Thủ tướng phê duyệt chiến lược mới để phát triển ngành ôtô Việt
Mới đây, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã thông qua chiến lược phát triển ngành ôtô Việt Nam từ nay đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035.
Theo đó, mục tiêu tổng quát là xây dựng ngành ôtô Việt Nam trở thành ngành công nghiệp quan trọng, đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa về các loại xe có lợi thế cạnh tranh, tham gia xuất khẩu, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp khác và nâng cao năng lực cạnh tranh để trở thành nhà cung cấp linh kiện, phụ tùng trong chuỗi sản xuất công nghiệp ôtô thế giới.
Về mục tiêu cụ thể, chiến lược đưa ra số lượng xe sản xuất trong nước vào năm 2025 là 466.400 chiếc và năm 2035 là 1.531.400 chiếc. Tỷ lệ xe sản xuất lắp ráp trong nước vào năm 2025 chiếm 70% và năm 2035 là 78%. Về xuất khẩu, mục tiêu đặt ra trong năm 2025 là đạt tổng lượng 37.000 chiếc và năm 2035 là 90.000 chiếc.
Đến năm 2021-2015 bắt đầu sản xuất được một số chi tiết quan trọng trong bộ phận truyền động, hộp số, động cơ (nhất là cho xe khách và xe tải nhẹ), từng bước tham gia hệ thống cung ứng sản phẩm hỗ trợ trong chuỗi giá trị toàn cầu của ngành công nghiệp ôtô thế giới. Đến giai đoạn 2026-2035, tiếp tục phát triển công nghiệp hỗ trợ cho sản xuất ôtô, phấn đấu trở thành nhà cung cấp quan trọng nhiều loại linh kiện, phụ tùng cho ngành công nghiệp ôtô khu vực và thế giới, đáp ứng trên 65% (tính theo giá trị) nhu cầu về linh kiện, phụ tùng cho sản xuất lắp ráp ôtô trong nước.
Theo chiến lược mới, các nhóm sản phẩm ưu tiên bao gồm xe tải và xe khách từ 10 chỗ trở lên, xe chở người đến 9 chỗ, xe chuyên dụng và công nghiệp hỗ trợ. Trong đó, đối với xe tải và xe khách từ 10 chỗ trở lên sẽ chú trọng phát triển dòng xe tải nhỏ đa dụng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, nông thôn và các loại xe khách tầm trung và tầm ngắn chạy liên tỉnh, huyện, nội đô… phù hợp với điều kiện địa hình, hạ tầng giao thông trong nước với giá thành hợp lý, an toàn và tiện dụng.
Video đang HOT
Đối với xe chở người đến 9 chỗ sẽ tập trung vào dòng xe cá nhân kích thước nhỏ, tiêu thụ ít năng lượng phù hợp với hạ tầng giao thông và thu nhập của người dân. Đối với xe chuyên dụng sẽ lựa chọn sản xuất, lắp ráp một số chủng loại xe có nhu cầu lớn (xe chở bê tông, xe xitec, xe phục vụ an ninh, quốc phòng…); khuyến khích sản xuất xe nông dụng nhỏ đa chức năng (kết hợp vận tải hàng hóa với một hay nhiều tính năng như làm đất, bơm nước, phát điện, phun thuốc sâu…) để đáp ứng nhu cầu của đồng bào vùng nông thôn và miền núi.
Đối với công nghiệp hỗ trợ sẽ tiếp cận và ứng dụng công nghệ để chế tạo được các chi tiết, linh kiện, quan trọng như bộ truyền động, hộp số, động cơ, thân vỏ xe… cho một vài chủng loại xe; tăng cường hợp tác với các hãng ôtô lớn để lựa chọn chủng loại phụ tùng, linh kiện mà Việt Nam có thể sản xuất để đảm nhận vai trò mắt xích trong chuỗi sản xuất – cung ứng toàn cầu, trên cơ sở đó đầu tư công nghệ tiên tiến, sản xuất phục vụ xuất khẩu.
Định hướng đưa ra là xác định và thiết lập đối tác chiến lược, khuyến khích đầu tư các dự án đủ lớn để tạo dựng thị trường cho công nghiệp hỗ trợ; khuyến khích sản xuất dòng xe thân thiện môi trường (xe tiết kiệm nhiên liệu, xe hybrid, xe sử dụng nhiên liệu sinh học, xe chạy điện…), đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn khí thải theo lộ trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Thứ hai là tập trung đầu tư cải tiến, nâng cấp công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm bảo đảm hợp chuẩn quốc tế. Thứ ba là hình thành một số trung tâm/cụm liên kết công nghiệp ôtô tập trung trên cơ sở tổ chức, sắp xếp lại sản xuất; đẩy mạnh hợp tác – liên kết giữa các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ôtô, các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ, các cơ sở nghiên cứu – triển khai và các cơ sở đào tạo thuộc mọi thành phần kinh tế để nâng cao hiệu quả đầu tư và tăng cường khả năng chuyên môn hóa.
Cuối cùng là hoàn thiện hệ thống luật pháp và phát triển hạ tầng giao thông đảm bảo an toàn giao thông; nâng cao chất lượng dịch vụ đáp ứng yêu cầu của thị trường.
Theo Trí thức trẻ
Bộ trưởng "trảm" nhà thầu tại trận
Không chỉ chậm tiến độ, chủ đầu tư Quốc lộ 14 đoạn qua Đắk Lắk còn vòi vĩnh 30% tiền lại quả với đối tác xây lắp dự án.
Ngày 5-7, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Đinh La Thăng đã có chuyến thị sát dự án nâng cấp, mở rộng đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên (Quốc lộ 14). Sau khi nghe Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh báo cáo tình hình thi công trên toàn tuyến, trong đó có gói thầu đầu tư theo hình thức BOT của Công ty CP BOT Quang Đức, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã quyết định chấm dứt hợp đồng với nhà đầu tư này.
Bộ trưởng Đinh La Thăng (bìa trái) thị sát dự án nâng cấp, mở rộng đường Hồ Chí Minh
Trước đó, ngày 1-5, 2/3 nhà thầu xây lắp dự án này đã ngừng thi công vì cho rằng nhà đầu tư thanh toán khối lượng thi công rất chậm, lòng vòng, tạm giữ tiền của nhà thầu không hợp lý. Ngay sau đó, Công ty CP BOT Quang Đức đã có báo cáo giải trình với Bộ GTVT. Theo đó, công ty này cho rằng các khoản tạm giữ giữa nhà đầu tư và nhà thầu xây lắp gồm 5% giá trị thầu chờ quyết toán, 5% giá trị hợp đồng để bảo hành công trình, 10% giá trị phần nền đường và các hạng mục khác cho đến khi thảm nhựa mặt đường.
Tuy nhiên, theo tìm hiểu của phóng viên, ngoài 20% nói trên, trước khi nhận thầu, các nhà thầu xây lắp còn phải cam kết "lại quả" cho Công ty Kinh doanh hàng xuất khẩu Quang Đức (công ty mẹ của Công ty CP BOT Quang Đức) 30% giá trị thầu. Cụ thể, trong thư đề xuất nhận thầu của Công ty TNHH XD-TM Gia Huy (xây lắp gói số 9 và 10 của dự án này) ghi rõ: "Chiết giảm 30% giá trị của gói thầu theo hồ sơ thiết kế, dự toán được phê duyệt.
Theo đó, chúng tôi chỉ nhận giá trị thanh toán thực tế bằng 70% giá trị ký kết trong hợp đồng nhận thầu". Chính vì vậy, sau khi được nghiệm thu, thanh toán, Công ty XD-TM Gia Huy đã phải "lại quả" hơn 579 triệu đồng cho một lãnh đạo Công ty Kinh doanh hàng xuất khẩu Quang Đức. Điều đáng nói, mặc dù các khoản "lại quả", tạm giữ rất cao nhưng nhà đầu tư lại không thanh toán kịp thời khối lượng hoàn thành cho nhà thầu, khiến các nhà thầu không còn khả năng để tiếp tục thi công.
Thi công như rùa bò Dự án nâng cấp mở rộng đường Hồ Chí Minh đoạn từ Km 1738 148 đến Km 1763 610 dài khoảng 25 km nằm trên địa phận tỉnh Đắk Lắk, do liên danh Công ty Kinh doanh hàng xuất khẩu Quang Đức, Công ty CP Đông Hưng Gia Lai và Công ty CP Sê San 4A đầu tư theo hình thức BOT. Sau khi nhận thầu, các nhà đầu tư đã thành lập Công ty CP BOT Quang Đức đứng ra làm chủ đầu tư. Dự án được khởi công từ tháng 9-2013, dự kiến hoàn thành vào tháng 10-2014 nhưng đến nay mới thi công được 8,4% so với hợp đồng, chỉ đạt 30,5% so với tiến độ được Bộ
Theo Cao Nguyên
Người Lao Động
Yêu cầu dừng ngay chương trình tiếng Anh tích hợp Trưa 5/7, UBND TPHCM vừa gửi văn bản khẩn yêu cầu Sở GD-ĐT TPHCM ngừng ngay chương trình tiếng Anh tích hợp. Trưa 5/7, UBND TPHCM vừa gửi văn bản khẩn yêu cầu Sở GD-ĐT TPHCM ngừng ngay chương trình tiếng Anh tích hợp. Xét đề nghị của Sở GD-ĐT tại tờ trình số 1984/TTr-GDĐT-VP ngày 17/6/2014 về việc triển khai thí điểm...