Thủ tướng Sanchez: Tây Ban Nha đã đến đỉnh dịch
“Chúng ta đã đến đỉnh dịch và bây giờ bắt đầu xu hướng giảm”, Thủ tướng Sanchez tuyên bố trước Quốc hội.
Tây Ban Nha sẽ sớm nới lỏng biện pháp phong tỏa đang được áp dụng để ngăn chặn sự lây lan của virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) ở nước này. Thủ tướng Tây Ban Nha thông báo hôm nay (9/4) khi ông yêu cầu Quốc hội phê chuẩn đề nghị kéo dài tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc đến ngày 26/4.
Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez. Ảnh: CNN.
“Chúng ta đã đến đỉnh dịch và bây giờ bắt đầu xu hướng giảm”, Thủ tướng Sanchez tuyên bố trước Quốc hội gần như vắng ngắt vì hầu hết các nghị sỹ đang làm việc tại nhà. Tuy nhiên ông cảnh báo rằng, việc quay trở lại cuộc sống bình thường sẽ phải bắt đầu từ từ, phù hợp với mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng y tế hiện nay.
“Chúng ta đang đối mặt với mối đe dọa về y tế nghiêm trọng nhất hành tinh, kể từ dịch cúm năm 1918″, ông Sanchez cho biết, đồng thời nhấn mạnh, việc nối lại hoạt động bình thường sẽ được thực hiện theo từng giai đoạn.
Nhà lãnh đạo Tây Ban Nha cũng kêu gọi các nghị sỹ đoàn kết và ủng hộ một phản ứng thống nhất của châu Âu đối với cuộc khủng khoảng. “Liên minh châu Âu sẽ gặp nguy hiểm nếu không có sự đoàn kết chống lại virus”.
Thủ tướng Sanchez cũng nói với các nghị sỹ phe đối lập rằng chính phủ của ông đang thực hiện kế hoạch để đưa đất nước trở về trạng thái bình thường, song cảnh báo rằng “Chúng tôi thậm chí không biết chúng ta sẽ trở lại mức độ bình thường nào”.
Tây Ban Nha là quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề thứ hai trên thế giới bởi đại dịch Covid-19, sau Mỹ. Đến thời điểm hiện tại, nước này đã ghi nhận gần 150.000 trường hợp nhiễm virus SARS-CoV-2, trong đó có 14.792 ca tử vong./.
Hồng Anh
Nối gót Italy, Tây Ban Nha phong tỏa 46 triệu dân
Tây Ban Nha sẽ phong tỏa 46 triệu dân trong khuôn khổ lệnh tình trạng khẩn cấp kéo dài 15 ngày để chống lại virus corona, Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez cho biết hôm 14/3.
Video đang HOT
Sau Italy, đến lượt Tây Ban Nha áp dụng lệnh phong tỏa toàn quốc, khi số ca nhiễm Covid-19 ở nước này tăng chóng mặt. Số ca tử vong vì virus corona tị nước này đã lên tới 193 hôm 14/3, từ 120 ca hôm 13/3, theo đài TVE.
Số ca nhiễm bệnh đã lên tới 6.250, tăng so với 4.209 ca của một ngày trước đó, đồng thời cũng tăng cao so với 5.753 được công bố trước đó trong ngày 14/3.
Thủ tướng Pedro Sanchez đã thông báo lệnh phong tỏa trong phát biểu được phát sóng trên truyền hình hôm 14/3. Người dân chỉ được phép rời khỏi nhà để mua thức ăn và thuốc men, đến bệnh viện và ngân hàng, hoặc chuyến đi liên quan đến chăm sóc sức khỏe cho trẻ nhỏ và người già. Lệnh phong tỏa sẽ có hiệu lực từ 8 giờ (giờ địa phương) ngày 16/3.
Tây Ban Nha cũng đóng cửa tất cả trường học, nhà hàng, quán bar và khách sạn trên toàn quốc, cùng với các cửa hàng không thiết yếu, một bước mà một số quốc gia đã thực hiện.
Châu Âu thành ổ dịch mới
Số ca nhiễm Covid-19 mới ở Trung Quốc đã giảm, nhưng trong những tuần gần đây virus corona đã lan rộng theo cấp số nhân ở châu Âu, Trung Đông và Bắc Mỹ. Tổng thống Donald Trump đã ban bố tình trạng khẩn cấp ở Mỹ vào ngày 13/3.
Sau Italy, đến lượt Tây Ban Nha phong tỏa toàn quốc để ngăn chặn Covid-10. Ảnh: AP.
Châu Âu giờ trở thành tâm điểm của đại dịch Covid-19. Một loạt các quốc gia đã áp đặt các biện pháp hạn chế đi lại trong nỗ lực ngăn hệ thống y tế của họ sụp đổ do quá tải bệnh nhân.
Cư dân ở Madrid và ở đông bắc Catalonia thức dậy vào sáng 14/3 và đóng cửa các quán bar, nhà hàng, cửa hàng thương mại không thiết yếu theo yêu cầu của chính quyền khu vực. Madrid đã ra lệnh đóng cửa các công viên.
Thành phố Seville đã hủy bỏ đám rước trong Tuần lễ phục sinh, một trong những sự kiện tôn giáo và văn hóa quan trọng nhất Tây Ban Nha. Dù vậy, các biện pháp của Tây Ban Nha vẫn chưa khắt khe như của Italy, nơi số ca nhiễm lên đến 21.157 người, với 1.441 người tử vong.
Chính phủ ở Rome đã ra lệnh phong tỏa chưa từng có, yêu cầu các doanh nghiệp đóng cửa và hạn chế sự đi lại của người dân. Thị trưởng nhiều thành phố ở Italy như Rome và Milan đã quyết định đóng cửa các sân chơi công cộng, công viên.
Theo một nghị định được ban hành vào đầu tuần, mọi người được phép vào công viên, miễn là họ giữ khoảng cách với nhau trên một mét. Trong khi giới hạn hoạt động công cộng ở mức tối thiểu, Thủ tướng Italy Giuseppe Conte nói rằng sản xuất, đặc biệt là thực phẩm và y tế không được dừng lại.
Sáng ngày 14/3, giới lãnh đạo công đoàn và công nghiệp đã đạt được thỏa thuận về các biện pháp để giữ cho nhà máy hoạt động.
Vào buổi trưa, mọi người trên khắp Italy bước ra ban công, sân thượng hoặc vườn nhà, hoặc đơn giản là nhoài người ra khỏi cửa sổ mở để vỗ tay trong vài phút, một cử chỉ cảm ơn các nhân viên y tế.
Đối với hầu hết mọi người, virus corona mới chỉ gây ra các triệu chứng nhẹ và trung bình, chẳng hạn như sốt và ho. Đối với một số người, đặc biệt là người cao tuổi và có tiền sử bệnh nền, nó có thể gây ra tình trạng nặng hơn, bao gồm viêm phổi. Đa số mọi người phục hồi trong vài tuần.
Các nước châu Âu phong tỏa lẫn nhau
Ở một số nước châu Âu đã chuyển sang áp dụng biện pháp cách ly mình khỏi các nước láng giềng. Đan Mạch đã đóng cửa biên giới và tạm dừng lưu lượng hành khách đến và đi từ nước này, một biện pháp kéo dài đến ngày 13/4.
Du khách sẽ bị từ chối tại biên giới, nếu họ không thể chứng minh rằng họ có lý do hợp pháp để vào, ví dụ nếu họ là công dân Đan Mạch.
Số ca nhiễm Covid-19 ở châu Âu tăng mạnh theo cấp số nhân. Ảnh: AP.
"Tôi biết rằng các biện pháp tổng thể là cực đoan và sẽ được coi là rất cực đoan, nhưng tôi tin rằng nó đáng giá", Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen nói.
Ba Lan dự định đóng cửa biên giới lúc nửa đêm 14/3 và từ tối tất cả người nước ngoài nhập cảnh, trừ khi họ sống ở Ba Lan và có quan hệ cá nhân ở đó. Những người không phải là công dân Ba Lan sẽ bị cách ly 14 ngày.
Cộng hòa Czech và Slovakia có động thái tương tự. Latvia cho biết sẽ kiểm dịch biên giới với Ba Lan và Latvia trong 10 ngày và đang xem xét cấm du khách nước ngoài. Nga cho biết biên giới đất liền với Ba Lan và Na Uy sẽ bị đóng cửa từ ngày 15/3.
Theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tính đến ngày 14/3, đại dịch Covid-19 đã lan rộng ở 149 quốc gia và vùng lãnh thổ, tổng số ca nhiễm Covid-19 trên toàn thế giới là 145.622 người, số ca tử vong là 5.542.
10 quốc gia có số ca nhiễm Covid-19 cao nhất trong số 149 quốc gia và vùng lãnh thổ có dịch theo dữ liệu của WHO tính đến ngày 14/3. Nguồn: WHO.
Số ca nhiễm ở Trung Quốc đại lục là 80.824, số ca tử vong 3.189, số ca nhiễm mới trong ngày chỉ 11 ca, số ca tử vong trong ngày là 13.
Ở Iran tình hình đang diễn biến hết sức phức tạp, Số ca nhiễm ở nước này là 12.729, số ca tử vong 611, đặc biệt số ca nhiễm mới trong ngày tới 1.365 người.
Hàn Quốc số ca nhiễm là 8.086, tử vong 72, số ca nhiễm mới trong ngày là 107. Tây Ban Nha có số ca nhiễm là 6.043, tử vong 191, số ca nhiễm mới trong ngày tới 811. Đức có số ca nhiễm là 4.181, tử vong 8, số ca nhiễm mới trong ngày 505.
Tổng số ca nhiễm Covid-19 ở châu Âu đã vượt quá 30.000 ca và có thể tăng mạnh trong những ngày tới, dù chính phủ các nước đã áp dụng những biện pháp cứng rắn hơn.
Theo Zing.vn
Vẫn không có đảng nào giành đa số sau bầu cử Tây Ban Nha Chính trường Tây Ban Nha vẫn chưa thể thoát ra khỏi bế tắc do không có đảng nào giành được đa số quá bán. Kết quả cuộc bầu cử lập pháp thứ hai trong năm 2019 tại Tây Ban Nha cho thấy đảng Xã hội công nhân của Thủ tướng Pedro Sanchez chiến thắng nhưng vẫn không thể giành được đa số quá...