Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Thủ tướng Canada, Ấn Độ tại Hội nghị G7
Tiếp tục ngày làm việc thứ 2 tại Hiroshima (Nhật Bản) với lịch trình dày đặc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có các cuộc gặp với Thủ tướng Canada J. Trudeau, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, hội kiến Tổng thống Liên bang Comoros Azali Assoumani.
Sáng nay 20.5, bên lề Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng tại Nhật Bản, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gặp gỡ 3 lãnh đạo Canada, Ấn Độ, Comoros cũng như có 4 cuộc gặp với các tổ chức kinh tế, tập đoàn lớn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Canada Justin Trudeau. ẢNH NHẬT BẮC
Tại cuộc gặp với Thủ tướng Canada Justin Trudeau, hai thủ tướng bày tỏ ấn tượng trước tiến triển tốt đẹp trong quan hệ Đối tác Toàn diện Việt Nam – Canada, trong đó hợp tác thương mại là điểm sáng với kim ngạch song phương đạt trên 7 tỉ USD trong năm 2022.
Trong bối cảnh hai nước kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1973 – 2023), hai bên thống nhất thúc đẩy hợp tác nhiều mặt, trong đó ưu tiên tăng cường tiếp xúc, đối thoại, trao đổi đoàn các cấp.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị hai bên tiếp tục thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực thương mại – đầu tư, phấn đấu đưa kim ngạch thương mại song phương sớm đạt 10 tỉ USD; tăng cường hỗ trợ phát triển, ứng phó với các thách thức an ninh phi truyền thống, giao lưu nhân dân.
Đồng thời, Thủ tướng đề nghị Canada hợp tác trong các lĩnh vực mới như chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, đổi mới sáng tạo; hai bên cũng có thể ký kết các thỏa thuận để thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực mà hai bên có thế mạnh và nhu cầu.
Hai thủ tướng cho rằng, càng khó khăn, khủng hoảng, kinh tế thế giới chậm phục hồi, các nước, trong đó có Canada và Việt Nam, càng cần kết nối, hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau. Thủ tướng Justin Trudeau cũng đánh giá cao sự đóng góp của cộng đồng người Việt tại Canada vào sự phát triển của quốc gia này.
Thủ tướng Justin Trudeau cũng đồng thuận cao với các đề nghị phía Việt Nam về các biện pháp thúc đẩy quan hệ, trong đó duy trì thúc đẩy quan hệ kinh tế – thương mại với Việt Nam trong khuôn khổ Hiệp định CPTPP và các khuôn khổ khác.
Video đang HOT
Việt Nam – Ấn Độ chia sẻ nhiều lợi ích chiến lược tương đồng
Tại cuộc gặp với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, Thủ tướng Phạm Minh Chính chúc mừng các thành tựu của Ấn Độ, đặc biệt là kinh tế tăng trưởng ấn tượng, khoa học công nghệ ngày càng vươn lên trình độ cao. Vai trò và vị thế của Ấn Độ ngày càng được coi trọng tại khu vực và trên thế giới.
Khẳng định Việt Nam – Ấn Độ chia sẻ nhiều lợi ích chiến lược tương đồng, Thủ tướng Chính phủ đề nghị hai bên tiếp tục tăng cường hợp tác nhiều mặt, trong đó ưu tiên thúc đẩy quan hệ chính trị, ngoại giao, hợp tác trong các lĩnh vực hai bên có nhu cầu như thương mại – đầu tư, dịch vụ, tài chính – ngân hàng, du lịch, khoa học công nghệ…
Vui mừng gặp lại Thủ tướng Phạm Minh Chính, Thủ tướng Modi khẳng định Việt Nam là một trong những đối tác chiến lược quan trọng hàng đầu trong Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, chính sách “Hành động hướng Đông” của Ấn Độ.
Ông Modi cũng cảm ơn Việt Nam đã tham dự Diễn đàn phương Nam để cùng tăng cường vai trò, tiếng nói của các nước đang phát triển. Đồng thời cho rằng quan hệ thương mại song phương thời gian qua phát triển rất tích cực với kim ngạch đạt gần 15 tỉ USD trong năm 2022.
Về phương hướng thời gian tới, Thủ tướng Ấn Độ cho rằng hợp tác kinh tế thương mại tiếp tục là một trụ cột quan trọng trong quan hệ song phương. Hai nhà lãnh đạo cũng trao đổi một số biện pháp, định hướng cụ thể nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp mỗi nước tiếp cận thị trường và đầu tư kinh doanh, khai thác tiềm năng và quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa hai nước.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Canada tiếp tục tạo điều kiện cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu nhiều hơn nữa sang thị trường Canada. Đồng thời, Chính phủ Canada tiếp tục hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi và nâng cao địa vị pháp lý cho người dân Việt Nam đang sinh sống, làm việc và học tập tại Canada. ẢNH NHẬT BẮC
Thủ tướng Justin Trudeau khẳng định coi trọng quan hệ với Việt Nam, đánh giá cao vai trò và vị thế ngày càng cao của Việt Nam trên trường quốc tế, điều này thể hiện rõ qua việc Nhật Bản và các nước G7 khác mời Việt Nam tham dự Hội nghị G7 mở rộng; nhấn mạnh Canada ủng hộ con đường phát triển của Việt Nam ẢNH NHẬT BẮC
Tại cuộc gặp với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, hai nhà lãnh đạo khẳng định coi trọng mối quan hệ hữu nghị truyền thống, gắn bó lâu đời giữa hai nước; trao đổi các biện pháp nhằm hiện thực hóa tầm nhìn về phát triển quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện, trong đó nhấn mạnh tầm quan trọng của trao đổi, tiếp xúc cấp cao và hợp tác thực chất, hiệu quả trên các lĩnh vực ẢNH NHẬT BẮC
Hai thủ tướng khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải và hàng không, nêu cao luật pháp quốc tế, đồng thời kêu gọi các bên thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm hoàn tất Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) thực chất và hiệu quả ẢNH NHẬT BẮC
Tại cuộc hội kiến với Tổng thống Liên bang Comoros, hai nhà lãnh đạo đánh giá hai nước có quan hệ hữu nghị truyền thống song mức độ hợp tác còn khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng. Hai bên nhất trí tăng cường hơn nữa trao đổi đoàn các cấp, đẩy mạnh trao đổi thông tin về kinh tế, thương mại, đầu tư, cơ hội, thế mạnh của mỗi bên ẢNH DƯƠNG GIANG
Về hợp tác song phương, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Comoros tạo điều kiện cho một số mặt hàng thế mạnh của Việt Nam như gạo, thực phẩm, hàng tiêu dùng, dệt may, da giày, máy móc… tiếp cận thị trường Comoros ẢNH DƯƠNG GIANG
Khảo sát đánh giá Trung Quốc là động lực nền kinh tế thế giới
Khoảng 78,34% số người được hỏi tại 22 quốc gia tin rằng nền kinh tế Trung Quốc đã tiếp thêm sinh khí và trở thành động lực của nền kinh tế thế giới.
Cuộc khảo sát mới đây do CGTN Think Tank và Viện Công luận Trung Quốc thực hiện đã phỏng vấn những người có độ tuổi trung bình là 38,64 tuổi, sống tại các nước phát triển như Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Canada, Australia, New Zealand, Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore, cũng như cũng như các nước đang phát triển như Brazil, Argentina, Mexico, Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), Ai Cập, Nigeria, Kenya và Nam Phi.
Hơn một nửa số người được hỏi (54,71%) có bằng cử nhân trở lên, trong số đó có 15,22% là thạc sĩ và tiến sĩ.
Kết quả cho thấy 91,46% người tham gia ở châu Phi đã đánh giá cao những thành tựu kinh tế của Trung Quốc. Châu Âu theo sát với tỷ lệ 81,6%, trong khi Bắc Mỹ đứng thứ ba với 78,09%.
Bên cạnh đó, 84,13% người trả lời tại các nước tham gia Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) đánh giá cao những thành tựu kinh tế của Trung Quốc, nhiều hơn so với những nước không tham gia BRI.
Trong khi đó, 84,02% người tham gia tại các nước đang phát triển đã bày tỏ sự tin tưởng vào nền kinh tế Trung Quốc, nhiều hơn so với các nước phát triển.
76,65% người tham gia khảo sát cũng khẳng định việc tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người của Trung Quốc đã tăng từ 6.100 USD lên hơn 12.000 USD trong 10 năm qua là một thành tựu đáng chú ý. Trong cuộc khảo sát, hơn 70% tin rằng Trung Quốc đang trở nên giàu có hơn.
Gần 100 triệu người dân ở nông thôn Trung Quốc đã thoát khỏi đói nghèo trong thập kỷ qua, và đại đa số người được hỏi trên toàn cầu tin rằng hai lý do hàng đầu để Trung Quốc đạt được thành tựu lịch sử trong công cuộc xóa đói giảm nghèo chính là việc nền kinh tế duy trì tốc độ tăng trưởng nhanh và các nhà lãnh đạo quyết tâm tiến tới mục tiêu.
Về phát triển công nghệ, những người được hỏi ấn tượng nhất đối với công nghệ 5G, trí tuệ nhân tạo và đường sắt cao tốc của Trung Quốc. Ở châu Phi, 73,87% người được hỏi ấn tượng nhất với 5G của Trung Quốc và 55,28% khen ngợi tuyến đường sắt tốc độ cao của nước này. Ở châu Âu, 52,77% người được hỏi rất ấn tượng với sự tiến bộ của đất nước trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo.
Đa số người được hỏi có ấn tượng tích cực về người Trung Quốc, 84,42% người châu Phi và 71,18% người châu Âu tin rằng người Trung Quốc chăm chỉ và năng động. Trong khi đó, 70,96% người được hỏi từ các nước trong BRI và 74,26% người được hỏi từ các nước đang phát triển bày tỏ cùng quan điểm.
ASEAN thúc đẩy định hướng phát triển trong giai đoạn mới Labuan Bajo - "điểm đến siêu ưu tiên" còn ít được biết đến nằm ở tỉnh Đông Nusa Tenggara của Indonesia - sẽ là nơi diễn ra Hội nghị cấp cao Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) lần thứ 42 từ ngày 9-11/5 với sự tham dự của các nguyên thủ, người đứng đầu chính phủ và khoảng 550 đại...