Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xử lý người đứng đầu nếu để xảy ra dịch
Cán bộ, nhất là người đứng đầu, theo Thủ tướng, còn có lúc lơ là, chủ quan, phân công nhiệm vụ, trách nhiệm không rõ ràng, đến khi có dịch thì lúng túng, hốt hoảng, áp dụng các biện pháp cực đoan làm dân hoang mang, sản xuất kinh doanh trì trệ.
Thủ tương Phạm Minh Chính trò chuyện, động viên cán bộ chiến sĩ Đồn biên phòng Vĩnh Nguơn, Bộ đội biên phòng tỉnh An Giang trong viêc phòng chông dịch – Ảnh: TTXVN
“Nguy cơ dịch trên toàn quốc đã hiện hữu lắm rồi. Chúng ta phải triển khai các biện pháp cứng rắn hơn, mạnh mẽ hơn, tích cực hơn, bám sát tình hình thực tế hơn.
Thủ tướng PHẠM MINH CHÍNH
Ngày 9-5, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đi kiểm tra công tác phòng chống dịch tại các tỉnh biên giới Tây Nam và triệu tập cuộc họp trực tuyến khẩn cấp từ đầu cầu UBND tỉnh An Giang với Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống COVID-19, một số bộ ngành và lãnh đạo 6 tỉnh biên giới phía Tây Nam: An Giang, Bình Phước, Đồng Tháp, Kiên Giang, Long An và Tây Ninh.
Phải dự liệu tình huống xấu nhất
Phát biểu mở đầu cuộc họp, Thủ tướng cho biết đây là thời điểm “nước sôi lửa bỏng” nên Thủ tướng Chính phủ phải họp khẩn cấp với các địa phương Tây Nam Bộ để triển khai các biện pháp phòng chống dịch trong tình hình mới.
Qua theo dõi cho thấy nhiều tỉnh vẫn còn lơ là, chủ quan, mất cảnh giác khi chưa xảy ra dịch ở địa phương nhưng đến khi dịch xảy ra lại hốt hoảng, thực hiện nhiều biện pháp thái quá.
Báo cáo tình hình dịch bệnh, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết diễn biến dịch lần này khá nhanh, đa nguồn lây, đa ổ dịch… Tình hình nhập cảnh trái phép diễn biến rất phức tạp.
Diễn biến dịch từ Campuchia vẫn căng thẳng và Campuchia đã dỡ phong tỏa, nên dự báo trong những ngày tới lượng người nhập cảnh cả hợp pháp lẫn trái phép từ Campuchia về nước sẽ tiếp tục tăng…, nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh vào khu vực Tây Nam Bộ là rất lớn.
Bộ trưởng đề nghị phải tiếp tục siết chặt kiểm soát biên giới trên bộ, trên biển…, phát động nhân dân tố giác người nhập cảnh trái phép. Các địa phương biên giới Tây Nam Bộ phải xác định tinh thần luôn luôn trong trạng thái có nguy cơ, phải “coi như mình đã có dịch”; chuẩn bị cho kịch bản dịch lan trong cộng đồng…
Tại điểm cầu Tây Ninh, Phó thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình nhận định: Về tình hình hiện nay, chúng ta đang kiểm soát tốt, nhưng áp lực rất lớn. Phó thủ tướng nhấn mạnh phải đánh giá đúng tình hình, không được lơ là, chủ quan, mất cảnh giác, nhưng cũng không hoang mang…
Video đang HOT
Đồng thời chúng ta cũng phải dự liệu các tình huống xấu nhất để sẵn sàng các giải pháp ứng phó phù hợp, hiệu quả.
Thủ tướng Phạm Minh Chính khảo sát công tác phòng chống dịch tại khu vực biên giới phường Vĩnh Nguơn, TP Châu Đốc (An Giang) – Ảnh: B.ĐẤU
Chuẩn bị kịch bản có 30.000 người nhiễm
Kết luận cuộc họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết tình hình dịch bệnh COVID-19 đã xuất hiện những tính chất mới hơn, có những đặc thù diễn biến nhanh hơn và phức tạp hơn, nguy cơ lây nhiễm trên toàn quốc rất cao, có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Nhìn chung chúng ta đang kiểm soát tốt nhưng nếu không chủ động, cảnh giác, không có các biện pháp ứng phó, không huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị, sức mạnh toàn dân thì chúng ta sẽ thất bại.
Bài học kinh nghiệm tại các địa phương, bệnh viện xảy ra ổ dịch cho thấy vẫn lơ là chủ quan, mất cảnh giác, thực hiện không đúng quy trình, quy định, đặc biệt chưa chuẩn bị đầy đủ cho chống dịch theo phương châm “4 tại chỗ”.
Cán bộ, nhất là người đứng đầu, còn có những lúc lơ là, chủ quan, thậm chí phân công nhiệm vụ, trách nhiệm không rõ ràng; đến khi có dịch thì lúng túng, hốt hoảng, lo sợ, mất bình tĩnh, mất bản lĩnh, áp dụng các biện pháp cực đoan làm cho nhân dân hoang mang, sản xuất kinh doanh trì trệ. Thủ tướng yêu cầu “phải rút kinh nghiệm, chấn chỉnh ngay”.
Thủ tướng đề nghị Ban Chỉ đạo quốc gia tiếp tục chỉ ra địa chỉ, con người cụ thể, “lúc này không có nể nang”, “phải kết hợp hài hòa phòng ngự với tấn công, tấn công tốt thì mới phòng ngự, phòng ngự tốt mới đảm bảo tấn công tốt”.
Trong các nhiệm vụ cần làm được kết luận, Thủ tướng yêu cầu phải chuẩn bị cho kịch bản “cả nước có 30.000 người nhiễm và điều trị” bởi dịch bệnh đã hiện hữu, không còn là dự báo. Nhưng ưu tiên là giải quyết dứt điểm các ổ dịch, không để phát sinh các ổ dịch mới, nhanh chóng ổn định tình hình, tổ chức tốt công tác khắc phục hậu quả, phát triển kinh tế – xã hội.
Thủ tướng yêu cầu các địa phương có kịch bản đảm bảo cuộc bầu cử Quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp; kết thúc năm học 2020 – 2021 đúng luật, có hiệu quả; nhanh chóng ổn định tình hình, tập trung cho sản xuất kinh doanh, ổn định đời sống của nhân dân.
Các bộ ngành, địa phương rà soát tác động của các đối tượng bị ảnh hưởng do dịch bệnh, trên cơ sở đó có giải pháp hỗ trợ, khuyến khích phù hợp đảm bảo sản xuất kinh doanh và cuộc sống của người dân.
Một lần nữa, Thủ tướng nhắc nhở: “Không hoảng hốt, không lo sợ; hết sức tỉnh táo, thông minh, sáng tạo, bản lĩnh trong phòng chống dịch”.
Xử lý người đứng đầu nếu để xảy ra dịch bệnh, trì trệ sản xuất do chủ quan
Thủ tướng Phạm Minh Chính triệu tập cuộc họp trực tuyến khẩn cấp với lãnh đạo 6 tỉnh biên giới Tây Nam về công tác phòng chống dịch COVID 19; Ngày 9/5, cả nước phát hiện thêm 87 ca dương tính với SARS-CoV-2; Số bệnh nhân COVID-19 tại Ấn Độ lên tới hơn 22 triệu người; Liên bang Nga duyệt binh kỷ niệm lần thứ 76 chiến thắng... là những nội dung đáng chú ý ngày 9/5.
Dứt khoát xử lý người đứng đầu nếu để xảy ra dịch bệnh, trì trệ sản xuất do nguyên nhân chủ quan
Phát biểu tại đầu cầu UBND tỉnh An Giang, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, đây là thời điểm "nước sôi lửa bỏng", vì vậy, Thủ tướng Chính phủ phải họp khẩn cấp với các địa phương Tây Nam Bộ để triển khai các biện pháp phòng chống dịch trong tình hình mới. Đến 12h ngày 9/5, nước ta đã ghi nhận tổng số 256 ca nhiễm COVID-19 tại 26 tỉnh, thành. Như vậy, trong 10 ngày qua, tốc độ lây nhiễm dịch bệnh rất nhanh, rất khó lường.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại điểm cầu UBND tỉnh An Giang (Ảnh: VGP/Nhật Bắc)
Theo Thủ tướng, để xảy ra tình trạng trên có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân chủ yếu do dịch bệnh lây lan từ người nhập cảnh vào, cộng với tâm lý lơ là, chủ quan, mất cảnh giác, thực hiện phòng, chống dịch không đúng quy chế, không đúng quy trình, không đúng nguyên tắc. Bài học kinh nghiệm tại các địa phương, bệnh viện xảy ra ổ dịch cho thấy chúng ta chưa chuẩn bị đầy đủ cho chống dịch theo phương châm "4 tại chỗ". Thủ tướng yêu cầu các địa phương "phải rút kinh nghiệm, chấn chỉnh ngay". Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng nêu rõ: "Nơi nào để xảy ra dịch bệnh diện rộng, không thể tổ chức bầu cử, trì trệ kinh tế-xã hội do nguyên nhân chủ quan, dứt khoát phải xử lý người đứng đầu các cấp. Chúng ta không thể lơ là, chậm trễ thêm nữa".
Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 đã xuất hiện những tính chất mới hơn, có những đặc thù diễn biến nhanh hơn, phức tạp hơn, Thủ tướng đề nghị, các địa phương, cơ quan, đơn vị thực hiện nghiêm, có hiệu quả chỉ đạo của Ban Bí Thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia, hướng dẫn của Bộ Y tế. Đặc biệt, công tác phòng chống dịch phải gắn với tư tưởng chỉ đạo "thần tốc, thần tốc hơn nữa; tích cực, tích cực hơn nữa; quyết liệt, quyết liệt hơn nữa; hiệu quả, hiệu quả hơn nữa; thành công, thành công hơn nữa".
Đối với 6 tỉnh biên giới Tây Nam, Thủ tướng đề nghị các địa phương, bộ ngành tiếp tục phối hợp chặt chẽ hơn, hiệu quả hơn. Trong đó, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Y tế tăng cường lực lượng, cơ sở vật chất dự trữ, hỗ trợ các tỉnh biên giới, nhất là các tỉnh biên giới phía Nam để phòng, chống dịch chủ động, hiệu quả. Một lần nữa Thủ tướng nhắc nhở: "Không hoảng hốt, không lo sợ, hết sức tỉnh táo, thông minh, sáng tạo, bản lĩnh trong phòng, chống dịch".
Cả nước phát hiện thêm 87 ca mắc mới COVID-19
Theo thông tin mới nhất từ Bộ Y tế cho biết, Việt Nam có thêm 87 ca mắc mới COVID-19 được ghi nhận, trong đó 10 ca nhập cảnh cách ly ngay; số ca mắc trong cộng đồng là 77 ca. 77 trường hợp ghi nhận trong nước, gồm: Bắc Giang (26), Đà Nẵng (17), Bắc Ninh (15), Hà Nội (11), Hưng Yên (2), Hoà Bình (2), Thừa Thiên - Huế (2), Quảng Nam (1), Quảng Trị (1).
Như vậy, Việt Nam đã có tổng cộng 3332 ca mắc COVID-19, trong đó 1.903 ca mắc do lây nhiễm trong nước, 333 ca mắc mới tính từ ngày 27/4 đến nay. Cả nước hiện có 51.554 người tiếp xúc gần với các bệnh nhân mắc COVID-19 hoặc nhập cảnh từ vùng dịch, đang được cách ly, theo dõi sức khỏe; trong đó 876 người được cách ly tại bệnh viện, 24.464 người được cách ly tập trung tại các cơ sở khác, 26.214 người được cách ly tại nhà, nơi lưu trú.
Lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 cho người dân xã Mão Điền, huyện Thuận Thành. (Ảnh: Thanh Thương/TTXVN)
Ngay sau khi phát hiện các ca dương tính với SARS-CoV-2, tỉnh Bắc Ninh đã thực hiện khoanh vùng, truy vết các trường hợp liên quan đến các ca bệnh; đồng thời tiến hành lấy mẫu xét nghiệm, cách ly vùng đối với những địa phương có ca dương tính. Đến nay, tỉnh Bắc Ninh đã thực hiện cách ly y tế toàn huyện Thuận Thành gồm: 18 xã, thị trấn; 108 thôn, khu dân cư với tổng số hơn 46.700 hộ gia đình và gần 182.000 người. Ngoài ra, tỉnh cũng thực hiện cách ly vùng y tế 2 thôn của xã An Thịnh, huyện Lương Tài; 2 xóm thuộc khu Đa Hội, phường Châu Khê; 3 thôn thuộc 2 xã Hiên Vân và Liên Bão, huyện Tiên Du; 2 thôn thuộc xã Tam Giang và xã Đông Phong, huyện Yên Phong; 1 khu thuộc phường Vân Dương, thành phố Bắc Ninh.
Trong khi đó, UBND tỉnh Bắc Giang đã triệu tập họp khẩn. Đánh giá về tình hình dịch bệnh, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương cho rằng, chưa bao giờ Bắc Giang lại vào tình thế dịch phức tạp như hiện nay. Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang yêu cầu phải thông tin rộng rãi tình hình dịch để người dân biết và cảnh giác, người dân có liên quan tự khai báo y tế. Đồng thời, cơ quan chức năng thần tốc điều tra, truy vết, huy động mọi lực lượng vào cuộc...
Dịch COVID-19: Số bệnh nhân tại Ấn Độ lên tới hơn 22 triệu người
Ngày 9/5, Ấn Độ thông báo ghi nhận thêm 403.738 ca mới trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca mắc COVID-19 lên là 22.296.414 ca. Đây là ngày thứ 4 liên tiếp, quốc gia Nam Á này ghi nhận hơn 400.000 ca mắc mỗi ngày. Trong khi đó, số ca tử vong vì dịch bệnh cũng tăng lên mức 242.362 sau khi có thêm 4.092 bệnh nhân COVID-19 không qua khỏi trong 24 giờ qua. Hiện số ca bệnh COVID-19 đang cần được điều trị tại Ấn Độ là 3.736.648 ca, tăng 13.202 ca so với một ngày trước đó.
Ảnh minh họa. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Trong vài tuần qua, số ca mắc COVID-19 cần điều trị liên tục tăng sau thời gian tạm giảm xuống mức khoảng 10.000 ca/ngày hồi tháng 1/2021. Tổng cộng hơn 18,31 triệu bệnh nhân COVID-19 của nước này đã được điều trị khỏi và xuất viện. Chính phủ liên bang Ấn Độ vẫn chưa áp dụng biện pháp phong tỏa toàn quốc để ngăn chặn dịch bệnh lây lan dù số ca mắc mới mỗi ngày liên tục tăng và tình hình ngày càng nghiêm trọng. Một số bang tại Ấn Độ đã áp dụng các biện pháp giới nghiêm vào ban đêm hoặc phong tỏa một phần.
Trước thực tế trên, Hiệp hội Y tế Ấn Độ (IMA) đã kêu gọi chính phủ của Thủ tướng Narenda Modi ban bố một lệnh phong tỏa "hoàn toàn, có chuẩn bị tốt và được thông báo trước" trên cả nước. IMA bày tỏ bất ngờ trước việc Bộ Y tế Ấn Độ đã "không có hành động phù hợp" để ứng phó với cuộc khủng hoảng dịch bệnh hiện nay.
LB Nga duyệt binh kỷ niệm lần thứ 76 chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại
Như truyền thống các năm, đúng 10h00 (14h00 - giờ Hà Nội) ngày 9/5, trên Quảng trường Đỏ của thủ đô Moskva đã long trọng diễn ra lễ duyệt binh nhân kỷ niệm 76 năm chiến thắng của các dân tộc Xô Viết anh hùng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại. Tổng cộng năm nay có 12.500 người và 190 phương tiện cơ giới tham gia diễu binh. Mở đầu lễ diễu binh, quốc kỳ Nga và Cờ Chiến thắng, cờ chiến đấu của sư đoàn bộ binh 150 Idritsa, diễu qua Quảng trường Đỏ trong tiếng nhạc của bài hát "Cuộc chiến tranh thần thánh". Sau đó, các Đại tướng Shoigu và Salyukov cùng đi trên xe mui trần Aurus duyệt và chào mừng các đoàn diễu binh.
Binh sĩ Nga tham gia lễ duyệt binh kỷ niệm 76 năm Ngày chiến thắng Phát xít tại Moskva, ngày 9/5/2021. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Tổng cộng 34 đội diễu binh đi qua Quảng trường Đỏ. Về các phương tiện tham gia diễu binh năm nay, đáng chú ý trong khối cơ giới gồm 5 loại xe tăng đại diện cho các thế hệ khác nhau - lịch sử, hiện đại và tương lai. Đó là dòng xe tăng T-34 huyền thoại đi đầu, tiếp theo là các xe tăng hiện đại T-72B3M, T-80 BVM và T-90M Proryv và cuối cùng là xe tăng tương lai T-14 Armata. Trong danh sách này còn có 5 loại xe bọc thép thuộc họ Typhoon. Lần đầu tiên xuất hiện trên Quảng trường Đỏ, mẫu xe Typhoon - phòng không là phương tiện đáng gờm trên chiến trường và là "lá chắn" đáng tin cậy bảo vệ các đơn vị mặt đất trong các cuộc không kích. Ngoài ra, còn phải kể đến pháo tự hành Koalitsiya-SV, xe chiến đấu bộ binh Kurganets và xe bọc thép Boomerang. Robot tấn công Uran được vận chuyển trên xe kéo bánh lốp. Trong khối cơ giới còn có hệ thống tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Yars./.
Thủ tướng: Đánh giặc COVID-19 là nhiệm vụ quan trọng nhất là lúc này Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh tình hình cấp bách, không thể chần chừ, dịch bệnh có thể xảy ra bất cứ lúc nào, bất cứ nơi nào. Ngày 9/5, ngay sau buổi làm việc với lãnh đạo một số tỉnh ĐBSCL và lãnh đạo Quân khu 9 tại Sở chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang, Thủ tướng Phạm...