Thủ tướng ra công điện khẩn phòng bệnh tay chân miệng, sốt xuất huyết
Nhằm tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh tay chân miệng, sốt xuất huyết, Thủ tướng Chính phủ đã gửi công điện khẩn số 585 yêu cầu các bộ ngành, địa phương chủ động phòng chống dịch.
Từ đầu năm 2014 đến nay, cả nước đã ghi nhận 17.410 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, trong đó đã có 2 người bệnh tử vong; 7.931 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, trong đó 04 người bệnh tử vong.
Nhằm chủ động ngăn chặn lây lan dịch, hạn chế đến mức thấp nhất số người mắc bệnh và tử vong, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Y tế tập trung chỉ đạo việc cấp cứu, điều trị kịp thời các trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, sốt xuất huyết tại các cơ sở y tế nhằm hạn chế thấp nhất các trường hợp tử vong, phân loại cách ly nhằm ngăn ngừa lây chéo trong bệnh viện, đặc biệt là các cơ sở y tế tại các địa phương có số người mắc bệnh cao như Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Kon Tum, Cà Mau…
Bộ cần khẩn trương dập dịch; thường xuyên cập nhật phương pháp phát hiện sớm, phác đồ điều trị bệnh tay chân miệng và sốt xuất huyết. Bảo đảm đủ trang thiết bị y tế, thuốc để cấp cứu điều trị bệnh nhân và chế độ đối với người làm công tác phòng, chống dịch.
Bộ Y tế phối hợp chặt chẽ với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường công tác kiểm tra, chỉ đạo hoạt động phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng, sốt xuất huyết tại các địa phương có nhiều người mắc bệnh và tiếp tục theo dõi sát tình hình dịch tay chân miệng, sốt xuất huyết ở trong nước và các nước lân cận để có biện pháp chỉ đạo kịp thời, hiệu quả các cơ sở y tế và người dân cách phòng ngừa bệnh tay chân miệng và sốt xuất huyết.
Công điện yêu cầu chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp với Bộ Y tế chỉ đạo ngành y tế và các ngành liên quan thực hiện quyết liệt công tác cấp cứu, điều trị hiệu quả các trường hợp mắc bệnh cũng như ngăn ngừa lây lan dịch bệnh tại cộng đồng và trong bệnh viện.
Một số địa phương rơi vào cảnh dịch nối dịch
UBND các tỉnh, thành phải khoanh vùng ổ dịch và xử lý triệt để không để lan rộng; triển khai các biện pháp vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường; kiểm soát không để dịch bùng phát; bảo đảm việc cấp đủ phương tiện, kinh phí cho các hoạt động phòng, chống dịch trên địa bàn.
Video đang HOT
Thủ tướng cũng yêu cầu rõ Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo triển khai tích cực phòng chống dịch bệnh tay chân miệng và sốt xuất huyết trong trường học đặc biệt tại các nhà trẻ, trường mẫu giáo không để xảy ra ổ dịch trong nhà trường, thông báo ngay cho các cơ sở y tế khi phát hiện có trường hợp mắc bệnh để phối hợp xử lý kịp thời, tổ chức đợt tổng vệ sinh môi trường tại các trường học.
Bộ Tài chính đảm bảo đủ kinh phí phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng, sốt xuất huyết.
Khánh Ngọc
Theo Infonet
Bệnh sởi chưa qua, tay chân miệng lại đến
Trong khi bệnh sởi vẫn diễn biến phức tạp, bệnh tay chân miệng (TCM) lại có dấu hiệu bùng phát. Nhiều bệnh viện (BV) nhi đang trong tình trạng "bệnh chồng bệnh".
Trẻ điều trị tay chân miệng tại khoa Nhiễm, BV Nhi đồng 1, TP.HCM
Tay chân miệng bắt đầu tăng
Sáng 6.5, khoa Nhiễm, BV Nhi đồng 1 (TP.HCM) ghi nhận 51 ca mắc TCM, trong khi số bệnh nhi mắc bệnh sởi vẫn ở mức cao, với 50 trẻ đang nằm điều trị.
Chị Nhi, mẹ của bệnh nhi Trí Cường (11 tháng tuổi, ở Đắk Lắk) cho biết, bé điều trị tại khoa Nhiễm, BV Nhi đồng 1 đã ba ngày nay. Trước đó, vì thấy bé có biểu hiện nóng sốt, nổi ban ở tay chân nên chị đưa bé đi khám. Các bác sĩ kết luận con chị bị TCM và phải nhập viện điều trị.
Bác sĩ Lê Phan Kim Thoa, Phó khoa Nhiễm, BV Nhi đồng 1 cho biết, hiện tại vẫn chưa phải là cao điểm của bệnh TCM nhưng do thời điểm này dịch sởi đang "nóng", trẻ bị biến chứng nặng do sởi nên gây nhiều áp lực cho quá trình chăm sóc bệnh nhi.
Mặc dù mấy ngày gần đây, số lượng trẻ bị sởi điều trị nội trú có giảm hơn so với mấy ngày trước nhưng theo bác sĩ Thoa, tình trạng bệnh sởi "vẫn còn rất khó nói".
Tại BV Nhi đồng 2 (TP.HCM), số lượng trẻ nhập viện do mắc TCM đã bắt đầu tăng lên và cao gần gấp đôi so với tháng trước.
Hiện, mỗi ngày có khoảng 40 ca mắc TCM điều trị tại BV này, với các biểu hiện như nổi ban, bóng nước ở tay, chân. Từ đầu mùa đến nay, BV này ghi nhận hai ca bị biến chứng do mắc TCM nhưng đã được điều trị khỏi.
Nhiều trẻ phải nằm ngoài hành lang vì giường bệnh không còn chỗ
Đánh giá về bệnh sởi, bác sĩ Nguyễn Trần Nam, Phó khoa Nhiễm, BV Nhi đồng 2 cho hay, xu hướng trẻ bị sởi điều trị nội trú giảm dần nhưng số khám ngoại trú vẫn chưa giảm. Sáng 6.5, ghi nhận điều trị nội trú cho 68 ca bị sởi, với khoảng 27 ca có biến chứng như viêm phổi, thở oxy...
Để tránh nguy cơ lây nhiễm chéo do bệnh chồng bệnh, tại khoa Nhiễm của BV Nhi đồng 1 và Nhi đồng 2, các bệnh nhi được cách ly theo bệnh ở các phòng riêng.
Trẻ có thể được điều trị tại nhà
Do đều có biểu hiện nổi ban ngoài da nên theo bác sĩ Kim Thoa, để phân biệt sởi và TCM, phụ huynh nên để ý: thường sởi sẽ đi kèm sốt, ho, chảy nước mắt, đỏ mắt sau đó nổi ban trên mặt rồi lan dần xuống chân. Nếu không có biến chứng, khi sởi nổi đến chân thì trẻ sẽ hết sốt.
Còn bệnh TCM thường nổi ban trong lòng bàn tay, chân. Biến chứng của bệnh là viêm màng não, viêm não, tổn thương tim, phù phổi.
Hiện nay, bệnh TCM chưa có vắc xin phòng ngừa, và trẻ có thể bị nhiều lần trong đời. Vì vậy, cách tốt nhất khi bị bệnh là cách ly và giữ vệ sinh, đặc biệt ở vùng tai mũi họng.
Trẻ trong thời điểm đến trường cần được giữ ở nhà để tránh lây cho trẻ khác. Nhà trường cần vệ sinh trường lớp, khi làm thức ăn hoặc trước khi chăm sóc trẻ cần rửa tay sạch sẽ.
Bác sĩ Trần Nam lưu ý: "Không phải tất cả bệnh nhi bị sởi, TCM đều cần nhập viện. Vì nếu cứ đua nhập viện sẽ gây quá tải. Các trường hợp nhẹ vẫn có thể chăm sóc tại nhà".
Phụ huynh không nên tự ý chữa bệnh bằng rau mùi, vòng đeo tay hay tiêu ban lộ vì đây là những phương pháp chưa được chứng minh bằng cơ sở khoa học.
"Cũng không nên kiêng tắm, kiêng gió không bật quạt cho trẻ vì sẽ khiến trẻ mất vệ sinh, ngoài ra không nên ăn cháo muối vì không đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ", bác sĩ Nam khuyến cáo.
Hà Minh
Theo TNO
Triệu chứng bệnh tay chân miệng, phụ huynh cần lưu ý Tay chân miệng là một trong những dịch bệnh nguy hiểm, có thể gây tử vong cao và sẽ tăng cao vào tháng 4 - 5 này. Do đó, việc phát hiện các triệu chứng bệnh và ngăn chặn dịch trở nên cấp thiết. Triệu chứng bệnh tay chân miệng Triệu chứng bắt đầu xuất hiện sau khi nhiễm virus từ 3 -...