Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu thông điệp ứng phó khủng hoảng ‘chưa từng có tiền lệ’
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có bài phát biểu quan trọng tại phiên họp đầu tiên “Cùng hợp tác xử lý đa khủng hoảng” tại Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng.
Chiều nay 20.5, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio và phu nhân đã đón chính thức Thủ tướng Phạm Minh Chính và các trưởng đoàn tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng tại Hiroshima (Nhật Bản).
Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio và phu nhân đã đón chính thức Thủ tướng Phạm Minh Chính. Ảnh NHẬT BẮC
Theo chương trình, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo 8 nước khách mời và 6 tổ chức quốc tế tham dự các hoạt động trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng.
Trong chiều nay, sau khi tham dự lễ đón chính thức các trưởng đoàn tham dự hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự phiên thảo luận về chủ đề “Cùng hợp tác xử lý đa khủng hoảng” tập trung vào các vấn đề lương thực, y tế, phát triển, bình đẳng giới.
Trong phát biểu quan trọng tại phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ bối cảnh chưa có tiền lệ hiện tại đòi hỏi phải hành động vượt ra ngoài tiền lệ với cách tiếp cận toàn cầu, toàn dân và đề cao chủ nghĩa đa phương.
Đồng thời, nhấn mạnh yêu cầu cấp thiết là thúc đẩy và tạo ra những động lực mới cho phục hồi tăng trưởng và phát triển kinh tế toàn cầu theo hướng xanh hơn, sạch hơn, bền vững hơn.
Thủ tướng đề xuất cần nâng cao hiệu quả quản trị kinh tế toàn cầu, tăng cường phối hợp chính sách, nhất là về lãi suất, tài chính tiền tệ, thương mại và đầu tư, cải cách hệ thống thương mại đa phương với vai trò trung tâm của WTO.
Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam hoan nghênh sáng kiến của G7 về Đối tác cơ sở hạ tầng và đầu tư toàn cầu (PGII). Đề nghị G7 tiếp tục hỗ trợ các nước đang phát triển thông qua cung cấp tài chính xanh, hợp tác phát triển hệ thống hạ tầng chiến lược, nhất là về giao thông.
Các nhà lãnh đạo G7 và khách mời tham dự các phiên thảo luận trong Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng. Ảnh NHẬT BẮC
Thủ tướng nêu thông điệp về thúc đẩy quan hệ đối tác toàn cầu thực chất, hiệu quả hơn, nhấn mạnh đề cao đoàn kết quốc tế, kiên trì hợp tác đa phương là chìa khóa để giải quyết các thách thức phức tạp hiện nay. Đồng thời, cần bảo đảm lấy người dân là trung tâm, động lực, chủ thể, nguồn lực và mục tiêu của phát triển. Trên tinh thần đó, Thủ tướng khẳng định Việt Nam đánh giá cao Tuyên bố hành động Hiroshima về an ninh lương thực tự cường toàn cầu.
Thủ tướng cũng đề nghị G7 và đối tác đẩy mạnh mở cửa thị trường nông sản, thúc đẩy hợp tác nông nghiệp xanh. Khẳng định Việt Nam sẵn sàng đẩy mạnh sản xuất lương thực để đóng góp vào thực hiện Tuyên bố Hiroshima.
Không để ai, quốc gia nào bị bỏ lại phía sau
Trên tinh thần không để ai, không để quốc gia nào bị bỏ lại phía sau, Thủ tướng kêu gọi các nước G7 và các đối tác phát triển có chương trình hành động cụ thể, tăng cường hỗ trợ nguồn lực thực hiện các mục tiêu SDG, thu hẹp khoảng cách số, làm chủ công nghệ tiên phong, bảo đảm an ninh nguồn nước xuyên biên giới, thực thi bình đẳng giới và xây dựng các cơ chế hiệu quả để ứng phó với các tình huống y tế khẩn cấp trong tương lai.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại phiên thảo luận. Ảnh DƯƠNG GIANG
Tại phiên họp, các nhà lãnh đạo G7 và khách mời đã tập trung thảo luận về các biện pháp nhằm tăng cường hợp tác, thúc đẩy phục hồi kinh tế và phát triển bền vững. Các ý kiến thảo luận nhấn mạnh thế giới đang đứng trước nhiều khó khăn do tác động của khủng hoảng đan xen, trong đó có nguy cơ nợ tăng cao ở nhiều nước nghèo và đang phát triển, khoảng cách phát triển và bất bình đẳng gia tăng.
Các ý kiến nhấn mạnh cần đặt phát triển làm trung tâm, tăng cường các sáng kiến huy động nguồn lực, thúc đẩy hợp tác công – tư trong phát triển cơ sở hạ tầng, trong đó có triển khai sáng kiến PGII của G7.
Các nhà lãnh đạo đã chia sẻ quan điểm và đưa ra các giải pháp tạo thêm các động lực mới cho Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững, trong đó chú trọng huy động nguồn lực của khu vực tư nhân, tăng cường tài chính cho phát triển, cải cách hệ thống tài chính toàn cầu, bảo đảm minh bạch về nợ, tiếp tục hợp tác y tế và bình đẳng giới.
Phiên họp đã tán thành triển khai mạnh mẽ Tuyên bố hành động Hiroshima về an ninh lương thực tự cường toàn cầu theo sáng kiến của Nhật Bản.
Các nhà lãnh đạo các nước chụp ảnh lưu niệm. Ảnh NHẬT BẮC
Hội nghị thượng đỉnh G7 lần thứ 49 diễn ra từ ngày 19 – 22.5 tại thành phố Hiroshima, Nhật Bản, trong đó Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng từ ngày 20 – 21.5.
Tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng có lãnh đạo cấp cao 7 nước có nền công nghiệp tiên tiến thuộc nhóm G7 (Anh, Mỹ, Đức, Nhật Bản, Pháp, Canada, Ý) và các khách mời là lãnh đạo cấp cao của 8 quốc gia và 6 tổ chức quốc tế (Liên Hiệp Quốc, Liên minh châu Âu, Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ quốc tế, Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) và Ngân hàng Phát triển châu Á).
Đây là lần thứ ba Việt Nam tham dự Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng và là lần thứ hai theo lời mời của Nhật Bản. Điều này cho thấy sự coi trọng của Nhật Bản, Chủ tịch G7 năm 2023 nói riêng và Nhóm G7 nói chung với vị thế, vai trò của Việt Nam trong khu vực.
Sự tham dự của Việt Nam khẳng định vai trò, vị thế và đóng góp cho nỗ lực chung nhằm thúc đẩy hợp tác, duy trì tăng trưởng và giải quyết các thách thức chung của cộng đồng quốc tế.
G7 tìm cách giảm nguy cơ mà không phải cắt đứt quan hệ với Trung Quốc
Các nhà lãnh đạo G7 dự kiến sẽ bàn luận về cách tiếp cận mới đối với Trung Quốc và cơ chế nhằm chống lại sự cưỡng ép kinh tế của Bắc Kinh.
Trong ngày làm việc thứ hai của hội nghị thượng đỉnh G7, đang diễn ra tại thành phố Hiroshima (Nhật Bản), các nhà lãnh đạo dự kiến sẽ xác nhận tầm quan trọng của việc thắt chặt mối quan hệ với các nước mới nổi và đang phát triển, trong bối cảnh Trung Quốc đang tìm cách gia tăng hợp tác quân sự trên toàn cầu, theo hãng thông tấn Kyodo News.
Trong khi đó, Bloomberg đưa tin các nhà lãnh đạo G7 (Anh, Canada, Đức, Mỹ, Nhật Bản, Pháp và Ý) cũng sẽ khởi động một cơ chế mới để đối phó hành vi cưỡng ép kinh tế. Các nhà lãnh đạo muốn gửi tín hiệu đến Bắc Kinh rằng họ đoàn kết trong việc chống lại điều mà họ coi là hành động thù địch trên mặt trận kinh tế.
Các lãnh đạo G7 và Liên minh châu Âu (EU) trong buổi ăn tối kết hợp làm việc ngày 19.5
REUTERS
Trong một thông báo, chính phủ Anh cáo buộc Trung Quốc đã sử dụng sức mạnh kinh tế để chèn ép các nước như Úc và Lithuania trong các mâu thuẫn chính trị.
Cơ chế mới mang tên Nền tảng điều phối G7 về cưỡng ép kinh tế sẽ giúp giải quyết việc các biện pháp chèn ép kinh tế được sử dụng ngày càng nhiều và nguy hiểm hơn nhằm can thiệp vào vấn đề của nước khác.
Cơ chế chung này sẽ cho phép các thành viên G7 phối hợp ứng phó với các hành động như giới hạn thương mại và đầu tư, tẩy chay, tấn công mạng. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa sẽ tự động kích hoạt sự phản ứng mỗi khi có sự chèn ép.
Các nguồn tin cũng cho rằng các nước còn bất đồng về mức độ phản ứng, và mặc dù họ muốn đa dạng hóa chuỗi cung ứng, nhưng nhiều nước vẫn còn có sự liên hệ chặt chẽ về kinh tế với Trung Quốc.
Trả lời họp báo bên lề hội nghị tại Hiroshima sáng 20.5, Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan cho biết các lãnh đạo G7 sẽ đưa ra một bộ công cụ chung để đối phó hành vi cưỡng ép kinh tế, gồm các bước để xây dựng chuỗi cung ứng với sức chống chịu tốt hơn, những biện pháp kiểm soát xuất khẩu và đầu tư nước ngoài để bảo vệ công nghệ nhạy cảm. Mỗi nước sẽ quyết định cách tiếp cận của riêng họ, Reuters dẫn lời cố vấn Mỹ.
Hội nghị G7 dự kiến tập trung vào Nga, Trung Quốc
Ông Sullivan nói các thành viên G7 muốn giảm thiểu rủi ro liên quan Trung Quốc, không phải là phân ly với quốc gia này. Ông tiết lộ tuyên bố chung của các lãnh đạo sẽ nhấn mạnh rằng mỗi nước có một mối quan hệ và cách tiếp cận độc lập, nhưng G7 đoàn kết và đồng lòng về một bộ tiêu chuẩn chung.
Vị quan chức cho hay tuyên bố chung sẽ không khiến Trung Quốc ngạc nhiên bởi nội dung của nó là những lo ngại của G7 mà Bắc Kinh đã biết rõ.
Ẩn ý của Nhật Bản khi tổ chức thượng đỉnh G7 tại Hiroshima Với việc hội nghị thượng đỉnh G7 năm nay diễn ra tại thành phố Hiroshima, chính phủ của Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đã tinh tế khẳng định mục tiêu chính trị về một thế giới không có vũ khí hạt nhân. Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida và các nhà lãnh đạo Nhóm các nền công nghiệp phát triển hàng đầu...