta về chủ quyền trên biển Đông và quan hệ với Trung Quốc sau sự việc Trung Quốc kéo và rút giàn khoan Hải Dương-981 trên vùng biển Việt Nam?
Thủ tướng khẳng định, đối với Trung Quốc hay tất cả các nước trên thế giới, về đối ngoại, nước ta đều phải thực hiện kiên trì đường lối độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ. Chủ động, tích cực hợp tác quốc tế trên cơ sở là tôn trọng độc lập chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; bình đẳng cùng có lợi vì lợi ích quốc gia, dân tộc; tuân thủ Hiến chương Liên Hiệp Quốc, thực hiện đúng các cam kết, công ước quốc tế.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trả lời chất vấn. Ảnh Vnexpress
“Đối với ta thì Trung Quốc là láng giềng. Chúng ta hết sức và mãi mãi mong muốn Việt Nam và Trung Quốc chân thành hợp tác để gìn giữ hòa bình ổn định, cùng phát triển, để thực hiện một cách thực chất, thật sự 16 chữ vàng, 4 tốt; để đem lại lợi ích cho cả hai nước cùng phát triển. Chúng ta mong muốn hai nước chân thành và hợp tác để giải quyết những bất đồng của hai nước về biên giới lãnh thổ trên biển đảo theo luật pháp quốc tế. Chúng ta mong muốn như thế, làm hết sức mình như thế và mong muốn cùng với Trung Quốc thực hiện như thế”, Thủ tướng phát biểu.
Video đang HOT
“Vừa hợp tác, vừa đấu tranh” là 6 chữ Thủ tướng sử dụng để mô tả đường lối đối ngoại của Việt Nam với Trung Quốc sau sự kiện Trung Quốc kéo và rút giàn khoan Hải Dương-981 trên vùng biển Việt Nam.
Theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, không chỉ với Trung Quốc mà với bất cứ nước nào trên thế giới, chúng ta cũng phải “vừa hợp tác, vừa đấu tranh” để có hòa bình ổn định, để có hữu nghị, tin cậy lẫn nhau, hợp tác cùng phát triển, đồng thời bảo vệ độc lập chủ quyền đất nước.
Đánh giá về phần trả lời này của Thủ tướng, nhà nghiên cứu Dương Danh Dy – nguyên Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh, nguyên Tổng lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu, Trung Quốc cho rằng: “Thủ tướng phát biểu như vậy là rất đúng và phù hợp với xu thế”.
Nhà nghiên cứu Dương Danh Dy
Lí giải về nhận định của mình, ông Dương Danh Dy nói: “Nước ta ở bên cạnh Trung Quốc, không thể di chuyển đi đâu được nên phải giữ quan hệ hợp tác với Trung Quốc”.
Nhà nghiên cứu tái khẳng định quan điểm của mình là Việt Nam phải tăng cường hợp tác với Trung Quốc. Tuy nhiên, nếu Trung Quốc có hành động nào quá đáng thì nhất quyết chúng ta phải đấu tranh.
“Quan điểm của tôi là không chỉ với Trung Quốc, ngay cả với Mỹ cũng phải như vậy. Cần phải dần bỏ quan điểm Mỹ là Đế quốc, là kẻ thù. Việt Nam cần phải hợp tác nhiều hơn nữa với Mỹ”, ông Dy đưa ra ý kiến.
Viết Cường
Theo_Vietbao
Nợ công của Việt Nam vẫn trong giới hạn cho phép
Các chỉ tiêu về giới hạn nợ công của Việt Nam vẫn trong giới hạn cho phép, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đào Quang Thu khẳng định như vậy tại Hội thảo "Xác định phạm vi nợ công, trần nợ công an toàn của Việt Nam giai đoạn 2014-2020" do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức ngày 13/11, tại Hà Nội.
Theo Thứ trưởng Đào Quang Thu, các chuyên gia, các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều cảnh báo về những thách thức trong vấn đề nợ công hiện nay cũng như trong những năm tới.
Ngoài ra cũng còn có các ý kiến khác nhau về trần nợ công an toàn của Việt Nam . Vì vậy, để có thêm cơ sở khoa học, đề xuất cho Chính phủ, Quốc hội trong điều hành kinh tế vĩ mô nói chung và quản lý nợ công nói riêng, Đề án "Xác định phạm vi nợ công, trần nợ công an toàn của Việt Nam giai đoạn 2014-2020" được xây dựng với mục tiêu làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về nợ công, phạm vi tính toán nợ công, ngưỡng nợ và trần nợ công, kinh nghiệm quốc tế về nợ công, đánh giá thực trạng nợ công và đề xuất ngưỡng nợ công và trần nợ công của Việt Nam trong giai đoạn này. Từ đó, kiến nghị một số giải pháp để hoàn thiện chính sách nợ công của Việt Nam .
Ảnh minh họa (Nguồn: Người lao động)
Theo báo cáo của Học viện Chính sách và Phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), nợ công và nguy cơ khủng hoảng nợ công đang là vấn đề kinh tế nóng bỏng của nhiều quốc gia và khu vực trên thế giới. Ở Việt Nam , vấn đề nợ công và an toàn nợ công đang được Quốc hội, Chính phủ và các nhà nghiên cứu đặc biệt quan tâm. Vẫn còn những ý kiến khác nhau về phạm vi xác định nợ công và mức độ an toàn của nợ công Việt Nam hiện nay.
PGS.TS Đào Văn Hùng, Giám đốc Học viện Chính sách và Phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, tại các nước giải pháp về nợ công có sự khác nhau. Do đó, Việt Nam cũng cần có những bước đi cũng như cách thức phù hợp với thể chế chính trị và kinh tế thì mới đảm bảo được hiệu quả; đặc biệt là ngăn chặn được tác dụng không mong muốn trong nợ công tới nền kinh tế.
Theo TS. Nguyễn Thạc Hoát, Trưởng khoa Tài chính Tiền tệ, Học Viện Chính sách và Phát triển, đánh giá tổng quát về mức độ an toàn nợ công của Việt Nam hiện nay có mức độ rủi ro vỡ nợ thấp nhưng còn tiềm ẩn nhiều rủi ro khác nên triển vọng là "không bền vững"
Báo cáo của Học viện Chính sách và Phát triển cho thấy, hiện tại không có bộ tiêu chuẩn chung về mức ngưỡng an toàn nợ công để áp dụng cho tất cả các nước. Ngân hàng Thế giới (WB) hay Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hiện tại chỉ đưa ra một số chỉ tiêu đánh giá "mức độ rủi ro của nợ nước ngoài" chứ không phải toàn bộ nợ công.
Theo kinh nghiệm quốc tế, các chỉ tiêu an toàn nợ công được xác định dựa vào những yếu tố chủ yếu như:
thực trạng chất lượng và rủi ro nợ công; ảnh hưởng kinh tế vĩ mô; hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển, hệ số tín nhiệm quốc gia.../.
Theo Thúy Hiền (TTXVN)
Kịch bản tăng trưởng kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 Ngày 16/9, tại Hà Nội, Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với Dự án Hỗ trợ tái cơ cấu nâng cao năng lực cạnh tranh Việt Nam tổ chức Tọa đàm với chủ đề "Một số vấn đề về phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2016-2020)". GS.TS Vương Đình Huệ, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Trưởng...