Thủ tướng Singapore mâu thuẫn công khai với em gái
Thủ tướng Singapore hôm qua bác bỏ cáo buộc lạm quyền của em gái, khi mâu thuẫn gia đình trở nên công khai sau lễ giỗ đầu của cha họ, cố thủ tướng Lý Quang Diệu.
Bà Lý Vỹ Linh (trái) và anh trai, ông Lý Hiển Long, thủ tướng Singapore. Ảnh:theindependent, AP
Theo NDTV, phản ứng trước những lời công kích của em gái Lý Vỹ Linh, thủ tướng Singapore cho biết trên tài khoản mạng xã hội Facebook rằng ông thấy “buồn sâu sắc” trước những tuyên bố này và lời cáo buộc “hoàn toàn sai sự thật”.
Singapore hôm 23/3 tưởng niệm một năm ngày mất Lý Quang Diệu, người giữ chức thủ tướng từ 1959 – 1990. Nhiều người Singapore tỏ lòng tiếc thương khi ông Lý, người lập quốc, qua đời, ca ngợi ông đã biến một thuộc địa cũ, nghèo của Anh thành một trong những xã hội thịnh vượng, ổn định nhất thế giới.
Hơn 100 hoạt động tháng trước được tổ chức để đánh dấu ngày giỗ đầu của ông Lý.
Tuy nhiên, bà Lý Vỹ Linh, nhà vật lý từng làm cố vấn cấp cao cho Viện Khoa học Thần kinh Quốc gia, lên mạng xã hội Facebook chỉ trích việc tổ chức buổi lễ, gợi ý rằng đây có thể là việc “xây dựng một triều đại”. Bà Lý tuyên bố sau khi bài xã luận bà gửi cho nhật báo Straits Times của Singapore không được đăng.
Bà Lý hôm qua công bố thư điện tử trao đổi với một biên tập viên của Straits Times, trong đó cáo buộc anh trai “chẳng day dứt gì khi lạm dụng quyền lực” nhằm tổ chức lễ tưởng niệm chỉ một năm sau khi cha mất.
Lý Vỹ Linh cho rằng “người nắm quyền” cố “lập ra một triệu đại” và bà tuyên bố sẽ không cho phép tên cha bị “vấy bẩn”. Trên Facebook trước đó, bà cho rằng Lý Quang Diệu sẽ tránh xa những sự thờ phụng, sùng bái anh hùng, một năm sau khi ông mất.
Thủ tướng Singapore cho hay các hoạt động chủ yếu do người dân tổ chức, những người muốn thể hiện lòng tôn kính với cựu lãnh đạo. “Tư tưởng cho rằng tôi muốn lập một triều đại không hợp lý. “Chế độ trọng dụng nhân tài là giá trị căn bản của xã hội chúng ta, và cả tôi lẫn đảng Hành động Nhân dân cầm quyền, lẫn cả công chúng Singapore sẽ không dung thứ cho những âm mưu như thế”, ông Lý viết.
Video đang HOT
Lý Hiển Long, 64 tuổi, trở thành thủ tướng thứ ba của Singapore năm 2004. Ông có một em trai nữa là Lý Hiển Dương, một lãnh đạo doanh nghiệp.
Trọng Giáp
Theo VNE
Thủ tướng Lý Hiển Long và chuyện 'cha truyền con nối' ở Singapore
Nếu như ông Lý Quang Diệu, "cha đẻ" của quốc đảo Singapore nổi tiếng là người thẳng thắn, nghiêm khắc thì con trai ông, Thủ tướng Lý Hiển Long lại điềm đạm và rất thân thiện.
Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long thân thiện và gần gũi - Ảnh: AFP
Sẽ là thiếu sót nếu nói về những gia đình danh giá trong giới chính trị gia thế giới mà không kể đến gia đình họ Lý của Singapore. Năm 1965, ông Lý Quang Diệu "bế" trên tay "đứa con Singapore" với bao thiếu thốn, què quặt, khó khăn chồng chất khó khăn; 40 năm sau, Singapore trở thành một trong những điểm sáng của cả châu Á, cả về kinh tế và xã hội. "Kiến trúc sư trưởng" của công trình Singapore không ai khác là người sáng lập, cố thủ tướng Lý Quang Diệu.
Cho dù cái bóng của cố Thủ tướng Lý Quang Diệu quá lớn, nhưng khi con trai ông là Lý Hiển Long lên lãnh đạo đất nước, người ta vẫn dành sự mến mộ cho ông, bởi vai trò giúp ổn định và phát triển đất nước của ông suốt hơn 10 năm qua, cũng như những phẩm chất giản dị và được lòng người.
Giỏi từ học tới lãnh đạo
Ông Lý Hiển Long từ khi đi học đã bộc lộ tư chất thông minh tài giỏi - Ảnh: Reuters
Ông Lý Hiển Long ngay từ khi còn đi học đã bộc lộ tố chất thông minh với thành tích nổi trội. Ông nhận tấm bằng cử nhân loại ưu về Toán học ở trường Đại học Cambridge danh tiếng của Anh, bằng danh dự về Khoa học máy tính rồi bằng thạc sĩ loại ưu về Quản lý công ở trường Quản lý Kennedy, thuộc Đại học Harvard, Mỹ. Hồi tháng 5.2015, Thủ tướng Singapore không ngần ngại trổ tài khi tự mình viết đoạn code cho chương trình giải đố Sudoku.
Không chỉ có học vấn cao, ông Lý Hiển Long còn là người có kinh nghiệm dày dặn trên chính trường và từng tôi luyện trong môi trường quân đội. Khi trong quân đội, con trai cả của ông Lý Quang Diệu thăng tiến nhanh chóng rồi kết thúc nghiệp nhà binh của mình với quân hàm chuẩn tướng khi mới 32 tuổi vào năm 1984. Rời quân ngũ, ông tham gia chính trường và liên tục giữ các chức vụ cao trong chính phủ.
Đến năm 2004, ông Lý Hiển Long kế nhiệm ông Goh Chok Tong (Ngô Tác Đống), trở thành thủ tướng thứ ba của quốc đảo Singapore. Với nền móng được cha và người tiền nhiệm xây dựng thành công, ông Lý Hiển Long tiếp quản và làm Singapore ngày càng ổn định và phát triển. Những thành tựu đầu tiên khi ông lên làm thủ tướng phải kể đến việc vực dậy nền kinh tế sau một khoảng thời gian dài tăng trưởng chậm vào những năm cuối của thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21.
Cố thủ tướng Lý Quang Diệu chính là người có ảnh hưởng nhất trong cuộc đời ông Lý Hiển Long - Ảnh: Reuters
Thủ tướng Lý Hiển Long kế thừa những chính sách của cha mình trong nhiều lĩnh vực từ phát triển kinh tế, chính sách nhà ở công cộng, gắn tăng trưởng kinh tế với việc thực hiện công bằng xã hội. Không những thế, ông Lý còn làm tốt chủ trương xây dựng chính phủ trong sạch với chính sách lương sạch và sự nghiêm minh của luật pháp, cũng như việc chiêu mộ nhân tài mà cha của ông đề ra ngay từ những ngày đầu lập quốc.
Nhờ vậy, Singapore không chỉ là con rồng ở châu Á mà còn là quốc gia đi đầu trong việc chuyển đổi sang nền kinh tế tri thức. Dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Lý Hiển Long, quốc đảo này đặt mục tiêu đến năm 2018 sẽ trở thành một đầu mối chính trong mạng lưới kinh tế toàn cầu, gắn kết các nền kinh tế lớn của thế giới.
Gần gũi và giản dị
Thủ tướng Singapore không ngần ngại bắt tay thăm hỏi người bán cá ở chợ - Ảnh: trang web chính phủ Singapore
Về tính cách, ông Lý Hiển Long rất giống cố Thủ tướng Lý Quang Diệu trong thói quen cũng như tính kỷ luật và đầy trách nhiệm. Ông Lý Hiển Long cũng thừa nhận rằng cha ông chính là người có ảnh hưởng lớn tới cuộc đời, tính cách và con đường chính trị của ông, theo tờ The Straits Times.
Ông Lý Hiển Long có thói quen xắn tay áo lên tới vai mỗi khi ông mải mê tham gia một cuộc thảo luận. Thói quen này hoàn toàn giống với cha ông, ông Lý Quang Diệu khi còn sống.
Về quyết định bước vào chính trường, ông Lý Hiển Long khẳng định cha ông chính là người giúp ông trở thành một con người như hiện tại; và dù không giống cha hoàn toàn nhưng ông đã học hỏi rất nhiều từ ông Lý Quang Diệu.
Tuy vậy, giữa hai cha con chính trị gia nổi tiếng nhất Singapore này cũng có những điểm khác biệt. Nếu ông Lý Quang Diệu nổi tiếng là người thẳng thắn và rất nghiêm khắc thì con trai ông lại cởi mở, gần gũi và rất thân thiện. The Straits Times dẫn lời ông Lý Quang Diệu lúc sinh thời nói rằng: "Long có tính cách khác tôi. Nó điềm đạm hơn và ít khi tỏ ra gay gắt như đứa con gái của tôi".
Ông Lý luôn tươi cười và thường xuyên chụp hình "tự sướng" với mọi người - Ảnh: Reuters
Ông Lý Hiển Long luôn xuất hiện với nụ cười thân thiện và những bộ đồ giản dị. Ông cũng chẳng ngại bắt tay mọi người, từ người bán cá ở chợ đến những người dân bình thường nhất ở quốc đảo Singapore.
Thủ tướng Singapore gần gũi, quan tâm mọi người và thường xuyên chia sẻ những hình ảnh trên mạng xã hội. Trang Facebook của ông vui tươi, tình cảm và không hề tỏ ra xa lạ. Dù là trên giường bệnh hay gặp gỡ các chính khách nước ngoài, ông cũng có thể chụp những tấm hình "tự sướng" đầy lạc quan. Cha con nhà lãnh đạo Singapore đã ghi điểm trong lòng mọi người như thế.
Ngọc Mai
Theo Thanhnien
Bôi nhọ Thủ tướng, một blogger Singapore phải đóng tiền phạt 17 năm Thiệt hại mà blogger Roy Ngerng gây ra cho uy tín của Thủ tướng Lý Hiển Long được Tòa án Tối cao xác định là 150.000 đô la Singapore (SGD, khoảng 2,5 tỉ đồng), và được... trả góp tới năm 2033. Blogger Roy Ngerng (trái) và luật sư M Ravi trong một lần ra tòa hồi năm 2015 - Ảnh: AFP Quyết định...