Thủ tướng: Tiêm phòng ngay người cao tuổi, có bệnh nền, yêu cầu dân “ở yên”
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện 1068 trong đêm 5/8/2021 yêu các Bộ ngành, địa phương tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19.
Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra một cơ sở sản xuất thiết bị y tế phòng dịch (ảnh: VGP).
Kiên quyết yêu cầu người dân “ai ở đâu thì ở đó”
Công điện nêu rõ, trong thời gian qua, các địa phương đã tập trung thực hiện công tác phòng chống, dịch Covid-19. Một số tỉnh, thành phố đã thực hiện giãn cách theo Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ và đã đạt một số kết quả ban đầu tích cực.
Tuy nhiên, việc tổ chức thực hiện có nơi, có lúc vẫn còn chưa nghiêm, chưa quyết liệt, hiệu quả chưa cao. Dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp và có thể kéo dài, đe dọa đến sức khỏe, tính mạng người dân, gây tác động lớn đến phát triển kinh tế – xã hội.
Thủ tướng yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh thành, các Bộ, ngành tăng cường và giám sát chặt chẽ việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và tiếp tục tập trung chỉ đạo, thực hiện quyết liệt hơn, hiệu quả các biện pháp chống dịch.
Trước hết, về ngăn chặn lây nhiễm, Thủ tướng chỉ đạo các địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 thì phải thực hiện nghiêm, thực chất, hiệu quả, chắc chắn, chặt chẽ hơn việc giãn cách theo nguyên tắc người cách ly với người, gia đình cách ly với gia đình, kiên quyết yêu cầu người dân “ai ở đâu thì ở đó” để thực hiện triệt để việc giãn cách, cách ly theo quy định.
Các địa phương này cần triển khai ngay, thần tốc việc xét nghiệm tại các khu vực phong tỏa, có nguy cơ rất cao, nguy cơ cao, người có nguy cơ lây nhiễm cao, các trường hợp có biểu hiện ho, sốt trong cộng đồng để kịp thời phát hiện và phân loại, đưa các trường hợp nhiễm Covid-19 (F0) vào các cơ sở thu dung, điều trị hoặc hướng dẫn điều trị phù hợp với tình trạng bệnh và điều kiện của địa phương; tổ chức tốt việc điều phối, lấy mẫu, trả kết quả xét nghiệm nhanh nhất, tiện lợi nhất.
Đẩy nhanh tốc độ tiêm vắc xin
Video đang HOT
Với chiến lược tiêm vắc xin, Thủ tướng chỉ đạo các tỉnh thành tiêm ngay cho lực lượng tuyến đầu, người cao tuổi, người có bệnh nền.
Về điều trị, để giảm tối đa các trường hợp tử vong, Thủ tướng yêu cầu chuẩn bị các phương án cao nhất có thể cho điều trị, bảo đảm đầy đủ oxy, máy thở, giường cấp cứu, các điều kiện cần thiết khác trong thời gian sớm nhất; hoàn thành, đưa vào sử dụng nhanh nhất các cơ sở thu dung, điều trị theo mô hình tháp nhiều tầng của Bộ Y tế.
Các địa phương phải tổ chức tốt việc quản lý, điều phối các nguồn lực để kịp thời tiếp nhận, điều trị người nhiễm Covid-19 nhằm giảm tỷ lệ diễn biến nặng hơn ở tất cả các tầng trong đó đặc biệt lưu ý phân biệt những người bị nhiễm chưa có triệu chứng với những người có triệu chứng (bệnh nhân) để tổ chức quản lý, theo dõi và trợ giúp y tế phù hợp, giảm tỷ lệ người chưa có triệu chứng diễn biến thành có triệu chứng; chủ động nhân lực, cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế, kể cả huy động nguồn lực y tế của các ngành và tư nhân.
Trong công điện, lãnh đạo Chính phủ cũng nhấn mạnh nhiệm vụ đẩy nhanh tốc độ tiêm vắc xin. Thủ tướng yêu cầu tổ chức nhiều điểm tiêm cố định và lưu động, tạo thuận lợi và bảo đảm an toàn, hiệu quả cho người được tiêm. Chỉ đạo được lưu ý là tiêm ngay cho lực lượng y tế, người làm nhiệm vụ tuyến đầu, người cao tuổi, người có bệnh lý nền và thứ tự ưu tiên theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Cơ quan chức năng được giao chuẩn bị đầy đủ hệ thống kho bảo quản vắc xin Trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Y tế, Chủ tịch UBND tỉnh thành quyết định đối tượng được ưu tiên tiêm phù hợp với tình hình thực tiễn và yêu cầu phòng, chống dịch trên địa bàn.
Người đứng đầu Chính phủ một lần nữa nhắc nhở, tăng cường huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị, nhất là hệ thống chính trị ở cơ sở, đồng thời kêu gọi mọi người dân chia sẻ, thông cảm những khó khăn, phức tạp trong phòng, chống dịch, tích cực hưởng ứng, tham gia phòng, chống dịch vì sức khỏe của chính mình, vì cộng đồng và sự phát triển của đất nước; tiếp tục huy động mọi nguồn lực hợp pháp của xã hội cho phòng, chống dịch bệnh.
Thủ tướng giao Chủ tịch UBND các tỉnh thành quyết định giá đặt hàng, chỉ đạo việc thực hiện việc xét nghiệm, huy động, điều phối nhân lực y tế cho phù hợp.
Lưu ý khác dành cho các địa phương thực hiện giãn cách xã hội là phải đặc biệt quan tâm chỉ đạo quyết liệt, hiệu quả hơn nữa việc bảo đảm lưu thông, cung ứng lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm thiếu yếu.
Theo đó, địa phương được sử dụng các nguồn lực, kể cả ngân sách địa phương để cung cấp miễn phí lương thực, thực phẩm thiết yếu nhất cho người dân gặp khó khăn, bảo đảm không để bất kỳ ai bị thiếu ăn, thiếu mặc.
Địa phương đồng thời phải đáp ứng nhu cầu chăm sóc y tế, sức khỏe cho nhân dân ở mọi lúc, mọi nơi khi cần thiết và tuyệt đối bảo đảm an ninh, an toàn, trật tự trên địa bàn.
Bảo đảm an toàn phòng, chống dịch khi đưa người dân từ vùng dịch trở về địa phương
Sáng 1/8, bà Phạm Thu Xanh, Tổ trưởng Tổ phản ứng nhanh phòng, chống dịch COVID-19 thành phố Hải Phòng cho biết, lực lượng chức năng đang đưa hàng trăm người từ TP Hồ Chí Minh về Hải Phòng ở khu vực chân cầu Nghìn - Quốc lộ 10 (khu vực tiếp giáp Hải Phòng - Thái Bình) đến nơi cách ly tập trung.
Cụ thể, Tổ phản ứng nhanh phòng, chống dịch COVID-19 Hải Phòng giao Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp khẩn trương lấy mẫu, xét nghiệm RT-PCR cho các trường hợp này.
Đối với những trường hợp phải giải quyết bằng xe của Trung tâm Y tế và xe của Trung tâm Cấp cứu 115, giao Trung tâm Y tế huyện Vĩnh Bảo phối hợp với Trung tâm Cấp cứu 115 vận chuyển người vào khu cách ly tập trung.
Công an huyện Vĩnh Bảo phối hợp với Công an tại chốt đảm bảo an ninh trật tự giãn cách xã hội ở chốt.
Trung tâm Y tế quận Lê Chân triển khai tiếp nhận toàn bộ số người từ TP Hồ Chí Minh qua Chốt cầu Nghìn chuyển vào khu cách ly tập trung theo quy định tại Khách sạn sinh viên Trường Đại học Quản lý và Công nghệ Hải Phòng.
Bà Phạm Thu Xanh cũng lưu ý tất cả các chốt, trong tình hình hiện nay, nhân dân của các tỉnh phía Nam, đặc biệt TP Hồ Chí Minh đang có xu hướng chạy dịch về Hải Phòng. Ngay tối qua 31/7, đã có những xe container chở hàng chục người trốn ở trong. Do đó, tất các chốt kiểm soát chặt chẽ tất cả những người trên các xe container, xe chở hàng, chỉ có những người có xét nghiệm PCR âm tính của những vùng không bị cách ly theo Chỉ thị 16 mới được vào thành phố. Tất cả những người khác của các tỉnh đang thực hiện cách ly theo Chỉ thị 16 đều phải đưa đi cách ly tập trung.
Cũng liên quan đến công tác phòng, chống dịch COVID-19, đêm 31/7, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng Nguyễn Đức Thọ đã kiểm tra đột xuất tại 5 bến, bãi xe trên địa bàn các quận Ngô Quyền và Hải An về công tác quản lý ăn ở tập trung đối với lái xe đường dài, gồm: Bãi xe của Công ty Cổ phần Cảng Đoạn Xá; Công ty Cổ phần Việt Đức ở số 274 đường Ngô Quyền; bãi xe Công ty TNHH Vận tải Hà Anh, Công ty TNHH Vận tải Lam Sơn Thái Bình trên đường Đình Vũ và bãi Vietracimex ở số 656 đường Lê Thánh Tông.
Kiểm tra thực tế, chỉ có duy nhất 1 bãi xe của Công ty Cổ phần Việt Đức thực hiện tốt việc quản lý ăn ở tập trung đối với lái xe và điều động lái xe theo yêu cầu của Công ty. Đối với 4 bãi xe còn lại, việc quản lý lái xe rất yếu kém, thậm chí còn buông lỏng quản lý.
Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Đức Thọ phê bình quận Ngô Quyền và quận Hải An đã buông lỏng công tác quản lý lái xe đường dài, chưa thực hiện việc kiểm tra, giám sát chặt chẽ. Chính từ sự chủ quan đó mà Hải Phòng đã phải trả giá khi phát hiện 1 lái xe đường dài dương tính với SARS-CoV-2...
Về đảm bảo an toàn cho thành phố Hải Phòng trong phòng, chống dịch COVID-19, trong tất cả các cuộc họp về nội dung này, Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng đều kêu gọi nhân dân thành phố Hải Phòng đang ở các vùng có dich hạn chế tối đa việc di chuyển. Chủ tịch Nguyễn Văn Tùng còn chỉ đạo, các lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, giám sát các trường hợp vi phạm quy định phòng, chống dịch. Thành phố sẽ thành lập các đoàn kiểm tra đột xuất việc thực hiện công việc phòng, chống dịch và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
* Để thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống dịch COVID-19 theo tinh thần chỉ đạo tại Công điện số 1063/CĐ-TTg ngày 31/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh Ninh Thuận đã ban hành Công văn số 3893/UBND-VXNV gửi các ban, ngành, đoàn thể và chính quyền các địa phương trong tỉnh tạm dừng triển khai kế hoạch đón công dân của tỉnh từ các tỉnh, thành phố đang có dịch trở về đến khi các tỉnh, thành trên hết thời gian thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Chiều 31/7/2021, trên 460 công dân của tỉnh Ninh Thuận đang học tập và làm việc tại tỉnh Đồng Nai đã về đến tỉnh. Ngay tại chốt Cà Ná, quốc lộ 1A (địa bàn huyện Thuận Nam), những công dân này đã được kiểm tra sức khỏe theo đúng quy định phòng, chống dịch bệnh COVID-19; đồng thời được phân theo từng khu vực để mỗi địa phương dễ tiếp cận và bố trí lên xe ô tô đưa đến các khu cách ly tập trung theo sự điều phối của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh. Ảnh: Công Thử/TTXVN
Chủ tịch UBND tỉnh - Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Ninh Thuận, ông Trần Quốc Nam chia sẻ: Ngay khi Thủ tướng có Công điện số 1063/CĐ-TTg, UBND tỉnh đã triển khai ngay công việc một cách khẩn trương, cấp bách theo đúng tinh thần chỉ đạo tại Công điện trên.
Theo đó, UBND tỉnh giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội khẩn trương phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các đơn vị, địa phương tiếp tục nắm bắt thông tin về người dân của tỉnh hiện đang sinh sống, học tập và làm việc tại các tỉnh, thành trên đang thực thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ để tham mưu phương án hỗ trợ người dân của tỉnh về lương thực, thực phẩm cần thiết để phục vụ tốt các điều kiện về sinh hoạt; qua đó để yên tâm ở lại các địa phương sở tại cho đến khi hết thời gian thực hiện giãn cách xã hội.
Bên cạnh đó, tỉnh Ninh Thuận sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, kêu gọi người dân của tỉnh đang ở các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg nên cân nhắc, chưa vội trở địa phương, tiếp tục ở lại và thực hiện nghiêm túc các quy định về phòng, chống dịch của địa phương sở tại. Khi hội đủ các điều kiện thì UBND tỉnh thông báo và tổ chức đón nhận bà con về địa phương đảm bảo chặt chẽ, an toàn.
Ngoài ra, tỉnh cũng mong muốn bà con nhân dân ở địa phương phối hợp, chủ động liên hệ với người thân của mình đang học tập, làm việc ở các tỉnh, thành trên biết và cùng chia sẻ khó khăn với tỉnh; đồng thời yên tâm tiếp tục ở lại và thực hiện các quy định của địa phương sở tại cho đến khi hết giãn cách xã hội. UBND tỉnh sẽ sớm có phương án hỗ trợ cần thiết và sớm tổ chức đón nhận bà con về địa phương khi đảm bảo các điều kiện quy định về phòng, chống dịch bệnh.
Đối với người dân đã trở về địa phương trước ngày 31/7, UBND tỉnh Ninh Thuận đề nghị các sở, ngành liên quan và chính quyền các địa phương bố trí nơi ăn, ở nghiêm túc tại khu cách ly tập trung; đồng thời rà soát, thường xuyên kiểm tra sức khỏe, đảm bảo không để phát sinh, lây lan dịch bệnh trong khu cách ly.
Riêng thành phố Phan Rang - Tháp Chàm và huyện Ninh Phước (hai địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg) phải thực hiện nghiêm, nhất quán theo phương châm chỉ có thể thưc hiên cao hơn, sớm hơn, phù hợp theo tình hình thực tiễn tại địa phương; đồng thời thực hiện ngay các biện pháp hỗ trợ cần thiết về đời sống, y tế... để người dân an tâm "ai ở đâu ở đấy". UBND tỉnh sẽ xử lý nghiêm trách nhiệm người đứng đầu các địa phương nếu để người dân tự ý di chuyển ra khỏi nơi cư trú.
Hiện ngành y tế tỉnh Ninh Thuận cũng đang tăng cường huy động đội ngũ cán bộ y tế, bất kể lực lượng công hay tư để cùng tham gia thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch trên địa bàn; đồng thời sẵn sàng chi viện cho tỉnh, thành phố đang có dịch diễn biến phức tạp, có số ca mắc lớn theo sự điều phối của Bộ Y tế.
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Ninh Thuận (CDC Ninh Thuận), tính đến sáng 1/8, toàn tỉnh đã ghi nhận 199 bệnh nhân mắc COVID-19; trong đó có 1 bệnh nhân đã tử vong do có bệnh lý nền. Hiện ngành y tế tỉnh đã kiểm kiểm soát được nguồn lây nhiễm dịch bệnh. Tín hiệu đáng mừng hơn đó là, nhiều ngày qua tỉnh cũng chưa ghi nhận trường hợp phát sinh lây nhiễm dịch trong cộng đồng.
Dịch bệnh tại phía Nam có dấu hiệu tích cực, số ca nhiễm "đi ngang" Đây là đánh giá được đưa ra tại hội nghị trực tuyến tối 23/7 của Thường trực Chính phủ với 21 tỉnh thành phía Nam và Nam Trung bộ, khu vực đã trải qua gần một tuần cách ly xã hội toàn địa bàn. Hội nghị do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì để đánh giá tình hình sau một...