Thủ tướng Quần đảo Solomon không họp với Tổng thống Mỹ để tránh nghe ‘thuyết giảng’
Sau khi trở về Quần đảo Solomon, Thủ tướng Manesseh Sogavare tổ chức họp báo và nêu lý do ông không dự họp thượng đỉnh với Mỹ và các đảo quốc Thái Bình Dương khác tại Nhà Trắng.
Tổng thống Biden chụp ảnh với lãnh đạo các đảo quốc Thái Bình Dương tại Nhà Trắng hôm 25.9. Ảnh REUTERS
Hãng Reuters đưa tin Thủ tướng Quần đảo Solomon Manasseh Sogavare cho biết ông không dự cuộc họp thượng đỉnh các đảo quốc Thái Bình Dương tại Nhà Trắng để tránh một “bài thuyết giảng” và vì ông có những vấn đề cấp bách hơn ở quê nhà.
Nhà lãnh đạo tổ chức họp báo vào ngày 27.9 tại Quần đảo Solomon, sau chuyến đi đến Mỹ, nơi ông phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc nhưng không tham gia cuộc họp các nhà lãnh đạo Diễn đàn Đảo quốc Thái Bình Dương ở Washington.
Video đang HOT
Tổng thống Mỹ Joe Biden gặp lãnh đạo các đảo quốc Thái Bình Dương tại cuộc họp thượng đỉnh lần 2 ở Nhà Trắng hôm 25.9, nhằm lôi kéo các nước này trong cuộc cạnh tranh chiến lược tại khu vực Nam Thái Bình Dương.
Trong cuộc họp báo, Thủ tướng Sogavare cho hay ông đã dự cuộc họp thượng đỉnh năm ngoái và “không thu được kết quả gì”.
“Họ thuyết giảng cho bạn về việc họ giỏi như thế nào”, ông nói, theo đoạn video về cuộc họp báo do Công ty Truyền thông Tavuli News của Quần đảo Solomon công bố vào tối 27.9.
Một quan chức của chính phủ Mỹ cho biết hôm 24.9 rằng họ “thất vọng” khi Thủ tướng Sogavare không tham dự. Ông Sogavare cho biết mình trở về nhiệm kỳ Quốc hội Quần đảo Solomon chỉ còn 10 tuần, vốn là điều quan trọng hơn.
Thủ tướng Papua New Guinea James Marape cho hay hội nghị thượng đỉnh tại Nhà Trắng đã chứng kiến việc Mỹ đưa ra cam kết quan trọng về đầu tư cơ sở hạ tầng. Theo ông, cuộc họp là “bước quan trọng hướng tới việc làm cho Thái Bình Dương an toàn và thịnh vượng hơn”.
Tổng thống Biden cam kết làm việc với quốc hội để chi thêm 200 triệu USD tài trợ cho các dự án trong khu vực nhằm giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chống đánh bắt cá bất hợp pháp và cải thiện sức khỏe cộng đồng.
Quần đảo Solomon không cho tàu chiến Mỹ cập cảng
Quần đảo Solomon không cho phép tàu chiến nước ngoài cập cảng cho đến khi các thủ tục giao thức mới được thông qua.
Dẫn một tuyên bố của Đại sứ quán Mỹ tại Canberra (Australia), kênh truyền hình RT đưa tin Quần đảo Solomon đã tạm thời cấm các tàu của Hải quân Mỹ vào cảng của mình.
"Ngày 29/8, Mỹ đã nhận được thông báo chính thức từ chính quyền Solomon liên quan đến việc hoãn tất cả chuyến thăm của lực lượng hải quân, chờ cập nhật trong các thủ tục giao thức", Đại sứ quán Mỹ cho hay.
Cùng lúc đó, Thủ tướng Solomon Manasseh Sogavare đã yêu cầu các đối tác của nước này cho chính phủ thời gian để ban hành thủ tục mới nhằm phê duyệt các chuyến thăm cảng. Theo tuyên bố của Thủ tướng Sogavare, một khi được thông qua, các quy định mới sẽ áp dụng chung cho tất cả các tàu hải quân đến thăm.
Trong tuyên bố, nhà lãnh đạo Sogavare bày tỏ quốc gia này đã có những trải nghiệm không may khi các tàu hải quân nước ngoài đi vào vùng biển của quốc gia trong năm mà không được cấp phép ngoại giao. Tuy nhiên, ông không đề cập bất kỳ chi tiết cụ thể nào.
Động thái hoãn tiếp nhận tàu hải quân nước ngoài diễn ra sau sự việc xảy ra vào ngày 23/8, khi một tàu tuần duyên Mỹ yêu cầu được phép dừng lại và tiếp nhiên liệu nhưng không nhận được phản hồi từ chính quyền Quần đảo Solomon. Vào thời điểm đó, phát ngôn viên Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby nói rằng Washington thất vọng về quyết định này.
Về phần mình, Thủ tướng Sogavare tuyên bố tàu Mỹ được phép cập cảng, nhưng trong khi chờ lệnh cấp phép, tàu Mỹ đã rời khỏi vùng biển Quần đảo Solomon và hướng đến Papua New Guinea.
Đối phó ảnh hưởng Trung Quốc, Tổng thống Mỹ công nhận 2 đảo quốc Thái Bình Dương Hôm 25.9, trong lúc chủ trì Diễn đàn các đảo quốc Thái Bình Dương tại Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết nước này chính thức công nhận quần đảo Cook và Niue là hai nhà nước 'có chủ quyền và độc lập'. Tổng thống Mỹ Joe Biden (phải) và Thủ tướng quần đảo Cook Mark Brown tại Diễn đàn các...