Thủ tướng tiếp các Đại sứ lên đường nhận nhiệm vụ
Chiều tối nay (9/10), tại Trụ sở Chính phủ, tiếp đoàn các Đại sứ, Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài nhiệm kỳ 2019-2022 trước khi lên đường nhận nhiệm vụ, Thủ tướng đề nghị thực hiện tốt nhiệm vụ ngoại giao kinh tế, xúc tiến thương mại và đầu tư, kết nối doanh nghiệp.
Thủ tướng tiếp các Đại sứ, Trưởng cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài. Ảnh/VGP/Quang Hiếu
Báo cáo Thủ tướng tại buổi tiếp, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Quốc Dũng cho biết, các Đại sứ, Trưởng cơ quan đại diện đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, có sự tiếp xúc với các bộ, ngành, địa phương trước khi lên đường nhận nhiệm vụ.
Các Đại sứ, Trưởng cơ quan đại diện đều bày tỏ vinh dự được Đảng, Nhà nước tin tưởng giao nhiệm vụ; cảm ơn Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã quan tâm sâu sắc, giao nhiệm vụ cụ thể. Các Đại sứ khẳng định sẽ phát huy hết tinh thần trách nhiệm cao, phát huy tinh thần gương mẫu của người đứng đầu, đoàn kết nội bộ, nỗ lực hết mình thực hiện các nhiệm vụ được giao.
Chúc mừng các Đại sứ được Đảng, Nhà nước giao trọng trách, Thủ tướng mong muốn các Đại sứ phát huy phẩm chất, năng lực, đạo đức để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Các Đại sứ phải nắm vững, vận dụng nhuần nhuyễn và linh hoạt đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước, qua đó góp phần giữ vững độc lập và tự cường dân tộc, xây dựng môi trường hòa bình, ổn định của đất nước; nâng cao vị thế, vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế.
Thủ tướng cũng đề nghị các Đại sứ luôn sáng tạo và quyết tâm trong thực hiện nhiệm vụ, bền bỉ và trách nhiệm cao trong công việc; kết hợp ngoại giao chính trị với ngoại giao kinh tế, ngoại giao văn hóa để thúc đẩy hợp tác mọi mặt với các nước.
Video đang HOT
Cùng với làm tốt công tác bảo hộ công dân, các Đại sứ cần giúp đỡ người Việt Nam tại nước ngoài giữ gìn truyền thống văn hóa Việt Nam, qua đó khơi dậy lòng tự hào dân tộc, gắn kết cộng đồng người Việt ở nước ngoài với cách làm sáng tạo, tích cực; quan tâm việc dạy tiếng Việt cho con em kiều bào. Đây cũng là mong muốn mà rất nhiều kiều bào bày tỏ với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khi Thủ tướng đến thăm và gặp gỡ kiều bào trong chuyến thăm các nước.
Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Thủ tướng cho biết, kim ngạch thương mại hai chiều của Việt Nam năm nay có thể đạt khoảng 500 tỷ USD. Dù đây là kết quả khả quan nhưng phải đặt mục tiêu này cao hơn, thậm chí cao gấp đôi thời gian tới. Đây cũng là một lý do quan trọng để trong chuyến thăm các nước, Thủ tướng luôn dành thời gian xúc tiến thương mại và đầu tư, gặp gỡ các doanh nghiệp nước ngoài để lắng nghe, tháo gỡ các khó khăn cho nhà đầu tư.
Do đó, Thủ tướng đề nghị các Đại sứ cần tiếp tục đóng góp vào mục tiêu này, thực hiện tốt nhiệm vụ ngoại giao kinh tế, xúc tiến thương mại và đầu tư, kết nối doanh nghiệp. Trong đó một nhiệm vụ quan trọng là nắm bắt, chia sẻ thông tin thị trường các nước cho doanh nghiệp Việt Nam và thông tin về Việt Nam cho doanh nghiệp các nước.
Các Đại sứ cũng phải nhanh nhạy, nắm bắt tình hình các nước, thông tin và tham mưu kịp thời cho Đảng, Nhà nước về chính sách đối ngoại.
Thủ tướng lưu ý các Đại sứ, Trưởng đại diện phải gương mẫu, giữ gìn đoàn kết, gắn bó trong các cơ quan đại diện của Việt Nam, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.
Đức Tuân
Theo Chinhphu
Thủ tướng chủ trì họp Tiểu ban KT-XH phục vụ Đại hội XIII của Đảng
Thủ tướng cho rằng, đột phá về thể chế vẫn là vấn đề cần thiết và tiếp tục phải thực hiện trong giai đoạn tới.
Sáng 1/10, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Tiểu ban Kinh tế - Xã hội chuẩn bị Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII chủ trì họp Thường trực Tiểu Ban, nghe Tổ Biên tập báo cáo việc hoàn thiện các dự thảo văn kiện.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại cuộc họp.
Tại cuộc họp, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, Tổ trưởng Tổ Biên tập báo cáo về việc tổng hợp, nghiên cứu các ý kiến để hoàn thiện các nội dung của các dự thảo Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2030 và phương hướng phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2021-2025.
Trong đó có nội dung về kết quả thực hiện các đột phá chiến lược trong nhiệm kỳ này, xác định các đột phá chiến lược nhiệm kỳ tới; nội dung về mục tiêu tốc độ tăng trưởng kinh tế nhiệm kỳ tới; kết quả cơ cấu lại nền kinh tế gắn với mô hình tăng trưởng hiện nay...
Sau khi các thành viên dự họp có ý kiến, Thủ tướng đánh giá cao Tổ Biên tập có trách nhiệm cao, tiếp thu, nghiên cứu nhiều ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân để hoàn thiện các dự thảo văn kiện. Thủ tướng đề nghị Tổ Biên tập tiếp thu và thể hiện trong các dự thảo văn kiện với tính thuyết phục cao, khơi dậy khát vọng phát triển và thôi thúc lòng người.
Về tốc độ tăng trưởng, Thủ tướng yêu cầu Tổ biên tập cập nhật về tình hình thế giới ngày càng phức tạp, tác động đến trong nước và cho rằng yêu cầu Tổ Biên tập làm rõ các tác động này đối với mục tiêu phấn đấu tăng trưởng.
Người đứng đầu Chính phủ chỉ đạo, dự thảo các báo cáo cần cập nhật tình hình kinh tế - xã hội 9 tháng, khả năng cả năm tăng trưởng từ 6,9 đến 7%.
Về đột phá chiến lược, Thủ tướng cho rằng, đột phá về thể chế vẫn là vấn đề cần thiết và tiếp tục phải thực hiện trong giai đoạn tới. Với phương án đề xuất bổ sung thêm đột phá chiến lược thì phải có lý giải cụ thể, nêu được tác động của các yếu tố mới đối với sự thay đổi mạnh mẽ về tư duy, đột phá trong cách nghĩ, cách làm.
Đối với phần nhiệm vụ, giải pháp, Thủ tướng yêu cầu Tổ Biên tập cần hoàn thiện các giải pháp với những nội hàm nổi bật, các giải pháp phải thực sự trọng tâm, ưu tiên, mang tính đột phá.
Thủ tướng giao Tổ biên tập tiếp thu các ý kiến tại cuộc họp, hoàn thiện tờ trình, các dự thảo báo cáo để trình Trung ương tại kỳ họp tới./.
Theo Vũ Dũng/VOV
Nhiều hoạt động chuẩn bị cho năm ASEAN 2020 Chiều 26-9, tại Trụ sở Bộ Quốc phòng đã diễn ra cuộc họp giữa Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao để chuẩn bị các hoạt động quốc phòng-quân sự trong năm Việt Nam đảm nhiệm cương vị Chủ tịch ASEAN 2020, Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021 và hợp tác với Liên minh...