Thủ tướng Thụy Điển bị phế truất
Thủ tướng Lofven không vượt qua được cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm, trở thành thủ tướng Thụy Điển đầu tiên bị quốc hội phế truất.
Thủ tướng Stefan Lofven bị phế truất sau khi cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm ở quốc hội Thụy Điển kết thúc hôm nay với kết quả 181 phiếu thuận trong tổng số 349 nghị sĩ, vượt qua mức tối thiểu 175 phiếu. Ông trở thành thủ tướng đầu tiên của Thụy Điển bị truất quyền sau một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm, đồng thời đẩy nền chính trị nước này vào tình trạng khó đoán định tương lai.
Đảng Dân chủ Thụy Điển kêu gọi bỏ phiếu sau khi đảng Cánh tả chấm dứt ủng hộ đảng Dân chủ Xã hội của ông Lofven do kế hoạch cải cách quản lý giá cho thuê nhà, vấn đề rất quan trọng với nhiều cử tri.
Thủ tướng Lofven họp báo sau cuộc bỏ phiếu ngày 21/6. Ảnh: AFP .
Video đang HOT
Thủ tướng Lofven sẽ có một tuần để từ chúc và chuyển giao quyền thành lập chính phủ mới cho chủ tịch quốc hội, hoặc tổ chức bầu cử sớm. “Chính phủ có một tuần để quyết định và chúng tôi sẽ đàm phán với các đảng phái. Điều quan trọng nhất là những gì tốt cho đất nước. Chúng tôi sẽ cố gắng làm việc nhanh nhất có thể”, ông Lofven nói sau cuộc bỏ phiếu.
Các cuộc khảo sát cho thấy phe trung tả và trung hữu trong quốc hội đang khá cân bằng, khiến khủng hoảng chính trị ở Thụy Điển khó lòng được giải quyết nhanh chóng, dù các chuyên gia cho rằng điều này khó ảnh hưởng tới nền kinh tế.
Thủ tướng Lofven bắt đầu nhiệm kỳ thứ hai vào năm 2018 chỉ sau vài tháng đàm phán sau cuộc tổng tuyển cử, trong đó đảng Dân chủ Thụy Điện giành được nhiều phiếu và vẽ lại bản đồ chính trị nhờ đường lối chống nhập cư. Ông điều hành chính phủ liên minh giữa đảng Dân chủ Xã hội và đảng Xanh, được hỗ trợ bởi các đối thủ cũ như đảng Trung tâm và đảng Tự do, đồng thời phải có sự ủng hộ âm thầm của đảng Cánh tả.
Thủ tướng Thụy Điển bị truất quyền
Thủ tướng Thụy Điển Stefan Lofven bị phế truất do không vượt qua được cuộc bỏ phiếu tín nhiệm ở quốc hội vào ngày 21/6. Ông có thời hạn một tuần để từ chức.
Theo Reuters, 181 phiếu thuận (so với yêu cầu tối thiểu 175 phiếu) trên tổng số 349 nghị sĩ đồng ý truất quyền của Thủ tướng Stefan Lofven trong cuộc bỏ phiếu tín nhiệm. Đây là cuộc bỏ phiếu nhằm xác định chính phủ hiện tại có đủ độ tin cậy để tiếp tục điều hành đất nước hay không.
Ông Lofven - 63 tuổi, lãnh đạo đảng Dân chủ Xã hội - là thủ tướng Thụy Điển đầu tiên bị truất quyền trong cuộc bỏ phiếu tín nhiệm do phe đối lập đưa ra.
Ông có thời hạn một tuần để từ chức. Lãnh đạo quốc hội sẽ có nhiệm vụ tìm kiếm một chính phủ mới, hoặc tổ chức bầu cử "chớp nhoáng".
Chính phủ lâm thời sẽ hoạt động cho đến mùa tổng tuyển cử vào năm sau.
Thủ tướng Thụy Điển Stefan Lofven. Ảnh: Reuters.
Trước đó, ngày 15/6, đảng Cánh tả cho biết họ sẽ tìm kiếm sự ủng hộ từ phe đối lập chính để lật đổ Thủ tướng Stefan Lofven.
Đảng Dân chủ Thụy Điển nắm bắt cơ hội để kêu gọi cuộc bỏ phiếu, sau khi đảng Cánh tả rút lại sự ủng hộ đối với chính phủ về kế hoạch kiểm soát giá thuê bất động sản.
"Không phải đảng Cánh tả từ bỏ chính phủ, mà chính lãnh đạo của đảng Dân chủ Xã hội đã từ bỏ đảng Cánh tả và người dân Thụy Điển", lãnh đạo đảng Nooshi Dadgostar nói.
Trong khi đó, phe đối lập trung hữu chính, gồm đảng Ôn hòa và đảng Dân chủ Cơ đốc giáo, ủng hộ việc kiểm soát giá thuê bất động sản của chính quyền Thủ tướng Lofven.
Chiêu trò của nữ 'siêu lừa' mắc bệnh nói dối Samantha Azzopardi từng nói dối mình là nạn nhân buôn người hay thành viên hoàng gia Thụy Điển, tự nhận là trẻ vị thành niên dù đã ngoài 30 tuổi. Emily Peet, Lindsay Coughlin, Dakota Johnson, Georgia McAuliffe, Harper Hernandez, Harper Hart, đằng sau tất cả những cái tên này chỉ là một người phụ nữ: kẻ lừa đảo hàng loạt Azzopardi, 32...