Thủ tướng Slovakia tuyên bố Ukraine khó gia nhập NATO
Ngày 26/1, Thủ tướng Slovakia Robert Fico tuyên bố Ukraine sẽ không bao giờ trở thành thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ( NATO).
Thủ tướng Slovakia Robert Fico dự một cuộc họp ở Praha, CH Séc, ngày 27/2/2024. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Ông cũng nhận định khả năng Kiev gia nhập Liên minh châu Âu (EU) cũng rất thấp.
Phát biểu trên chương trình Saturday Dialogues của đài STVR, ông Fico nêu rõ: “Ukraine sẽ không bao giờ gia nhập NATO”. Nhà lãnh đạo Slovakia đồng thời nhấn mạnh rằng những phát biểu gần đây từ một số chính trị gia cho thấy Ukraine cũng sẽ gặp vô vàn khó khăn trong việc gia nhập EU.
Tuyên bố của ông Fico được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Slovakia và Ukraine, khi chính phủ của ông theo đuổi lập trường chỉ trích các chính sách của phương Tây về xung đột Ukraine.
Kể từ khi nhậm chức, Thủ tướng Slovakia đã đóng băng viện trợ quân sự cho Kiev và kêu gọi các bên đàm phán hòa bình. Ông cũng khẳng định chính phủ Slovakia sẽ phản đối việc Ukraine gia nhập NATO.
Ông Fico đã lên tiếng chỉ trích Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, cho rằng lập trường cứng rắn của Kiev đối với thỏa thuận ngừng bắn với Nga đã kéo dài xung đột. Ông dẫn lời ông Zelensky, mặc dù không cung cấp thời gian cụ thể: “Tổng thống Zelensky đã được hỏi liệu ngừng bắn có khả thi hay không. Ông ấy trả lời rằng ngừng bắn là dành cho kẻ yếu và chiến tranh phải tiếp tục”.
Video đang HOT
Thủ tướng Slovakia cũng cáo buộc các cường quốc phương Tây lợi dụng Ukraine để làm suy yếu Nga. Ông chỉ ra rằng vào tháng 4/2022, cả Ukraine và Nga đều đã sẵn sàng ký một thỏa thuận hòa bình, nhưng các nhà ngoại giao phương Tây đã ngăn cản Kiev.
Ông nói: “Cuộc chiến bắt đầu vào tháng 2/2022. Đến tháng 4, một thỏa thuận hòa bình đã được đặt lên bàn đàm phán mà cả hai bên đều sẵn sàng ký kết. Tuy nhiên, các chính trị gia và nhà ngoại giao phương Tây đã đến và nói rằng ‘Ukraine không được ký thỏa thuận này vì đây là cơ hội tuyệt vời để khiến Nga phải quỳ gối”.
Ông Fico khẳng định chiến lược của phương Tây đã phản tác dụng: “Không một người Nga nào phải quỳ gối. Thay vào đó, Ukraine tự quỳ gối trước sức ép từ phương Tây”. Ông cho rằng cuộc chiến đã khiến Kiev hoàn toàn phụ thuộc vào viện trợ quốc tế.
Thủ tướng Slovakia thúc giục Ukraine tham gia đàm phán hòa bình sớm nhất có thể, đồng thời cảnh báo rằng nếu không, Kiev sẽ chịu tổn thất lớn.
Dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Fico, Slovakia, thành viên của cả NATO và EU, đã nhiều lần bất đồng với các chính sách của Brussels về vấn đề Ukraine. Ông Fico ủng hộ các sáng kiến ngừng bắn do Trung Quốc và Brazil dẫn đầu, đồng thời đề xuất Slovakia làm địa điểm tổ chức đàm phán hòa bình giữa Moskva và Kiev.
Nước NATO thứ hai công khai phản đối Ukraine gia nhập khối, cảnh báo Thế chiến thứ ba
Sau Hungary, một quốc gia thành viên NATO tiếp theo đã công khai phản đối đề xuất gia nhập khối của Kiev.
Các đại biểu chụp ảnh chung tại Hội nghị thượng đỉnh NATO ở Washington, D.C., Mỹ ngày 9/7/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Theo đài RT, Thủ tướng Slovakia Robert Fico cảnh báo việc Ukraine gia nhập NATO sẽ dẫn đến một cuộc chiến tranh thế giới thứ ba và công khai bày tỏ sự phản đối ý tưởng này.
Ông Fico, người đang hồi phục sau một vụ ám sát, đã đăng một video ngắn vào ngày 11/7, như một lời đáp lại dự thảo thông cáo chung cuối cùng của hội nghị thượng đỉnh thường niên NATO được cho là có đề cập đến "con đường không thể đảo ngược" của Ukraine trong việc gia nhập khối quân sự do Mỹ lãnh đạo.
"Tôi hiểu mong muốn của Ukraine. Nhưng tư cách thành viên NATO sẽ đảm bảo cho Thế chiến thứ ba", Thủ tướng Slovkia nói trong video.
Ông nói thêm: "Mặc dù công bằng mà nói, chúng ta cũng không ở quá xa mục tiêu đó ngay cả khi Ukraine không là thành viên, nếu nhìn cách một số nền dân chủ tiên tiến đang đổ thêm dầu vào lửa như thế nào".
Ông Fico cho biết các đại diện của Slovakia tại Washington đã được chỉ thị nhấn mạnh hai điều kiện để trở thành thành viên Ukraine. Kiev phải đáp ứng mọi điều kiện do khối đặt ra và mọi quốc gia thành viên đều phải chấp thuận.
"Tuy nhiên, như tôi đã nói nhiều lần, Smer và các nhà lập pháp của nước này tại Quốc hội Slovakia sẽ không đồng ý với việc Ukraine trở thành thành viên NATO", Fico nói, ý chỉ đảng cầm quyền của ông.
Năm ngoái, ông Fico đã vận động tranh cử với quan điểm phản đối tư cách thành viên của Ukraine trong NATO cũng như phản đối hỗ trợ thêm quân sự của Slovakia cho Kiev. Ông đã giành được chiến thắng vang dội.
Vào giữa tháng 5 vừa qua, một nhà hoạt động tự do được cho là không hài lòng với chính sách mới của Bratislava đã bắn Thủ tướng Fico nhiều phát, suýt khiến ông thiệt mạng. Vị thủ tướng đã trải qua một loạt cuộc phẫu thuật và mất nhiều tuần để hồi phục sau vụ ám sát. Ông mới trở lại làm việc vào tuần trước.
Hôm 10/7, Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto phát biểu với các phóng viên ở Washington rằng tư cách thành viên của Ukraine trong khối "rõ ràng là không thể chấp nhận được" vì nó sẽ "báo trước xung đột trực tiếp giữa Nga và NATO".
Khối quân sự do Mỹ dẫn đầu dự kiến sẽ cam kết viện trợ quân sự ít nhất 40 tỷ euro (43,3 tỷ USD) cho Ukraine trong năm tới và tán thành việc nước này "hội nhập đầy đủ vào châu Âu-Đại Tây Dương", nhưng lời mời gia nhập NATO sẽ chỉ được đưa ra "khi các đồng minh đồng ý và các điều kiện được đáp ứng" - theo một bản dự thảo mà hãng tin Reuters thấy được. Nội dung tương tự đã được sử dụng tại hội nghị thượng đỉnh NATO diễn ra năm ngoái ở Litva.
Khi đó, chính phủ Ukraine đã phản ứng mạnh vì không nhận được lời mời chính thức, với việc Tổng thống Zelensky đăng một loạt bài đăng giận dữ trên mạng xã hội cáo buộc NATO yếu đuối và hèn nhát.
Tại Hội nghị Thượng đỉnh NATO ở Washington, ngày 10/7, Thủ tướng Na Uy Jonas Gahr Store thông báo, NATO sẽ một lần nữa không thông qua quyết định mời Ukraine trở thành thành viên, tuy nhiên, khối này sẽ cam kết hỗ trợ nhiều hơn cho Kiev và hỗ trợ gia nhập EU.
Phát biểu với các phóng viên ở Washington, ông Store đã giải thích những suy đoán về nội dung của thông cáo chung Hội nghị. Ông nói: "Tôi không nghĩ sẽ có bất kỳ lời mời nào sau hội nghị thượng đỉnh năm nay, nhưng mọi thứ khác sẽ nói lên một tương lai như vậy".
Nga đã nhiều lần cảnh báo khối do Mỹ dẫn đầu rằng việc hỗ trợ tài chính và quân sự cho Ukraine sẽ chỉ kéo dài cuộc xung đột chứ không thay đổi kết quả, đồng thời dẫn tới nguy cơ xảy ra đối đầu trực tiếp. Trong khi đó NATO khẳng định rằng sự hỗ trợ về quân sự, chính trị và kinh tế của họ dành cho Kiev không khiến khối này trở thành một bên tham gia chiến sự.
Lợi ích dẫn dắt hành động EU và NATO bực bội, còn Ukraine phản đối mạnh mẽ việc Thủ tướng Slovakia Robert Fico bất ngờ tới Nga và hội đàm với Tổng thống chủ nhà Vladimir Putin. Đối với phương Tây, việc tới Nga để gặp ông Putin thuộc diện những điều cấm kỵ. Nhưng thật ra, ông Fico không tạo tiền lệ. Bởi không lâu sau khi xảy...