Thủ tướng Somalia không biết hàng chục nghìn người dân chết đói?
Thủ tướng Somalia, Abdiweli Mohammed Ali khẳng định: “Tôi không tin rằng có nạn đói ở thủ đô Mogadishu. Tuyệt đối không”.
Tuy nhiên, theo thông tin từ Liên Hợp Quốc, có khoảng 250.000 người dân Somalia đang phải chịu đựng nạn đói tại 3 vùng ở Somalia, trong đó có cả thủ đô Mogadishu. Rác thải rải đầy thành phố, trẻ em ở khắp các trại tị nạn đều đói ăn và gầy tong teo. Hàng chục nghìn người dân đã chết vì thiếu lương thực trong năm nay.
Ông Ali, nhà kinh tế học được đào tạo tại Đại học Harvard, cho rằng những tổ chức cứu trợ này đã trở thành các “nhóm lợi ích cố thủ”, phóng đại quy mô của sự việc nhằm kêu gọi sự giúp đỡ từ bên ngoài.
Thủ tướng Somalia khẳng định nước này không bị nạn đói
Theo ông Mark Bowden, điều phối viên nhân đạo tại Somalia, năm 2012, nước này cần phải có 1,5 tỉ USD để đáp ứng nhu cầu khẩn cấp của 4 triệu người đang sống trong khủng hoảng sẽ vẫn tiếp diễn.
Trại Al Walalah tại thủ đô Mogadishu có hơn 1.000 người tị nạn. Tình trạng bạo lực, cướp bóc tại thủ đô nước này khiến cho viện trợ dưới mọi hình thức đều không thể tới được trại. Chị Farrhiya Abdi hiện sống trại cho biết: “Tình hình ở đây còn tội tệ hơn ở làng của tôi. Nhưng tôi không thể trở về vì tất cả các động vật đều đã chết”.
Somalia không có hệ thống thuế kể từ sau khi nước này rơi vào tình trạng vô chính phủ năm 1991. Khoản thu chủ yếu của chính phủ Somalia là 12 triệu USD từ cảng biển tại thủ đô. Chính phủ của ông Ali đang phụ thuộc gần như hoàn toàn vào viện trợ nước ngoài.
Theo Bee.net.vn
Somalia: Các bên ký lộ trình ngừng kỳ chuyển tiếp
Lãnh đạo chính quyền và các phe phái tại Somalia ngày 6/9 đã ký "lộ trình" thành lập chính phủ thay thế cho chính phủ chuyển tiếp vốn thiếu khả năng đem lại hòa bình cho đất nước.
Thủ tướng Somalia Abdiweli Mohamed Ali. (Nguồn: Reuters)
Thỏa thuận này đạt được tại Hội nghị tư vấn kết thúc quá trình chuyển tiếp ở Somalia do Liên hợp quốc bảo trợ nhằm giải quyết tình trạng chia rẽ tại Somalia trong hơn 20 năm nội chiến.
Thủ tướng Somalia Abdiweli Mohamed Ali và các đại diện của khu vực tự trị Puntland, khu Trung Galmudug và lực lượng dân quân Ahlu Sunna Wal Jamaa ủng hộ chính phủ chuyển tiếp đã ký thỏa thuận trên. Đại diện của Liên hợp quốc, Liên minh châu Phi, Liên đoàn Arập, khối các nước Đông Phi, Cơ quan liên chính phủ về phát triển (IGAD) cũng đã ký vào hiệp định này.
Thỏa thuận mới được ký tập trung vào việc cải thiện tình hình an ninh ở thủ đô Mogadishu và các khu vực khác ở Nam Somalia, thực hiện hòa giải dân tộc, soạn thảo hiến pháp, tái cơ cấu các cơ quan chính quyền. Lộ trình này sẽ được thực hiện trong năm 2012.
Theo Tổng thống Somalia Sharif Sheikh Ahmed, các nhà lãnh đạo nước này quyết tâm thực hiện lộ trình thành lập chính phủ, đồng thời cam kết sẽ đảm bảo an ninh và mang lại cho người dân sự thịnh vượng.
Hội nghị tư vấn kết thúc quá trình chuyển tiếp ở Somalia được Liên hợp quốc tài trợ đã bắt đầu từ ngày 5/9 tại thủ đô Mogadishu nhằm thông qua lộ trình chấm dứt quá trình chuyển tiếp ở Somalia tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột đã đẩy nước này vào nhiều thập kỷ không có chính quyền Trung ương quản lý đất nước.
Ông Augustine Mahiga, Đại diện đặc biệt của Tổng Thư ký Liên hợp quốc ở Somalia, khẳng định tổ chức này tiếp tục thúc đẩy tiến trình hòa bình nhằm tăng cường quyền lực của chính phủ liên bang chuyển tiếp Somalia trên toàn lãnh thổ, trong bối cảnh Liên hợp quốc đã tuyên bố nạn đói nghiêm trọng ở 6 vùng của nước này./.
Theo TTXVN
Nguy cơ 750.000 người dân Somalia chết đói Liên hợp Quốc, ngày 5-9, đưa ra cảnh báo về nguy cơ 750.000 người bị chết trong vài tháng tới do tình trạng hạn hán vẫn tiếp tục kéo dài và nạn đói đang lan rộng ra nhiều khu vực ở Somalia. Hàng chục nghìn người đã thiệt mạng trong đợt hạn hán tồi tệ nhất Đông Phi trong 60 năm trở lại...