Thủ tướng ra Chỉ thị tổng kiểm kê, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2019
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa ký ban hành Chỉ thị số về việc kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2019.
Việc kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của từng đơn vị hành chính các cấp trong năm 2019 gồm 3 nội dung.
(1) Diện tích các loại đất theo quy định tại Điều 10, Luật Đất đai năm 2013; diện tích các loại đối tượng đang sử dụng đất, đối tượng đang quản lý đất theo quy định tại Điều 5 và Điều 8 của Luật Đất đai năm 2013. Trong đó, kiểm kê chi tiết các loại đất trồng lúa, đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng.
(2) Diện tích đất ngập nước, đất khu bảo tồn thiên nhiên, đất cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học theo quy định tại Điều 16 và Điều 35 của Luật Đa dạng sinh học.
(3) Tình hình sử dụng đất do doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp cổ phần hóa quản lý sử dụng, đất do các ban quản lý rừng và các doanh nghiệp sản xuất nông, lâm nghiệp sử dụng, đất tại các dự án xây dựng nhà ở thương mại; đất xây dựng các công trình sự nghiệp ngoài công lập, công trình công cộng có mục đích kinh doanh; đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích.
Video đang HOT
Kinh phí kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2019 do ngân sách Nhà nước bảo đảm, cân đối. Ảnh: Thuỷ Tiên.
Việc kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất được thực hiện từ ngày 1/8, áp dụng thống nhất ở cả nước. Số liệu kiểm kê được tính đến ngày 31/12/2019.
Mục đích của việc này là đánh giá thực trạng tình hình sử dụng đất đai của từng đơn vị hành chính các cấp xã, huyện, tỉnh, các vùng kinh tế và cả nước để làm cơ sở đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất đai của các cấp trong 5 năm qua.
Đây là cơ sở để đề xuất cơ chế, chính sách, biện pháp nhằm tăng cường khả năng quản lý Nhà nước về đất đai, nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Đồng thời, việc kiểm kê, lập bản đồ này cũng là cơ sở quan trọng để xây dựng chiến lược phát triển kinh tế – xã hội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Lâm Tùng
Theo Người đồng hành
Thủ tướng đồng ý chuyển hơn 200 ha đất trồng lúa sang làm dự án
Thủ tướng Chính phủ vừa đồng ý UBND tỉnh Nam Định và UBND tỉnh Bắc Giang quyết định chuyển mục đích sử dụng hơn 200 ha đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp để thực hiện dự án trên địa bàn 2 tỉnh.
Thủ tướng Chính phủ vừa có ý kiến về việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa để thực hiện dự án trên địa bàn 2 tỉnh Nam Định và Bắc Giang.
Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ đồng ý UBND tỉnh Nam Định quyết định chuyển mục đích sử dụng 44,35 ha đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp; UBND tỉnh Bắc Giang quyết định chuyển mục đích sử dụng 157,2 ha đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp.
Thủ tướng chấp thuận chuyển mục đích sử dụng hơn 200 ha đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp tại tỉnh Nam Định và Bắc Giang để làm dự án.
Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND tỉnh Nam Định, Bắc Giang chỉ đạo thực hiện việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nêu trên theo đúng mục đích của pháp luật về đất đai, Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13/4/2015 của Chính phủ và ý kiến của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Ngoài ra, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài nguyên và Môi trường theo dõi và hướng dẫn thực hiện việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nêu trên theo đúng quy định.
Bắc Ninh xin chuyển mục đích sử dụng gần 81 ha đất để thực hiện dự án BT
Mới đây, UBND tỉnh Bắc Ninh đã có công văn đề nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chuyển mục đích sử dụng 80,82 ha đất trồng lúa để thực hiện 3 dự án, trong đó có 2 tuyến đường BT và 1 khu đô thị đối ứng tuyến đường BT.
Cụ thể, khu đất dự kiến thực hiện dự án đầu tư xây dựng đường Trịnh Xá - Đa Hội (theo hình thức BT) có quy mô diện tích 27,24 ha, trong đó sử dụng vào 19,1 ha đất trồng lúa tại thị xã Từ Sơn; khu đất dự kiến thực hiện dự án đầu tư xây dựng đường dọc kênh B2 theo hình thức BT có quy mô diện tích 97,07 ha, trong đó sử dụng vào 36,03 ha đất trồng lúa. Cả hai dự án trên đều được Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải đồng ý về chủ trương đầu tư xây dựng từ năm 2009.
Khu đất dự kiến thực hiện đầu tư xây dựng khu đô thị và dịch vụ Bắc Phù Khê, xã Phù Khê (đối ứng tuyến đường dọc kênh B2) có quy mô diện tích 28,54 ha, trong đó sử dụng 25,69 ha đất trồng lúa. Dự án được Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh đồng ý cho phép khảo sát địa điểm từ năm 2010.
Theo Ninh Phan
Tiền phong
Đà Nẵng: 222 công trình, dự án cần thu hồi đất trong năm 2019 UBND TP Đà Nẵng vừa có Tờ trình số 9429/TTr-UBND đề nghị HĐND thông qua tại kỳ họp thứ 9 sắp tới về danh mục công trình, dự án cần thu hồi đất và danh mục công trình, dự án có sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng năm 2019. Trong đó, Đà Nẵng dự kiến sẽ...