Thủ tướng Singapore: Không thể để luật rừng thay luật pháp ở Biển Đông
Nếu không có quy tắc quốc tế về pháp luật mà chỉ là luật rừng, những nước lớn sẽ làm những gì họ muốn, còn những nước nhỏ yếu phải chịu.
Nikkei Asian Review ngày 29/9 đưa tin, phát biểu về vấn đề Biển Đông trong một hội thảo do Nikkei tổ chức hôm thứ Năm, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long nhấn mạnh: Tranh chấp ở Biển Đông cần được giải quyết trên cơ sở luật pháp quốc tế.
“Nhiều khi các biện pháp của ASEAN là không đủ. Ví dụ, vấn đề cần được giải quyết một cách hòa bình và phù hợp với luật pháp quốc tế và luật biển”, Thủ tướng Lý Hiển Long chia sẻ.
Theo ông, nếu luật rừng chiếm ưu thế ở Biển Đông thay vì luật pháp, các nước nhỏ sẽ bị đẩy vào thế bị các nước lớn kiểm soát.
ASEAN có 10 nước thành viên, thực tế có những khó khăn trong việc thống nhất một lập trường chung đối với Trung Quốc, vì mỗi nước có lợi ích khác nhau ở Biển Đông và mức độ quan hệ khác nhau với Bắc Kinh.
Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long, ảnh: Nikkei Asian Review.
Channel News Asia ngày 29/9 dẫn lời Thủ tướng Lý Hiển Long cho biết, là điều phối viên quan hệ ASEAN – Trung Quốc, Singapore không thể “ra lệnh” cho tất cả các bên phải thống nhất quan điểm, cũng không thể thay mặt ASEAN đàm phán với Trung Quốc.
“Những gì tốt nhất chúng tôi có thể làm là một trung gian trung thực, cố gắng mang lại sự đồng thuận trong khả năng có thể.
Nếu không có quy tắc quốc tế về pháp luật mà chỉ là luật rừng, những nước lớn sẽ làm những gì họ muốn, còn những nước nhỏ yếu phải chịu, đó là những gì Thucydides đã mô tả.
Vậy thì lúc đó thế giới này sẽ không còn chỗ dung thân cho một nước nhỏ như Singapore.” Thủ tướng Lý Hiển Long nhấn mạnh vai trò của luật pháp quốc tế trong khu vực.
Ông lưu ý thêm, Singapore công nhận một thực tế là các nước lớn không phải lúc nào cũng tuân thủ quy tắc, điều này không chỉ đúng với Trung Quốc, mà còn đã từng xảy ra với Hoa Kỳ, Anh quốc.
Tuy nhiên theo Thủ tướng Lý Hiển Long, một nguyên tắc quan trọng đối với Singapore và hầu hết các nước ASEAN là tôn trọng luật pháp quốc tế.
Mặc dù ASEAN không thể hiện lập trường chung về Phán quyết Trọng tài vụ kiện Biển Đông, nhưng bảy hay tám thành viên đã công khai ủng hộ Phán quyết Trọng tài.
Chính sách đối ngoại độc lập của Singapore
Thủ tướng Lý Hiển Long tin rằng, không có vấn đề duy nhất xác định toàn bộ mối quan hệ với các nước khác. Những gì Singapore đang làm là cố gắng thúc đẩy mọi thứ tiến bộ khi làm việc với các nước.
“Trong trường hợp quốc gia nào đó không đồng ý, chúng tôi cũng chỉ chấp nhận rằng có những quan điểm khác nhau, vì không có vấn đề duy nhất xác định toàn bộ mối quan hệ với các nước khác.”
Một mối quan hệ đối ngoại luôn luôn bao gồm nhiều mặt, bao gồm thương mại, giao lưu nhân dân, hợp tác giáo dục và du lịch…nên cần nhiều nỗ lực để những vấn đề khó khăn không bao trùm toàn bộ gam màu của mối quan hệ đó.
Trước câu hỏi về việc ông có lo ngại Singapore ngày càng bị kêu gọi “chọn bên” trong tranh chấp Biển Đông và các hậu quả nếu Singapore “chơi” với nhiều vai cùng lúc hay không, Thủ tướng Lý Hiển Long trả lời:
Video đang HOT
“Tôi nghĩ rằng chúng tôi không bao giờ chơi nhiều vai. Chúng tôi phải có một lập trường, quan điểm của mình, và chúng tôi luôn đứng trên lập trường của chúng tôi khi nói chuyện với bất kỳ ai.
Bạn không thể có thông điệp khác nhau cho những nước khác nhau, bởi vì bạn sẽ sớm gặp phải những rắc rối rất nghiêm trọng.
Chính sách đối ngoại cơ bản của Singapore là làm bạn với tất cả các nước sẵn sàng làm bạn với Singapore.
Sẽ dễ dàng hơn nếu họ cũng là bạn bè của nhau, nhưng theo thời gian sẽ có vấn đề giữa những người bạn của chúng tôi.
Và chúng tôi sẽ phải quyết định chọn nơi chúng tôi sẽ đứng và làm thế nào chúng tôi có thể cố gắng hết mình, gìn giữ tình bạn của chúng tôi với tất cả các bên.”
Bắc Kinh “khó chịu”
South China Morning Post ngày 30/9 cho biết, nhưng tranh cãi bất ngờ giữa Đại sứ Singapore tại Trung Quốc Stanley Loh với Tổng biên tập Thời báo Hoàn Cầu Hồ Tích Tiến cho thấy Bắc Kinh đang “thất vọng sâu sắc” về Singapore.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng nhảy vào cuộc khẩu chiến bằng cách, đổ lỗi cho một “quốc gia cá biệt” không nêu đích danh, đã khuấy động căng thẳng ở Biển Đông tại Hội nghị cấp cao Phòng trào Không liên kết (NAM) ở Venezuela.
Hu Bo, một nhà nghiên cứu từ Đại học Bắc Kinh cho rằng, cả Trung Quốc và Singapore đều rất quan tâm đến việc bảo vệ thể diện cho đối phương và hiếm khi những bất đồng, khác biệt được tranh luận công khai trên mặt báo.
Tranh cãi giữa ông Stanley Loh với ông Hồ Tích Tiến chắc chắn sẽ có tác động tiêu cực đến “hình ảnh Singapore trong mắt người dân Trung Quốc”, Hu Bo nói.
Trương Minh Lượng từ Đại học Kỵ Nam cho hay, ông rất ngạc nhiên khi Đại sứ Singapore công khai đáp lại bài xã luận của Thời báo Hoàn Cầu vốn nổi tiếng “lá cải” mà ai cũng biết.
Hứa Lợi Bình từ Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc cho rằng:
“Nếu Singapore không điều chỉnh chính sách (?), tôi e rằng quan hệ song phương sẽ xấu đi. Singapore nên suy nghĩ kỹ về hợp tác an ninh của mình với Hoa Kỳ và một sự cân bằng tốt hơn trong quan hệ với Trung Quốc và Mỹ”.
Theo Giáo Dục
Thời báo Hoàn Cầu "lĩnh ấn tiên phong" đưa Singapore vào quỹ đạo?
Bắc Kinh không có ý định từ bỏ nỗ lực của mình để đưa Singapore vào quỹ đạo, vì vai trò của quốc đảo này trong khu vực ASEAN.
Cary Huang, một nhà bình luận thời sự của South China Morning Post ngày 1/10 nhận định trên báo này:
Tranh luận giữa Đại sứ Singapore tại Trung Quốc Stanley Loh với ông Hồ Tích Tiến - Tổng biên tập Thời báo Hoàn Cầu, một tờ báo lá cải của chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc thể hiện sự thất vọng ngày càng tăng của Bắc Kinh với quốc đảo Singapore.
Cho tới gần đây, hai nước vẫn được cho là có mối quan hệ đặc biệt. Biểu hiện rõ nhất là hai ví dụ.
Một là cách Trung Quốc ứng xử với sự ra đi của ông Lý Quang Diệu tháng 3 năm ngoái, hai là ông Tập Cận Bình chọn Singapore làm điểm gặp gỡ nhà lãnh đạo Đài Loan Mã Anh Cửu tháng 11 cùng năm.
Nhưng kể từ đó, sự mất lòng tin lẫn nhau giữa hai nước đã gia tăng.
Động lực thúc đẩy điều này là sự cạnh tranh giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc và Phán quyết Trọng tài vụ kiện Biển Đông mang tính bước ngoặt ngày 12/7, phủ nhận yêu sách đường lưỡi bò Trung Quốc ở Biển Đông.
Thời báo Hoàn Cầu là một trong những cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc, do tờ Nhân Dân nhật báo quản lý.
Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, ảnh: cba.ca
Ngày 21/9, Thời báo Hoàn Cầu ra xã luận chỉ trích lập trường của Singapore về Biển Đông tại Hội nghị Phong trào Không liên kết lần thứ 17 ở Venezuela.
Đại sứ Singapore Stanley Loh đã viết thư cho Hồ Tích Tiến bác bỏ những cáo buộc này.
Trung tâm của tranh luận là liệu đoàn Singapore có cố gắng đưa vấn đề Phán quyết Trọng tài vào chương trình nghị sự và tuyên bố chung của hội nghị hay không.
Tuy nhiên, vấn đề thực sự gây ma sát cho quan hệ Trung Quốc - Singapore là Bắc Kinh ngày càng không chấp nhận cách tiếp cận ngoại giao của Singapore. Tranh cãi do Thời báo Hoàn Cầu khởi xướng chỉ là một kích hoạt.
Bất đồng đã được nung nấu trong một thời gian dài. Bắc Kinh tin rằng đảo quốc này đã "bắt cá hai tay" với cả Trung Quốc và Hoa Kỳ để thúc đẩy lợi ích của mình.
"Văn hóa Trung Quốc" đòi hỏi bạn bè phải giúp nhau. Theo góc nhìn của Bắc Kinh về tình hữu nghị truyền thống với Singapore, họ hy vọng đảo quốc này sẽ sử dụng vai trò độc đáo của mình trong ASEAN và ảnh hưởng trong khu vực để giúp Trung Quốc.
Ít nhất Bắc Kinh muốn Singapore "trung lập". Nhưng sự ủng hộ của Singapore với Phán quyết Trọng tài đã làm Trung Quốc thất vọng.
Singapore không chỉ ủng hộ, mà còn nỗ lực vận động áp lực quốc tế để Trung Quốc chấp nhận Phán quyết Trọng tài.
Bắc Kinh đặc biệt khó chịu với nỗ lực của Singapore sử dụng Hội nghị Phong trào Không liên kết làm diễn đàn thúc đẩy tuyên bố ủng hộ Phán quyết Trọng tài.
Diễn đàn này được thành lập từ thời Chiến tranh Lạnh, với 115 thành viên không muốn liên kết với Liên Xô hay Hoa Kỳ.
Trung Quốc mặc dù không phải là thành viên, nhưng từ lâu muốn sử dụng diễn đàn này để thể hiện mình là đại diện cho thế giới đang phát triển.
Thời báo Hoàn Cầu không phải một ấn phẩm "chính thức", trong khi có thể đại diện cho quan điểm của một số quan chức, nó có xu hướng phản ánh tiếng nói của phe diều hâu ở cơ sở.
Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo Trung Quốc có thể rất tôn trọng ông Lý Quang Diệu, nhưng không chắc điều tương tự xảy ra với con trai ông, Thủ tướng Lý Hiển Long.
Một người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc phụ họa thêm với Thời báo Hoàn Cầu chỉ trích nặc danh Singapore là một bằng chứng.
Bắc Kinh không có ý định từ bỏ nỗ lực của mình để đưa Singapore vào quỹ đạo, vì vai trò của quốc đảo này trong khu vực ASEAN.
Đó là lý do tại sao ông Tập Cận Bình nói với ông Lý Hiển Long bên lề G-20, quan hệ Trung Quốc - Singapore luôn đi trước một bước so với quan hệ giữa Trung Quốc với các nước ASEAN còn lại.
Vì vậy, cho dù Thời báo Hoàn Cầu làm nổi bật những khó khăn mối quan hệ này phải đối mặt, nhưng Trung Quốc cũng vẫn muốn duy trì mối quan hệ "đặc biệt" này, ông Cary Huang kết luận.
Còn theo đánh giá của cựu Trưởng văn phòng đại diện The Straits Times tại Trung Quốc, Peh Shing Huei viết trên South China Morning Post ngày 1/10, Bắc Kinh đang sử dụng Thời báo Hoàn Cầu để đe dọa Singapore.
Peh Shing Huei cho rằng, Thời báo Hoàn Cầu cung cấp cho thế giới bên ngoài cách nhìn thoáng qua về những gì chính phủ Trung Quốc đang thực sự suy nghĩ, nhưng không thể nói thẳng ra, hoặc không muốn nói ra theo cách xúc phạm đối phương như Thời báo Hoàn Cầu.
Thời báo Hoàn Cầu có thể hiếu chiến và lá cải, nhưng thông điệp của tờ báo này được truyền từ trung tâm quyền lực của Trung Quốc, Peh Shing Huei bình luận.
Lý do của hiện tượng này theo ông, đầu tiên và quan trọng nhất là Thời báo Hoàn Cầu trở thành công cụ để lãnh đạo Trung Quốc tiếp cận càng nhiều với người dân nước này càng tốt.
Bản điện tử tiếng Trung Quốc của Thời báo Hoàn Cầu đạt 15 triệu lượt truy cập mỗi ngày, gần gấp 3 lần so với quy mô dân số của Singapore.
Thời báo Hoàn Cầu thường xuyên chế nhạo, chửi mắng, xúc phạm các nước khác mà Trung Quốc thấy khó ưa, đó là lý do thứ hai. Từ Mỹ, Nhật Bản, Úc cho đến các nước trong khu vực, phe đối lập ở Đài Loan đều trở thành đối tượng của tờ báo này.
Qua những tin tức phát đi từ Thời báo Hoàn Cầu, Bắc Kinh nhằm mục đích gây ảnh hưởng, sợ hãi và bắt nạt các quốc gia khác.
Những gì tờ báo này mới thể hiện là để gây cảm giác lo sợ cho Singapore, nhằm bịt miệng quốc đảo này trong vấn đề Biển Đông.
The Straits Times ngày 1/10 cho biết, hôm thứ Sáu 30/9, Thời báo Hoàn Cầu lại ra bài xã luận với những lời lẽ cay nghiệt nhằm vào Singapore:
Cuộc khẩu chiến xung quanh Hội nghị Phong trào Không liên kết đã bóc trần bộ mặt thật của Singapore trước công chúng Trung Quốc.
Trong khi Trung Quốc cảm thấy trân trọng Singapore vì gắn kết di sản dân tộc và ngưỡng mộ sự thành công của đất nước Cộng hòa này, Singapore không cảm thấy trân trọng Trung Quốc.
Singapore đã hoàn toàn chấp nhận thế giới phương Tây, chia sẻ các giá trị và tầm nhìn các vấn đề toàn cầu theo quan điểm của phương Tây.
Họ nhìn thấy nhiều điểm chung với Mỹ hơn là với Trung Quốc trong các vấn đề khu vực.
Trung Quốc phải từ bỏ bất kỳ ảo tưởng nào không thực tế đối với quốc đảo này, nhất là về các vấn đề chính trị. Singapore cần được đối xử như một quốc gia bình thường trong chính trị quốc tế.
Theo Giáo Dục
Singapore lựa chọn lập trường riêng về Biển Đông Singapore cần phải có quy tắc và lập trường riêng về vấn đề Biển Đông, bất chấp sức ép từ các quốc gia khác, Thủ tướng Lý Hiển Long phát biểu tại lễ mừng quốc khánh ngày 21/8. Theo Channel News Asia, vấn đề Biển Đông được ông Lý Hiển Long đề cập khi nhắc đến việc làm cách nào để Singapore tạo...