Thủ tướng phê duyệt hơn 155.000 biên chế cho CQHC chính tỉnh, huyện
Biên chế công chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước là 263.621 biên chế. Trong đó, các cơ quan, tổ chức hành chính thuộc cơ quan của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện có 155.161 biên chế.
Biên chế công chức cho các cơ quan hành chính cấp tỉnh, huyện năm 2018 là hơn 155.000 (Ảnh minh họa)
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 172/QĐ-TTg về việc phê duyệt biên chế công chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước của các cơ quan hành chính nhà nước và biên chế của các Hội có tính chất đặc thù hoạt động trong phạm vi cả nước năm 2018.
Theo quyết định, tổng biên chế công chức năm 2018 của các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước, cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài (không bao gồm biên chế của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, biên chế công chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập và cán bộ, công chức cấp xã), biên chế công chức dự phòng và biên chế của các Hội có tính chất đặc thù hoạt động trong phạm vi cả nước là 265.106 biên chế.
Cụ thể, biên chế công chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước là 263.621, trong đó các cơ quan, tổ chức hành chính thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập có 107.392 biên chế; các cơ quan, tổ chức hành chính thuộc cơ quan của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện có 155.161 biên chế; các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài có 1.068 biên chế.
Video đang HOT
Biên chế công chức dự phòng là 799 biên chế. Tổng biên chế của các Hội có tính chất đặc thù hoạt động trong phạm vi cả nước là 686 biên chế.
Về trách nhiệm, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ trưởng Bộ Nội vụ có trách nhiệm giao biên chế công chức đối với từng Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong số biên chế công chức quy định.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ giao biên chế đối với từng Hội có tính chất đặc thù hoạt động trong phạm vi cả nước trong tổng biên chế quy định; trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc sử dụng biên chế công chức dự phòng quy định tại Quyết định này.
Ngoài ra, Thủ tướng Chính phủ giao các Bộ, ngành và địa phương thực hiện điều chuyển, sắp xếp trong tổng biên chế được giao khi thành lập tổ chức mới hoặc được giao nhiệm vụ mới và thực hiện tinh giản biên chế theo quy định.
Theo Danviet
Vĩnh Phúc sẽ được thành lập thành phố Phúc Yên
Uỷ ban Pháp luật đề nghị Chính phủ chỉ đạo và địa phương có phương án sắp xếp, bố trí Công an phường trong số lực lượng sẵn có trên địa bàn để không làm tăng biên chế.
Sáng 7.2, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân đã có tờ trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập phường Tiền Châu, phường Nam Viêm thuộc thị xã Phúc Yên và thành lập thành phố Phúc Yên thuộc tỉnh Vĩnh Phúc.
Theo ông Tân, việc thành lập phường Tiền Châu, phường Nam Viêm và thành lập thành phố Phúc Yên đã bảo đảm 5 điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 128 Luật tổ chức chính quyền địa phương.
"Thành lập 2 phường và thành phố Phúc Yên đã bảo đảm sự đồng thuận của nhân dân; phù hợp với các yếu tố lịch sử, văn hóa của địa phương và tạo sự thuận lợi trong sản xuất, kinh doanh của người dân, thể hiện đầy đủ vị thế, thực tiễn phát triển sau nhiều năm nỗ lực phấn đấu của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trên địa bàn", ông Tân cho hay.
Liên quan đến tổ chức bộ máy và biên chế, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân cho biết, do việc thành lập 02 phường và thành phố Phúc Yên trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của 2 xã và thị xã Phúc Yên (không tăng đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã) nên không làm tăng tổ chức, biên chế cán bộ, công chức cấp huyện, cấp xã do tỉnh Vĩnh Phúc quản lý.
Riêng việc tổ chức lực lượng công an chính quy ở 2 phường mới được thành lập, tỉnh đã chỉ đạo Công an tỉnh Vĩnh Phúc và UBND thị xã Phúc Yên có phương án bố trí trong số lực công an chính quy trên địa bàn cho phù hợp để không làm tăng biên chế lực lượng công an của tỉnh Vĩnh Phúc.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân.
Về vốn đầu tư phát triển, theo kế hoạch giai đoạn 2017-2020, thị xã Phúc Yên sẽ ưu tiên thực hiện các dự án cấp thiết nhằm cải thiện môi trường sống của người dân như cải thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và môi trường đô thị. Ưu tiên các dự án tại khu vực ngoại thành có tốc độ đô thị hóa nhanh nhưng phát triển chưa đồng bộ. Ước tính nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn 2017 - 2020 khoảng 6.452,312 tỷ đồng.
Liên quan đến tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ, công chức, đại diện cơ quan thẩm tra, Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định cho biết, việc thành lập phường, thành phố sẽ phát sinh tổ chức Công an chính quy phường và đòi hỏi đội ngũ cán bộ, công chức ở phường và thành phố phải được đào tạo, bồi dưỡng để đáp ứng với yêu cầu, đặc điểm của đơn vị hành chính đô thị.
Uỷ ban Pháp luật đề nghị Chính phủ chỉ đạo và địa phương có phương án sắp xếp, bố trí Công an phường trong số lực lượng sẵn có trên địa bàn để không làm tăng biên chế; có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, năng lực cho cán bộ, công chức trên địa bàn. Đề nghị chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc có phương án sắp xếp, sáp nhập để giảm số lượng thôn, tổ dân phố và những người hoạt động không chuyên trách trên địa bàn phường và thành phố theo chủ trương đã xác định trong nghị quyết của Đảng và nghị quyết của Quốc hội.
Cuối phiên thảo luận, 100% đại biểu tham dự phiên họp đã đồng ý thông qua nghị quyết thành lập hai phường Tiền Châu, Nam Viêm và thành lập thành phố Phúc Yên thuộc tỉnh Vĩnh Phúc.
Theo Luân Dũng (Tiền phong)
Lập tổ công tác truy tỉnh thành "bổ nhiệm siêu tốc" Theo chỉ đạo của Thủ tướng, ông Lê Vĩnh Tân - Bộ trưởng Bộ Nội vụ - sẽ làm tổ trưởng tổ công tác thanh tra, kiểm tra phát hiện xử lý tình trạng một số tỉnh thành có hiện tượng "bổ nhiệm siêu tốc". Tại hội nghị toàn quốc triển khai công tác nội vụ năm 2018 của Bộ Nội vụ, Phó...