Thủ tướng: Sớm tiêm vaccine Covid-19 cho học sinh
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Y tế phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai tiêm vaccine cho trẻ em để năm học mới diễn ra an toàn.
Sáng 28/8, phát biểu tại hội nghị tổng kết toàn ngành giáo dục và đào tạo, triển khai năm học mới, Thủ tướng khẳng định Chính phủ sẽ có chính sách đảm bảo tổ chức năm học mới an toàn gắn với tiêm vaccine. “Hiện, Việt Nam tranh thủ mọi quan hệ quốc tế để ngoại giao vaccine. Chúng ta có chiến lược vaccine rất đúng và đang đẩy mạnh, trong đó tính đến vaccine cho trẻ em”, Thủ tướng nói.
Dựa trên cơ sở khoa học, quy định về độ tuổi, Bộ Y tế được yêu cầu có kế hoạch tiêm vaccine cho trẻ em. Bộ cần xem xét vaccine nào được nhiều nước tiêm cho trẻ từ 12 tuổi trở lên để thời gian tới khi nhập về có thể phân bổ và tiêm. Với trẻ dưới 12 tuổi, nếu có vaccine phù hợp, Bộ Y tế cần sớm tiếp cận, đồng thời thúc đẩy nghiên cứu trong nước để thời gian tới có vaccine tiêm cho các cháu.
“Bộ Giáo dục và Đào tạo tính toán nhu cầu, phối hợp với Bộ Y tế để có thể tiêm sớm nhất cho học sinh. Những cháu được tiêm đủ hai mũi có thể đi học bình thường kèm biện pháp chống dịch khác như một số nước đang làm, ví dụ Singapore”, Thủ tướng nói.
Với giáo viên, hiện nhiều thầy cô đã được tiêm vaccine. Thủ tướng yêu cầu nơi nào thiếu thì bổ sung để tiêm cho giáo viên, chuẩn bị cho năm học mới.
Song song với kế hoạch tiêm, các nhà trường cần có trang thiết bị, tuân thủ biện pháp phòng chống dịch để học sinh trở lại trường an toàn. Trường ở “vùng xanh” cho học sinh trở lại trường sớm với những biện pháp sàng lọc, kiểm soát phù hợp. Trường ở “vùng vàng, vùng đỏ” tổ chức dạy học trực tuyến theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong đó lưu tâm đến học sinh khó khăn.
Video đang HOT
Nhân viên y tế chuẩn bị tiêm vaccine AstraZeneca cho một người dân ở Hà Nội, hôm 4/8. Ảnh: Giang Huy
Tiêm vaccine phòng Covid-19 cho học sinh cũng là kiến nghị của Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng lãnh đạo các địa phương. Thứ trưởng Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn đánh giá năm học 2020-2021 bị ảnh hưởng bởi Covid-19, các địa phương, trường học đã linh hoạt xây dựng kế hoạch, tổ chức dạy học qua Internet và truyền hình, điều chỉnh hình thức kiểm tra, đánh giá nhằm bảo đảm an toàn cho học sinh, sinh viên.
Tuy nhiên, ông Sơn thừa nhận chất lượng, hiệu quả dạy và học trực tuyến còn hạn chế, nhất là bậc tiểu học và ở những địa phương chưa có điều kiện. Hạ tầng công nghệ, đường truyền, trang thiết bị và nguồn học liệu chưa đáp ứng yêu cầu. Giáo viên nhiều nơi chưa được tập huấn kỹ cả về công nghệ và phương pháp. Gia đình chưa tham gia phối hợp hỗ trợ trẻ một cách hiệu quả. Bộ kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo sớm tiêm vaccine cho học sinh, từ đó có thể dạy học trực tiếp.
Bà Nguyễn Thị Quyên Thanh, Phó chủ tịch tỉnh Vĩnh Long, cho biết hiện tỉnh có 91% giáo viên tiêm mũi 1 vaccine Covid-19, 44% tiêm mũi 2. Học sinh chưa được tiếp cận nên phải học trực tuyến. Nhưng phương pháp học này không đảm bảo hiệu quả, đặc biệt đối với hơn 14.000 học sinh khó khăn. Tỉnh mong có chương trình tiêm vaccine cho học sinh từ 12 tuổi trở lên để việc mở cửa trường học an toàn hơn. “Chúng tôi xác định hơn 200.000 học sinh toàn tỉnh đến trường phải được an toàn, giáo viên phải được an tâm, xã hội an lòng”, bà Thanh nói.
Tương tự, bà Nguyễn Thị Thanh Lịch, Phó chủ tịch tỉnh Gia Lai, cho biết việc “tạm dừng đến trường không dừng học” là bài toán khó với địa phương do địa hình, điều kiện kinh tế – xã hội. Tỉnh mong sớm có chương trình vaccine phòng Covid-19 cho học sinh để các em được học trực tiếp tại trường.
Tỉnh Quảng Bình cũng đưa ra kiến nghị tương tự, trong đó nhấn mạnh việc tính toán, ưu tiên tiêm vaccine cho học sinh THPT.
Năm học 2021-2022 đã bắt đầu ở một số địa phương. Tuy nhiên, các tỉnh, thành đều xác định có thể có giai đoạn phải học online do ảnh hưởng của Covid-19. Nhiều tỉnh, thành như TP HCM, Hà Nội, Bình Dương, Nghệ An xác định phải học trực tuyến ngay trong những tháng đầu năm học.
KHẨN: Nếu tiêm chậm, Bộ Y tế sẽ điều chuyển vaccine COVID-19 cho các tỉnh, thành khác
Bộ Y tế sẽ chủ động điều chuyển vaccine COVID-19 cho các tỉnh, thành phố, đơn vị khác, nếu kết quả tiêm tại các đơn vị, địa phương có tỷ lệ tiêm thấp so với từng đợt phân bổ vaccine.
Tiêm vaccine phòng COVID-19 cho các đối tượng theo quy định tại Đại học Y Hà Nội. Ảnh: VGP/Hiền Minh
Bộ Y tế vừa có công văn khẩn gửi sở y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Cục Y tế (Bộ Công an), Cục Quân y (Bộ Quốc phòng), các viện vệ sinh dịch tễ, viện Pasteur, các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế và trường đại học, đề nghị báo cáo tiến độ tiếp nhận, phân bổ và tiêm chủng vaccine COVID-19.
Theo báo cáo của Tiểu ban Tiêm chủng, đến ngày 31/7, cả nước đã triển khai tiêm được hơn 6,2/10,7 triệu liều vaccine phân bổ từ đợt 1 đến 13, chiếm tỷ lệ 58%. Tuy nhiên, vẫn còn một số địa phương, đơn vị chậm trễ trong việc tổ chức tiếp nhận, phân bổ và triển khai tiêm vaccine COVID-19.
Để đạt được mục tiêu tiêm chủng vaccine COVID-19 cho người dân, với tỷ lệ bao phủ cao trong năm 2021, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh đang diễn biến phức tạp tại nhiều tỉnh, thành phố, dự kiến số lượng vaccine được cung ứng có thể tăng nhiều trong thời gian tới.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế đề nghị các đơn vị đẩy nhanh và tăng tốc độ tiêm chủng vaccine COVID-19 đã được phân bổ.
Kết quả tiêm chủng hàng ngày của các đơn vị sẽ được tổng hợp bằng kỹ thuật số, công khai trên Cổng thông tin của chiến dịch tiêm vaccine phòng COVID-19 và các phương tiện thông tin đại chúng của Trung ương, địa phương để nhân dân biết, theo dõi và giám sát.
Giám đốc Sở y tế, thủ trưởng đơn vị sẽ chịu trách nhiệm về tiến độ tiêm chủng, việc bị điều chuyển vaccine COVID-19 cho đơn vị khác.
Bộ Y tế cũng yêu cầu các đơn vị rà soát, báo cáo cụ thể các đợt đã tiếp nhận vaccine với nội dung như thời gian tiếp nhận, phân bổ, triển khai tiêm và các khó khăn, vướng mắc, đề xuất, kiến nghị, gửi về dự án tiêm chủng mở rộng khu vực trước ngày 8/8.
Dự án tiêm chủng mở rộng khu vực tổng hợp gửi Dự án Tiêm chủng mở rộng quốc gia trước ngày 10/8. Đối với các đợt vaccine tiếp nhận tiếp theo, báo cáo tiến độ tiêm chủng hằng ngày và sau khi kết thúc đợt tiêm chủng trong vòng 5 ngày phải có báo cáo về các đơn vị theo quy định.
Các viện vệ sinh dịch tễ, viện Pasteur rà soát, báo cáo cụ thể thời gian từng đợt vaccine đã tiếp nhận, vận chuyển tới kho của dự án tiêm chủng mở rộng khu vực hoặc kho bảo quản của các quân khu và từ kho của dự án tiêm chủng mở rộng hoặc kho của các quân khu đến kho của các tỉnh, thành phố và các đơn vị; các khó khăn, vướng mắc và đề xuất, kiến nghị.
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương tổng hợp báo cáo của các đơn vị và dự án tiêm chủng mở rộng khu vực gửi về Bộ Y tế (Cục Y tế dự phòng) trước ngày 15/8. Đối với các đợt vaccine tiếp nhận tiếp theo, báo cáo tiến độ tiêm chủng hằng ngày; sau khi kết thúc đợt tiêm chủng trong vòng 5 ngày, phải có báo cáo về Bộ Y tế (Cục Y tế dự phòng) để tổng hợp.
Bộ Y tế cho biết, sẽ chủ động điều chuyển vaccine cho các tỉnh, thành phố, đơn vị khác, nếu kết quả tiêm tại các đơn vị, địa phương đạt tỷ lệ thấp đối với từng đợt phân bổ.
Giám đốc Sở y tế phải chịu trách nhiệm trước Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; thủ trưởng các đơn vị được giao nhiệm vụ tiêm vaccine chịu trách nhiệm trước thủ trưởng cấp trên trực tiếp về tiến độ tiêm chủng và việc bị điều chuyển vaccine COVID-19.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và chuyến công tác 2 ngày 16 điểm đến 2 ngày làm việc và 16 điểm đến thị sát của Thủ tướng Phạm Minh Chính Trong 2 ngày (26 và 27/8), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có chuyến thăm, làm việc, kiểm tra công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại 16 địa điểm ở 3 địa phương đang có tình hình dịch bệnh căng thẳng nhất phía Nam là TPHCM, Bình...