Thủ tướng Thụy Điển Stefan Lofven từ chức
Ngày 10/11, Thủ tướng Thụy Điển Stefan Lofven đã đệ đơn từ chức lên Chủ tịch Quốc hội Andreas Norlen.
Động thái này nhằm mở đường cho tân chủ tịch đảng Dân chủ Xã hội trong liên minh cầm quyền, Bộ trưởng Tài chính Magdalena Andersson trước thềm cuộc tổng tuyển cử dự kiến diễn ra vào tháng 9/2022.
Thủ tướng Thụy Điển Stefan Lofven trong một cuộc họp báo tại Stockholm. Ảnh: AFP/TTXVN
Ông Lofven, người giữ chức Thủ tướng Thụy Điển được 7 năm, đã từ chức lãnh đạo đảng Dân chủ Xã hội tại đại hội của đảng này vào tuần trước. Với việc kế nhiệm chức chủ tịch đảng của ông Lofven, bà Andersson, 54 tuổi đứng trước cơ hội trở thành nữ thủ tướng đầu tiên của Thụy Điển nếu vượt qua được cuộc bỏ phiếu tại Quốc hội, hiện chưa được ấn định thời gian tổ chức.
Video đang HOT
Phát biểu sau khi được bầu là Chủ tịch đảng Dân chủ Xã hội, bà Andersson đã nêu 3 vấn đề ưu tiên là khí hậu, khôi phục quyền kiểm soát dân chủ đối với trường học và hệ thống y tế sau làn sóng tư nhân hóa, đồng thời đẩy mạnh cuộc chiến chống lại sự phân biệt đối xử và các băng nhóm bạo lực. Tuy nhiên, con đường tới chiếc ghế thủ tướng của bà Anderson được cho là không hề dễ dàng, khi liên minh thiểu số của ông Lofven hoạt động khá vất vả kể từ khi nắm quyền năm 2014.
Bà Anderson phải giành được sự ủng hộ từ các đảng liên minh là đảng Xanh, đảng Cánh tả cùng với các đảng đồng minh bên ngoài là đảng Trung tâm và đảng Tự do. Tuy nhiên, hiện giữa các đảng này cũng đang xảy ra mâu thuẫn. Một thách thức khác cũng chờ đón là bà Andersson là sự nổi lên của đảng Bảo thủ ôn hòa do ông Ulf Kristersson lãnh đạo. Đảng này kết hợp với đảng Dân chủ Thụy Điển (SD) có tư tưởng phản đối người nhập cư và hiện đã sẵn sàng lên cầm quyền với sự ủng hộ trong Quốc hội.
Thủ tướng Thụy Điển từ chức
Thủ tướng Thụy Điển Lofven thông báo từ chức, chuyển giao quyền thành lập chính phủ cho quốc hội sau khi thất bại trong cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm.
"Tôi đã xin rời khỏi vị trí thủ tướng. Đây là quyết định chính trị khó khăn nhất mà tôi từng đưa ra", Thủ tướng Thụy Điển Stefan Lofven nói trong cuộc họp báo hôm nay, một tuần sau khi không vượt qua được cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm tại quốc hội.
Lofven bị phế truất sau khi cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm ở quốc hội Thụy Điển kết thúc hôm 21/6 với kết quả 181 phiếu thuận trong tổng số 349 nghị sĩ, vượt qua mức tối thiểu 175 phiếu. Ông có một tuần để từ chúc hoặc tổ chức bầu cử sớm, nhưng thừa nhận đã thất bại trong nỗ lực tìm kiếm sự ủng hộ từ các nghị sĩ để có thể được tái bổ nhiệm nếu diễn ra bầu cử.
Thủ tướng Lofven thông báo từ chức hôm 28/6. Ảnh: AFP .
Thông báo từ chức đồng nghĩa với quyền thành lập chính phủ mới sẽ được chuyển cho Chủ tịch Quốc hội Thụy Điển Andreas Norlen. Ông sẽ có 4 lần đề cử vị trí thủ tướng và phải tổ chức bầu cử sớm nếu quốc hội bác bỏ tất cả ứng viên.
Chính quyền mới của Thụy Điển sẽ chỉ hoạt động đến tháng 9/2022, thời điểm tổng tuyển cử diễn ra. "Chỉ còn một năm trước ngày bầu cử và đại dịch vẫn đang hoành hành, bầu cử sớm sẽ không phải lựa chọn tốt nhất cho đất nước. Không thể sử dụng thời gian cho những cuộc chơi chính trị", cựu thủ tướng Lofven nói.
Các cuộc khảo sát cho thấy phe trung tả và trung hữu trong quốc hội Thụy Điển đang khá cân bằng, khiến khủng hoảng chính trị khó lòng được giải quyết nhanh chóng, dù các chuyên gia cho rằng điều này khó ảnh hưởng tới nền kinh tế.
Cựu thủ tướng Lofven bắt đầu nhiệm kỳ thứ hai vào năm 2018 chỉ sau vài tháng đàm phán sau cuộc tổng tuyển cử, trong đó đảng Dân chủ Thụy Điện giành được nhiều phiếu và vẽ lại bản đồ chính trị nhờ đường lối chống nhập cư. Ông điều hành chính phủ liên minh giữa đảng Dân chủ Xã hội và đảng Xanh, được hỗ trợ bởi các đối thủ cũ như đảng Trung tâm và đảng Tự do, đồng thời phải có sự ủng hộ âm thầm của đảng Cánh tả.
Đảng Dân chủ Thụy Điển tuần trước kêu gọi bỏ phiếu bất tín nhiệm sau khi đảng Cánh tả chấm dứt ủng hộ đảng Dân chủ Xã hội của ông Lofven do kế hoạch cải cách quản lý giá cho thuê nhà, vấn đề rất quan trọng với nhiều cử tri.
Thủ tướng Thụy Điển bị truất quyền Thủ tướng Thụy Điển Stefan Lofven bị phế truất do không vượt qua được cuộc bỏ phiếu tín nhiệm ở quốc hội vào ngày 21/6. Ông có thời hạn một tuần để từ chức. Theo Reuters, 181 phiếu thuận (so với yêu cầu tối thiểu 175 phiếu) trên tổng số 349 nghị sĩ đồng ý truất quyền của Thủ tướng Stefan Lofven trong...