Thủ tướng Singapore nói về nguy cơ chiến tranh Trung Nhật
Tờ Nihon Keizai Shimbun (Nhật Bản) trích lời Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long tại cuộc hội thảo ở Tokyo hôm 22/5 cho rằng “chiến tranh giữa Trung Quốc và Nhật Bản sẽ có khả năng nổ ra trong 20 năm tới”.
Theo Nihon Keizai Shimbun – tờ báo tiếng Nhật chuyên đưa tin về các lĩnh vực tài chính, kinh doanh và công nghiệp – trong cuộc hội thảo trên, ông Lý nhấn mạnh Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản sẽ là 3 quốc gia có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ tới sự phát triển của khu vực châu Á trong 20 năm tới. Ông Lý cũng nhấn mạnh trong 20 năm tới, Mỹ vẫn sẽ giữ vị thế là cường quốc số 1 thế giới.
Tuy nhiên, Thủ tướng Lý cho rằng Trung Quốc sẽ trở thành quốc gia có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ nhất tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Do đó, trong tương lai, các doanh nghiệp Trung Quốc sẽ thống trị thị trường toàn cầu.
Tàu Trung Quốc xuất hiện gần quần đảo tranh chấp với Nhật Bản – Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông.
Trước đó, theo bản báo cáo từ Ngân hàng Thế giới (WB), Trung Quốc có khả năng trở thành nền kinh tế số 1 thế giới vào cuối năm nay. Cũng theo ông Lý Hiển Long, trong 20 năm tới, quân đội Trung Quốc sẽ tạo ra sức ảnh hưởng tương xứng với nền kinh tế. Vào thời điểm này, Nhật Bản sẽ vẫn giữ vị thế là cường quốc quan trọng thứ hai tại châu Á.
Tin tưởng chính sách cải cách kinh tế của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, ông Lý nhấn mạnh Nhật Bản sẽ vẫn làm chủ cuộc chơi tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Do đó, đây cũng là thời điểm bùng nổ một số vấn đề mà cả Trung Quốc và Nhật Bản cùng phải đối mặt.
Thứ nhất, cả hai quốc gia này sẽ cùng nỗ lực tăng hiệu quả sản suất. Thứ hai, số lượng nữ lãnh đạo trong bộ máy cầm quyền sẽ cần được tăng thêm để thúc đẩy cải cách kinh tế của cả Trung Quốc và Nhật Bản.
Nihon Keizai Shimbun tiếp tục trích ý kiến của ông Lý khi cho rằng, tư tưởng chủ nghĩa dân tộc trong đại đa số người dân tại Trung Quốc và Nhật Bản là vấn đề khó khăn nhất mà giới lãnh đạo Bắc Kinh và Tokyo cùng phải đối mặt. Thủ tướng Singapore cho rằng có 2 viễn cảnh cho tương lai khu vực – hoặc là tươi sáng hoặc là đen tối.
Video đang HOT
Nếu mọi thứ diễn ra suôn sẻ, cả Trung Quốc và Nhật Bản sẽ sẵn sàng hợp tác với Mỹ để duy trì sự ổn định và thịnh vượng trong khu vực. Trung Quốc sẽ xây dựng lực lượng quân sự hùng mạnh hơn nhưng chọn cách kiềm chế bản thân trong khi Nhật Bản cải thiện thành công năng lực kinh tế. Theo đó, Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương do Mỹ dẫn đầu sẽ tạo nền tảng đưa Trung Quốc, Nhật Bản và Mỹ hợp tác với nhau.
Song, Thủ tướng Singapore cho rằng không loại trừ một viễn cảnh đen tối tại châu Á khi Trung Quốc từ chối hợp tác với Nhật Bản và các quốc gia trong khu vực. Trong đó, chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa bảo hộ sẽ là 2 trở ngại chính cho khu vực châu Á để tiến tới phát triển hệ thống thương mại tự do.
Nếu dự báo về viễn cảnh đen tối tại châu Á trở thành hiện thực, dưới sự ảnh hưởng của chủ nghĩa dân tộc, Trung Quốc sẽ phát động chiến tranh với Nhật Bản để giành quyền kiểm soát quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông và với các quốc gia châu Á xung quanh Biển Đông. Do dó, ông Lý nhấn mạnh cách tốt nhất là Mỹ nên tiếp tục sự hiện diện trong khu vực. Với sự trợ giúp của Mỹ, Thủ tướng Singapore tin rằng viễn cảnh đen tối tại châu Á sẽ có thể tránh được. Đây cũng là cách duy nhất duy trì nền hoàn bình và thịnh vượng tại châu Á, tờ Nihon Keizai Shimbun viết.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin của Nihon Keizai Shimbun – một trong những tập đoàn truyền thông lớn nhất Nhật Bản. Đây là một tờ báo chuyên đưa tin về các lĩnh vực về tài chính, kinh doanh và công nghiệp.
Theo Infonet
Chiến tranh Trung-Nhật sẽ bùng nổ?
Cuộc tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư giữa Trung Quốc với Nhật Bản càng lên cao, khi Trung Quốc tuyên bố thiết lập vùng nhận dạng phòng không bao phủ cả vùng trời quần đảo này.
Các nhà phân tích lo ngại chiến tranh có thể bùng nổ giữa Trung Quốc và Nhật Bản. Trong khi các bên còn đang cãi cọ, Nhật Bản đã thẳng thừng cho máy bay truy đuổi những chiếc máy bay của Trung Quốc xâm phạm vùng phòng không của họ.
Thông tin trên được trang Japan News Network ngày 23.11 đưa tin, theo Cục Phụ tá giám sát thuộc Bộ Quốc phòng Nhật, 2 chiếc máy bay trinh sát điện tử Tu-154 và Y-8 của Trung Quốc đã xâm nhập vào vùng nhận biết phòng không của Nhật (mà Trung Quốc vừa đưa vào vùng phòng không của mình). Trong đó, chiếc Tu-154 đã bay đến cách Senkaku chỉ 40km (theo kênh truyền hình NHK là 60km), còn chiếc Y-8 thì bay đến khu vực biển phía tây Kagoshima, cách Senkaku khoảng 300km về phía bắc.
Bộ Quốc phòng Nhật Bản thông báo sau khi radar phát hiện ra 2 chiếc máy bay này, Nhật Bản đã lập tức điều các máy bay chiến đấu F-15 của lực lượng không quân phía tây và trung đoàn máy bay hỗn hợp tây nam bay lên ngăn chặn, sau đó 2 chiếc máy bay này đã bay trở về không phận Trung Quốc.
Bảo vệ hay gây hấn?
Ngày 23.11, Bộ Quốc phòng Trung Quốc tuyên bố thành lập vùng nhận dạng phòng không ở biển Hoa Đông (ECSADIZ) và lập tức triển khai chiến đấu cơ tuần tra khu vực mới. Tân Hoa xã dẫn lời người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Dương Vũ Quân khẳng định việc thành lập ECSADIZ nhằm "bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh trên không và duy trì trật tự bay". Đáng chú ý là ECSADIZ bao gồm vùng trời trên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư tranh chấp giữa Nhật với Trung Quốc và chồng lấn với vùng nhận dạng phòng không của Tokyo ở biển Hoa Đông.
Trạm nghiên cứu hàng hải được Hàn Quốc xây dựng trên đảo đá chìm Leodo
Bộ Quốc phòng Trung Quốc còn ban hành các quy định nhận dạng máy bay cho ECSADIZ, vốn có hiệu lực ngay từ ngày 23.11. Theo đó, máy bay nước ngoài bay trong ECSADIZ phải báo cáo kế hoạch bay cho Bộ Ngoại giao hoặc Cục Hàng không dân dụng Trung Quốc và tuân theo chỉ dẫn của cơ quan quản lý ECSADIZ là Bộ Quốc phòng Trung Quốc. Nếu máy bay đó không hợp tác và không theo những quy định trên, các lực lượng vũ trang Trung Quốc sẽ áp dụng những biện pháp phòng vệ khẩn cấp để ứng phó.
Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) có vai trò như vành đai phòng thủ được thành lập bên ngoài không phận của một nước để ngăn chặn máy bay khả nghi xâm nhập. Theo đó, máy bay phải tuân theo các phương thức báo cáo và nhận dạng đặc biệt của nước chủ quản. Theo thông cáo của Bộ Quốc phòng Trung Quốc, ECSADIZ bao gồm không phận trong khu vực được bao quanh bởi giới hạn ngoài của vùng biển mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền, với 6 điểm lần lượt có tọa độ: 3311 vĩ bắc và 12147 kinh đông; 3311 vĩ bắc và 12500 kinh đông; 3100 vĩ bắc và 12820 kinh đông; 2538 vĩ bắc và 12500 kinh đông; 2445 vĩ bắc và 12300 kinh đông; 2644 vĩ bắc và 12058 kinh đông.
Theo ông Dương Vũ Quân, kể từ thập niên 1950, đã có hơn 20 quốc gia lập ADIZ. Ngoài Nhật và Trung Quốc, một số nước châu Á - Thái Bình Dương gồm Mỹ, Indonesia, Hàn Quốc và Philippines được cho là đã thành lập ADIZ. Khi được hỏi liệu Trung Quốc có lập thêm ADIZ hay không, ông Dương trả lời rằng việc đó sẽ được tiến hành "vào một thời điểm thích hợp sau khi hoàn tất sự chuẩn bị cần thiết", theo Tân Hoa xã. Trước đó, tạp chí Kanwa Asian Defence dẫn một số nguồn tin ở Bắc Kinh cho hay quân đội Trung Quốc đang xúc tiến lên kế hoạch lập ADIZ dọc ranh giới vùng đặc quyền kinh tế, tăng cường kiểm soát các vùng biển và không phận ngoại vi.
Nhật, Mỹ lo ngại
Ngay lập tức, động thái của Bắc Kinh khiến Tokyo nổi giận. Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho biết Vụ trưởng Vụ châu Á - Thái Bình Dương thuộc Bộ Ngoại giao Nhật Bản Junichi Ihara đã gọi điện cho Công sứ Đại sứ quán Trung Quốc tại Nhật Bản để bày tỏ phản đối, nhấn mạnh rằng hành động của Trung Quốc là "cực kỳ nguy hiểm" và "có thể dẫn tới những vụ việc không lường trước được", làm gia tăng tình hình căng thẳng hiện nay trong quan hệ hai nước. Ông nêu rõ Nhật Bản "không bao giờ chấp nhận vùng phòng không do Trung Quốc lập nên vì nó bao gồm cả quần đảo Senkaku do Tokyo kiểm soát".
Máy bay trinh sát điện tử Tu-154 và Y-8 của Trung Quốc do máy bay Nhật chụp
Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Akitaka Saiki triệu Đại sứ Trung Quốc tại nước này - Trình Vĩnh Hoa - vào ngày 25.11 để bày tỏ lập trường của Tokyo về vấn đề trên. Từ ngày 23.11, Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết hai máy bay thuộc lực lượng không quân nước này đã thực hiện sứ mệnh tuần tra đầu tiên trong vùng phòng không vừa được thiết lập trên biển Hoa Đông.
Trong một tuyên bố chung, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel cho biết Washington "quan ngại sâu sắc" về tuyên bố nói trên của Trung Quốc. "Hành động đơn phương này là một cố gắng nhằm làm thay đổi tình hình hiện tại ở biển Hoa Đông", ông Kerry nhận định. "Động thái leo thang sẽ chỉ làm gia tăng căng thẳng trong khu vực và gây ra những rủi ro về một vụ đụng độ", Ngoại trưởng Mỹ phát biểu từ Geneva (Thụy Sỹ), nơi ông đang tham dự các vòng đàm phán về chương trình hạt nhân của Iran. Ông Kerry còn nói thêm rằng Mỹ đã thúc giục Trung Quốc "cẩn trọng và kiềm chế", đồng thời cũng đã phản đối việc thành lập vùng nhận dạng phòng không của Bắc Kinh.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Hagel tái khẳng định rằng quần đảo Senkaku/Điếu Ngư thuộc quyền kiểm soát của Tokyo nằm trong hiệp ước an ninh mà Mỹ và Nhật đã cùng ký kết. Điều này đồng nghĩa với việc Washington sẽ bảo vệ đồng minh Nhật nếu quần đảo nêu trên bị tấn công. "Chúng tôi đang thảo luận kỹ lưỡng với các đồng minh và đối tác trong khu vực, bao gồm Nhật Bản. Chúng tôi vẫn kiên định với cam kết đối với các đồng minh và đối tác", Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ khẳng định. Ông Hagel nói rõ rằng Mỹ, vốn đang có hơn 70.000 binh sĩ đồn trú tại Nhật và Hàn Quốc, sẽ không công nhận tuyên bố chủ quyền vùng nhận dạng phòng không của Trung Quốc. "Tuyên bố của Trung Quốc (về việc thiết lập vùng nhận dạng phòng không) sẽ không có cách gì làm thay đổi cách Mỹ triển khai các chiến dịch quân sự tại khu vực này", AFP dẫn lời ông Hagel cho biết.
Thích là làm
Khu vực nhận dạng phòng không mới của Trung Quốc cũng có một phần chồng lên khu vực phòng thủ tương tự của Hàn Quốc ở phía tây nam hòn đảo Chedzhuzho trong vùng biển rạn san hô Leodo. Bộ Quốc phòng Hàn Quốc tuyên bố rằng quyền pháp lý của Hàn Quốc trong khu vực này là không thể chối cãi. Trả lời báo giới, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Hàn Quốc Kim Min-seok nói: "Tôi muốn khẳng định lại rằng Hàn Quốc có quyền kiểm soát lãnh thổ bất biến đối với đảo đá ngầm Leodo". Trước đó, trong một nỗ lực nhằm củng cố tuyên bố chủ quyền đối với Leodo, Hàn Quốc đã xây dựng một trạm nghiên cứu hàng hải trên đảo đá ngầm này hồi năm 2003, bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của Trung Quốc. Hàn Quốc cho biết sẽ có những cuộc thảo luận sâu hơn về vấn đề này với Trung Quốc trong những cuộc hội đàm dự kiến diễn ra giữa các thứ trưởng quốc phòng tại Seoul ngày 28.11 tới.
Đáp lại, Bắc Kinh kêu gọi Washington kiềm chế không hỗ trợ Tokyo. Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Yang Yujun nhấn mạnh rằng Mỹ không nên khuyến khích Nhật Bản bằng cách gửi đi những tín hiệu mạo hiểm. Đồng thời Bắc Kinh đã gửi công hàm phản đối chính thức tới Đại sứ quán Nhật Bản và Hoa Kỳ, sau khi cả hai nước lên tiếng chỉ trích việc lập ra khu vực phòng không mới. Trong khi đó, với những lời lẽ mạnh mẽ, truyền thông Trung Quốc đã lên án Nhật Bản là "đạo đức giả và trơ tráo" khi chỉ trích quyết định thiết lập ADIZ của Bắc Kinh, đồng thời tuyên bố: "Trung Quốc có lý do hoàn toàn ngay thẳng và chính đáng để thiết lập ADIZ riêng của mình".
Theo Dân Việt
Chiến đấu cơ mang tên lửa của Trung Quốc vờn máy bay Nhật Các chiến đấu cơ mang theo tên lửa của Trung Quốc đã áp sát máy bay quân sự của Nhật Bản ở khoảng cách nguy hiểm trên biển Hoa Đông. Đây là động thái khiến Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori onodera phải lên tiếng cáo buộc Bắc Kinh đã hành xử "quá đáng" khi tiếp cận với vùng lãnh thổ tranh...