Thủ tướng phê duyệt 1000 biên chế công chức dự phòng
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa phê duyệt biên chế công chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước của các cơ quan hành chính nhà nước năm 2017. Theo đó, tổng biên chế công chức hưởng lương là xấp xỉ 270.000 người. 1000 biên chế công chức dự phòng cũng được phê duyệt.
Theo đó, tổng biên chế công chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước năm 2017 của các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước và Cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài (không bao gồm biên chế của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, biên chế công chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập và cán bộ, công chức cấp xã) là 269.084 biên chế công chức.
Cụ thể, biên chế công chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước 268.084; trong đó, các cơ quan, tổ chức hành chính thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập 109.146 biên chế; các cơ quan, tổ chức hành chính thuộc cơ quan của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện 157.853 biên chế; các Cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài 1.085 biên chế.
Biên chế công chức dự phòng là 1.000.
Quyết định cũng phê duyệt, tổng biên chế của các Hội có tính chất đặc thù hoạt động trong phạm vi cả nước là 686 biên chế.
Như vậy, so với năm 2016, năm 2017 giảm 3.832 biên chế của các bộ, ngành và địa phương; giữ nguyên biên chế dự phòng, các hội đặc thù và cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài.
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ trưởng Bộ Nội vụ có trách nhiệm giao biên chế công chức đối với từng Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong số biên chế công chức quy định ở trên; giao biên chế đối với từng Hội có tính chất đặc thù hoạt động trong phạm vi cả nước; trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc sử dụng biên chế công chức dự phòng.
Video đang HOT
Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành và địa phương thực hiện điều chuyển, sắp xếp trong tổng số biên chế được giao khi thành lập tổ chức mới hoặc được giao nhiệm vụ mới.
P.T
Theo Dantri
Cán bộ tiếp dân mà lại "cãi nhau" với dân như giang hồ (!?)
Phó Chủ tịch UBND TPHCM Trần Vĩnh Tuyến cho biết trong công tác tiếp dân, kỹ năng và thái độ của cán bộ hết sức quan trọng. Có trường hợp khi tiếp dân, cán bộ với dân cãi nhau như "giang hồ" mà nguyên nhân là do cán bộ thiếu kỹ năng, còn người dân thì nóng tính.
Phó Chủ tịch UBND TPHCM Trần Vĩnh Tuyến cho biết như trên tại buổi làm việc với Chủ tịch Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân về việc triển khai xác định chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn TP, diễn ra ngày 27/9.
Cán bộ lễ độ thì chuyện lớn thành nhỏ
Tại buổi làm việc, ông Trần Vĩnh Tuyến cho biết bên cạnh việc mong muốn công khai, minh bạch, giải quyết hồ sơ đúng hẹn thì người dân, doanh nghiệp rất quan tâm đến kỹ năng và thái độ tiếp dân của cán bộ.
Phó Chủ tịch UBND TPHCM Trần Vĩnh Tuyến cho rằng kỹ năng và thái độ tiếp dân của cán bộ là rất quan trọng
Ông Tuyến cho biết, thực tế nhiều người hài lòng với thái độ của cán bộ tiếp dân nhưng không hài lòng về kỹ năng hướng dẫn. "Khi khảo sát người dân nói cán bộ này rất tận tụy, nhiệt tình nhưng không hài lòng về kỹ năng hướng dẫn vì "Ổng (ông ấy - PV) nói nhiều quá không hiểu gì hết". Khi gọi cán bộ lên thì cán bộ nói do không nắm vấn đề mà người dân thì hỏi nhiều quá", ông Tuyến nói và cho rằng do cán bộ chưa nắm hết hồ sơ, thủ tục...
Tuy nhiên, ông Tuyến cũng cho biết: "Có trường hợp lãnh đạo ngồi đó mà quan với dân cãi lộn với nhau giống như giang hồ. Nhiều lúc anh em không kiểm soát được, còn người dân cũng nóng. Có thể nội dung tiếp dân khiến người dân chưa hài lòng nhưng thái độ tiếp dân cần phải điều chỉnh".
Ông Tuyến cho rằng thái độ tiếp dân của cán bộ là rất quan trọng. Có những nội dung cán bộ không thể giải quyết hài lòng người dân, chẳng hạn như đơn giá đền bù giải tỏa mặt bằng. Nhưng cái quan trọng là kỹ năng và thái độ tiếp dân. Ở góc độ nào đó người dân sẽ thấy nhẹ nhàng, thông cảm và chia sẻ.
"Có những chuyện rất nhỏ nhưng thái độ của cán bộ không đúng mực thì tạo ức chế cho người dân, dễ dẫn đến chuyện nhỏ thành chuyện lớn. Còn cán bộ nào lễ độ tiếp dân thì chuyện lớn sẽ nhỏ đi và người dân kiên trì lắng nghe", ông Tuyến đánh giá.
Sửa đổi điều người dân không hài lòng
Ông Trần Vĩnh Tuyến cho biết TP đã tiến hành xin lỗi đối với những hồ sơ trễ hạn. Các đơn vị đã nghiêm túc thực hiện xin lỗi đến người dân, trong thư có nêu rõ nguyên nhân trễ hạn và hẹn ngày trả kết quả. Bên cạnh đó, có một số đơn vị xin lỗi trực tiếp hoặc qua điện thoại, thư điện tử với người dân. Số lượng giải quyết hồ sơ trễ hạn chủ yếu tập trung ở lĩnh vực đất đai, thuế...
Ông Tuyến cũng cho biết nếu hồ sơ trễ hẹn mà người dân không nhận được thư xin lỗi thì TP sẽ tiến hành thanh tra công vụ làm rõ trách nhiệm người đứng đầu. Nếu trễ hẹn lần thứ hai nữa thì sẽ xem xét trách nhiệm người đứng đầu.
"Chúng tôi đã giải quyết nhiều trường hợp điều chuyển công tác, thậm chí có trường hợp anh em không hoàn thành nhiệm vụ thì tự xin chuyển công tác. Đã có trường hợp kiểm điểm một trưởng phòng", ông Tuyến nói.
Ông Nguyễn Thiện Nhân cho rằng cán bộ phải biết sửa đổi để làm hài lòng người dân
Phát biểu kết luận, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh, yêu cầu trong vấn đề đổi mới thể chế, cải cách hành chính là nội dung rất quan trọng giúp nâng cao hiệu quả đầu tư, nâng cao cuộc sống của người dân. Trong cải cách hành chính, việc xác định mức độ hài lòng là chỉ số then chốt. Dựa vào mức độ hài lòng này để điều chỉnh công việc của mình, cũng như khẳng định kết quả đã đạt được.
Ông Nhân cũng gợi ý, TP.HCM nên tăng cường lấy ý kiến người dân, doanh nghiệp tại nơi phục vụ. Điều này rất quan trọng. cần đánh giá mức độ hài lòng và không hài lòng, sau đó tiếp tục vòng 2 để làm rõ vì sao người dân không hài lòng. "Kinh nghiệm cho thấy không nên yêu cầu quá chi tiết sẽ gây quá tải. TPHCM tham khảo thêm cách làm của các địa phương khác", ông Nhân nói.
Ông Nguyễn Thiện Nhân lưu ý, cán bộ phải biết sửa đổi để khắc phục sự không hài lòng của người dân. Từng đơn vị phải sửa đổi, vai trò của người đứng đầu rất quan trọng.
"Phương châm thực hiện là "biết, sửa và công bố". Phải biết vì sao người dân không hài lòng, sửa những gì người dân không hài lòng và quan trọng là công bố kết quả để người dân được biết", ông Nhân nhấn mạnh.
Quốc Anh
Theo Dantri
Hướng dẫn thực hiện mức lương mới Bộ Nội vụ vừa ban hành Thông tư 05/2016/TT-BNV hướng dẫn thực hiện mức lương cơ sở đối với các đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội và hội. Ảnh minh họa Đối tượng áp dụng gồm: 1. Cán bộ, công chức hưởng...