Thủ tướng: ‘Sẽ mở cửa mạnh mẽ hơn sau tết Nguyên đán’
Đó là thông tin được Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ tại buổi gặp mặt kiều bào tham dự chương trình Xuân quê hương 2022, nhằm thực hiện mục tiêu để “đường về quê gần hơn”.
“Quê hương mỗi người chỉ một”
Chiều 22.1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có buổi gặp mặt kiều bào tham dự chương trình Xuân quê hương 2022.
Thủ tướng thăm hỏi các kiều bào tại buổi gặp mặt. Ảnh NHẬT BẮC
Sau khi lắng nghe ý kiến của đại diện các kiều bào tham dự chương trình, Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ, ông từng có những tháng ngày sống, học tập và làm việc ở nước ngoài, xa quê hương, Tổ quốc nên rất hiểu tâm trạng của người Việt mỗi khi tết đến, xuân về.
“Cội nguồn Việt Nam luôn hiện hữu trong mỗi trái tim người Việt dù ở đâu trên trái đất này, “Quê hương mỗi người chỉ một, Như là chỉ một mẹ thôi”, Thủ tướng nói và cho biết, mỗi người Việt Nam dù ở đâu đều mong đến ngày được về thắp nén nhang trước tổ tiên, được tụ họp gia đình, bè bạn, được nhìn lại những hình ảnh thân thuộc.
Thủ tướng cũng nhấn mạnh, trong 2 năm đại dịch Covid-19 vừa qua, nhiều bà con mấy năm rồi không được về quê, không được gặp người thân lần cuối.
“Tôi hiểu những khoảng trống, mất mát, thiếu hụt không thể đong đếm, không gì có thể bù đắp được của nhiều bà con có mặt ở đây hôm nay và những đồng bào ta đang xa quê hương ở khắp nơi trên thế giới”, ông nói.
Thủ tướng cho biết, ông chia sẻ những điều này vì những người có mặt tại buổi gặp mặt hôm nay bao gồm cả ông là may mắn, hạnh phúc hơn rất nhiều kiều bào khát khao nhưng chưa được về quê.
Video đang HOT
“Chính phủ hiểu, chia sẻ và luôn đặt ra trách nhiệm để làm sao “đường về quê gần hơn”, để làm sao quê hương thật sự là “chùm khế ngọt”, là nhà, là nơi quy tụ mọi giá trị truyền thống, trí tuệ, tấm lòng, khát vọng, tôn trọng sự khác biệt… để xây dựng đất nước hùng cường, thịnh vượng, để chúng ta tự hào là người Việt Nam trên bản đồ thế giới”, Thủ tướng chia sẻ.
Mở lại bay thương mại, mở cửa trường học
Thủ tướng khẳng định sẽ mở cửa mạnh mẽ hơn sau dịp tết Nguyên đán. Ảnh NHẬT BẮC
Thủ tướng cũng thông tin, trong năm 2021 vừa qua, dù tác động của đại dịch hết sức tiêu cực, song Việt Nam đã vượt qua thác ghềnh, đất nước đã gặt hái được nhiều kết quả quan trọng.
Theo Thủ tướng, dịch bệnh cơ bản được kiểm soát trên phạm vi toàn quốc; Việt Nam “đi sau về trước” trở thành một trong 6 nước có tỷ lệ phủ vắc xin cao nhất thế giới. Trên cơ sở đó, kinh tế vĩ mô tiếp tục được duy trì ổn định; các hoạt động sản xuất kinh doanh từng bước được khôi phục…
Thủ tướng nhấn mạnh, vấn đề quan trọng là từ nền kinh tế phụ thuộc hoàn toàn viện trợ nước ngoài sau chiến tranh, tới nay chúng ta đã xây dựng được nền kinh tế độc lập, tự chủ.
Theo Thủ tướng, cho tới giờ này, dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp trên thế giới và cả trong nước nhưng với kết quả đạt được chúng ta tự tin để mở cửa, đón đồng bào xa quê hương về thăm quê.
“Sắp tới chúng ta sẽ thực hiện lộ trình mở cửa mạnh hơn, nhất là việc nối lại các chuyến bay thương mại, du lịch; đưa các cháu học sinh trở lại trường, nhất là dịp sau tết Nguyên đán”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Để “đường về quê gần hơn”
Thủ tướng tặng quà cho kiều bào. Ảnh NHẬT BẮC
Thủ tướng cho biết, để đạt mục tiêu đề ra cho năm 2022, Đảng, Nhà nước xác định, cần phát huy sức mạnh tổng hợp của cả nước, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, trong đó, sự đóng góp, sẻ chia, tham gia tích cực của bà con Việt Nam ở nước ngoài là nguồn lực quan trọng.
“Chính phủ sẽ có giải pháp thực hiện mục tiêu “đường về quê gần hơn” để xây dựng đất nước ngày càng phát triển”, Thủ tướng nói.
Nhấn mạnh “đường về quê gần hơn” khi bà con có cuộc sống tốt đẹp, điều kiện vật chất dư dả hơn ở nước sở tại, Thủ tướng cho biết, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sẽ quyết liệt chỉ đạo các bộ, ngành, cơ quan tiếp tục đưa ra những giải pháp tổng thể để chăm lo, hỗ trợ bà con, đặc biệt ở những địa bàn khó khăn, tạo thuận lợi để bà con có được địa vị pháp lý vững chắc, ổn định cuộc sống và hội nhập vào xã hội sở tại.
“Đảng, Nhà nước sẽ tiếp tục hoàn thiên, xây dựng chính sách nhằm huy động nguồn lực, lắng nghe, tạo môi trường thuận lợi để kiều bào đóng góp trí tuệ, thu hút chất xám, khát vọng phát triển đất nước”, ông nói.
Để đường về quê gần hơn, theo Thủ tướng, việc trước mắt Chính phủ cần làm ngay là tiếp tục làm việc với các nước để sớm mở lại các đường bay thương mại, nhất là sau dịp Tết Nguyên đán.
Cho biết hiện nay chúng ta đã mở với một số nước, ông khẳng định, trong thời gian tới sẽ mở mạnh mẽ hơn để tạo thuận lợi cho bà con về quê. Chính phủ cũng sẽ tiếp tục yêu cầu các hãng hàng không mở rộng các chuyến bay đến nhiều nơi trên thế giới, đến nhiều địa phương của các nước để việc đi lại dễ dàng hơn.
“Tôi tin rằng, để “đường về quê gần hơn” trong phạm vi trách nhiệm, thẩm quyền của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ cần tiếp tục các giải pháp và chương trình hành động cụ thể. Và điều quan trọng để “đường về quê gần hơn” trong mỗi trái tim người Việt ở nước ngoài luôn hướng về và khát vọng xây dựng quê hương, đất nước Việt Nam”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Bước khởi đầu tích cực đối với kiều bào và doanh nghiệp Việt tại Mỹ dịp Năm mới
Từ đầu năm 2022, Việt Nam nối lại các chuyến bay thương mại quốc tế thường lệ với một số nước và áp dụng quy định mới về cách ly nhằm tạo điều kiện cho bà con kiều bào về nước, cũng như mở rộng cơ hội đầu tư, kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam và nước ngoài.
Chuyến bay quốc tế thường lệ đầu tiên của Vietnam Airlines về Việt Nam kể từ khi xảy ra đại dịch đã hạ cánh an toàn tại sân bay Tân Sơn Nhất (TP Hồ Chí Minh). Ảnh minh họa: TTXVN
Đây là thông tin đáng mừng và là bước khởi đầu tích cực của Năm mới, đặc biệt khi dịp Tết Nguyên đán truyền thống đang tới gần, đồng thời cho thấy quyết tâm của Việt Nam trong việc đưa đất nước trở lại quỹ đạo bình thường. Các doanh nghiệp và cá nhân người Việt tại Mỹ đều chia sẻ nhận định trên khi trả lời phỏng vấn của phóng viên TTXVN tại địa bàn.
Ông Nguyễn Hữu Thành, chủ một doanh nghiệp nhỏ cung cấp các sản phẩm phục vụ các tiệm làm móng tại bang Virginia cho biết bà con Việt kiều ở khu vực DMV (thủ đô Washington DC, bang Virginia và bang Maryland) rất phấn khởi khi đón nhận thông tin về việc mở lại chuyến bay thương mại thường lệ giữa hai nước. Ông cho biết đang cân nhắc về cách thức thực hiện của các chuyến bay thương mại cũng như mức giá trước khi quyết định có về nước hay không.
Theo ông Sean Lam, Phó Chủ tịch Tập đoàn IMSG, đơn vị được lựa chọn để cung cấp Hệ thống Thời tiết hàng không tích hợp tiên tiến cho Tổng Công ty quản lý bay Việt Nam (VATM), sau gần hai năm đóng cửa, nhu cầu trở về đoàn tụ gia đình là rất lớn đối với những lao động Việt Nam đã hết hạn hợp đồng hay học sinh, sinh viên, người đi công tác bị mắc kẹt lại ở nước ngoài. Với bà con Việt kiều đã lâu chưa được trở về quê hương thăm gia đình, họ hàng hay tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư, các đường bay thường lệ hai chiều sẽ giúp việc lựa chọn thời gian bay và lên kế hoạch bay dễ dàng hơn. Ông Sean Lam cho biết ông đã luôn mong chờ được quay trở về thăm người thân trong gia đình, bạn bè và gặp gỡ các đối tác nhằm thúc đẩy các dự án đầu tư, kinh doanh, đặc biệt là dự án hỗ trợ kỹ thuật thí điểm về nâng cao năng lực dự báo thời tiết hàng không tại Việt Nam mà ông đã dành nhiều tâm huyết trong suốt thời gian qua.
Ông Sean Lam cho rằng việc các bộ, ban, ngành trong nước đồng thuận mở lại đường bay quốc tế thường lệ trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn đang căng thẳng với sự xuất hiện của các biến thể mới, cho thấy quyết tâm rất lớn đưa đất nước trở lại quỹ đạo phát triển bình thường, cũng như thể hiện sự quan tâm sâu sắc tới nhu cầu đi lại, học tập và làm việc của người Việt Nam cả trong và ngoài nước. Với những biện pháp phòng chống dịch hợp lý của chính phủ, Việt Nam vẫn có thể vừa hỗ trợ việc đón người từ nước ngoài trở về an toàn, vừa kiểm soát tốt được dịch bệnh, đem đến hy vọng và tin tưởng cho người dân để từng bước khôi phục lại và phát triển nền kinh tế.
Về tác động của kế hoạch mở lại một số đường bay quốc tế từ ngày 1/1/2022 của Việt Nam tới các doanh nghiệp Mỹ nói chung và tới Tập đoàn IMSG nói riêng, ông Sean Lam nhấn mạnh kế hoạch này có ý nghĩa rất tích cực đối với việc thắt chặt quan hệ hợp tác và tái hợp tác của các doanh nghiệp Việt Nam và nước ngoài. Theo ông, đối phó với đại dịch COVID-19, các doanh nghiệp có sự chuyển biến mạnh mẽ trong cách thức và địa điểm làm việc. Kết nối Internet không biên giới cho phép mọi người gặp mặt và trao đổi từ xa, tuy nhiên để thực sự có thể thấu hiểu, tin tưởng và xây dựng được mối quan hệ hợp tác bền chặt thì việc gặp gỡ trực tiếp là vô cùng quan trọng. Theo ông, việc Việt Nam quyết tâm mở lại đường bay quốc tế, đặc biệt là đường bay thẳng thường lệ giữa Việt Nam và Mỹ sẽ giúp thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai bên, đem lại những cơ hội đầu tư và kinh doanh hoàn toàn mới.
ADVERTISING
X
Cũng chia sẻ quan điểm trên, ông Nguyễn Hữu Quốc, chủ một doanh nghiệp lữ hành tại bang Maryland cho biết ông rất trông chờ vào thời điểm những chuyến bay thương mại quốc tế thường lệ được nối lại bởi hoạt động du lịch của công ty ông gần như bị tê liệt hai năm nay. Cho dù việc khôi phục các chuyến bay thương mại quốc tế thường lệ của Việt Nam được cho là chậm hơn so với nhiều quốc gia trong khu vực, nhưng đây sẽ là bước khởi đầu tích cực và là điều kiện để các công ty nối lại các hoạt động, đưa ra các sản phẩm du lịch, từ đó việc đón khách quốc tế sẽ nhanh chóng được kích hoạt trở lại, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ cho ngành du lịch được phục hồi.
Bà Trần Kim Ngọc - Kế toán của công ty CPA của Mỹ cho rằng việc Việt Nam mở lại đường bay quốc tế là việc không thể chậm trễ hơn, nhất là khi Việt Nam và nhiều nước trên thế giới đã chuyển sang chiến lược mới trong cuộc chiến chống COVID-19 là chung sống an toàn với dịch bệnh và vừa phòng chống dịch, vừa phát triển kinh tế. Theo bà Ngọc, điều này ko chỉ tạo điều kiện cho rất nhiều Việt kiều xa quê mong muốn được đoàn tụ gia đình trong dịp Tết nguyên đán, mà còn đáp ứng nhu cầu đi lại, du lịch, học tập của người dân. Người dân trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đã được tiêm vaccine, cuộc sống ở nhiều nơi đã gần như trở lại "bình thường" nên bà tin rằng Việt Nam cũng sẽ trở lại bình thường như các nước khác.
Ngoài ra, bà Ngọc cho rằng nhiều doanh nghiệp du lịch, khách sạn, xuất nhập khẩu trong nước và nước ngoài có quan hệ giao dịch với Việt Nam đã bị ảnh hưởng rất lớn do dịch bệnh. Việc mở lại đường bay quốc tế sẽ giúp các doanh nghiệp này khôi phục lại các hoạt động mà họ đã từng có trước dịch bệnh cũng như tạo lại nhiều việc làm. Điều này sẽ góp phần phục hồi nền kinh tế của đất nước.
Có thể nói, quyết định mở lại đường bay thương mại quốc tế là sự kiện không chỉ các doanh nghiệp mà cả cộng đồng người Việt Nam ở Mỹ nói chung rất mong đợi. Quyết định trên thể hiện sự quan tâm của Chính phủ tới nhu cầu đi lại của người dân và thúc đẩy cơ hội hợp tác đầu tư nhằm góp phần khôi phục kinh tế của Việt Nam trong thời gian tới.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thần tốc hơn nữa trong thực hiện chiến dịch tiêm chủng vaccine Thần tốc hơn nữa trong thực hiện chiến dịch tiêm chủng vaccine tổ chức tiêm an toàn, nhanh nhất. Chậm nhất ngày 31/12/2021 phải hoàn thành tiêm mũi 2 cho người từ 18 tuổi trở lên; không để sót, đặc biệt là người có bệnh nền, người trên 50 tuổi; hoàn thành tiêm mũi 2 cho người từ 12-18 tuổi trong tháng 1/2022,...