Thủ tướng Phạm Minh Chính: Khó khăn chỉ là tạm thời, niềm tin của DN cần được giữ vững
“Khó khăn hiện nay chỉ là tạm thời, nền kinh tế Việt Nam vẫn ổn định, vững chắc. Niềm tin của người dân, doanh nghiệp, nhà đầu tư, bạn bè quốc tế vẫn được giữ vững, tăng cường và củng cố” – Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh tại Phiên toàn thể Diễn đàn cấp cao thường niên về Công nghiệp 4.0.
“Khó khăn hiện nay chỉ là tạm thời, nền kinh tế Việt Nam vẫn ổn định, vững chắc. Niềm tin của người dân, doanh nghiệp, nhà đầu tư, bạn bè quốc tế vẫn được giữ vững, tăng cường và củng cố” – Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh tại Phiên toàn thể Diễn đàn cấp cao thường niên về Công nghiệp 4.0 do Ban kinh tế Trung ương tổ chức sáng 6/12.
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, sự tàn phá của đại dịch Covid-19 đối với Việt Nam và thế giới trong gần 2 năm vừa qua là hết sức nặng nề. Hiện, Việt Nam đã chủ động chuyển sang giai đoạn thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát có hiệu quả dịch Covid-19, tạo tiền đề thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội thời gian tới.
“Mặc dù gần đây xuất hiện chủng mới Omicron, nhưng chúng ta cũng thấy rằng, chủng này xuất hiện, rồi sẽ có chủng khác xuất hiện. Rõ ràng, dự báo của cơ quan chức năng, các tổ chức quốc tế đều nêu rõ, dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, và có thể còn tiếp tục xuất hiện những biến chủng khác. Đây cũng là quy luật của tự nhiên”, Thủ tướng nói.
“Không ai muốn khó khăn, thách thức, nhưng khi có khó khăn, thách thức thì tinh thần đại đoàn kết càng được phát huy. Đó chính là Việt Nam” – Thủ tướng Phạm Minh Chính
Theo người đứng đầu Chính Phủ, điều quan trọng nhất là không mất cảnh giác, không chủ quan, đồng thời không hốt hoảng, lo sợ trong cuộc chiến phòng, chống Covid-19. Sau một thời gian chống dịch, Việt Nam đã có kinh nghiệm xử lý dịch bệnh, chọn cách tiếp cận toàn dân, lấy người dân làm trung tâm. Chiến thắng đại dịch phải là chiến thắng của nhân dân. Không có người dân nào an toàn nếu còn có người dân khác mắc Covid-19.
Qua kinh nghiệm, Việt Nam rút ra được 3 trụ cột chính trong phòng, chống dịch: cách ly và giải toả; xét nghiệm; điều trị phù hợp, hiệu quả.
“Trên thực tế, khi chúng ta không có vắc xin, thuốc chữa bệnh, chưa dự báo hết được sự nguy hiểm của biến chủng, thì phải dùng biện pháp hành chính khắt khe, nghiêm ngặt nhất để chống dịch. Không còn cách nào khác. Khi dùng biện pháp hành chính, kinh tế tăng trưởng âm trong quý 3.
Ngược lại, khi ta có kinh nghiệm, có trụ cột, công thức chống dịch, thích ứng an toàn, linh hoạt, hiệu quả, hơn 1 tháng vừa qua, tình hình kinh tế – xã hội đã cải thiện. Kinh tế vĩ mô ổn định, các cân đối lớn được đảm bảo, an sinh xã hội vượt kế hoạch. Xuất nhập khẩu tăng cao, xuất siêu trở lại, thu hút FDI tăng, chuỗi cung ứng sản xuất, chuỗi lao động dần được nối lại”, Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ rõ.
Video đang HOT
Chính phủ đang hoàn thiện 2 chương trình quan trọng
Thủ tướng cho biết, Chính phủ đang tập trung hoàn thiện 2 chương trình: phòng, chống dịch Covid-19, và phát triển kinh tế – xã hội. Hai chương trình này phải đi liền với nhau, hỗ trợ và tác động lẫn nhau.
Liên quan đến chương trình về phòng, chống Covid-19, Thủ tướng nhấn mạnh 2 điểm cần tập trung. Một là, hoàn thiện thể chế. Hai là, nâng cao năng lực y tế, bao gồm năng lực con người và cơ sở vật chất.
Thủ tướng nhấn mạnh: “Chậm nhất trong tháng 12 này, chúng ta phải đảm bảo tiêm đủ 2 mũi vaccine cho người dân trên 18 tuổi trở lên. Ngoài ra, cần tiêm vaccine mũi tăng cường, tiêm vaccine cho các cháu từ 12-18 tuổi, nghiên cứu các giải pháp và các cấp có thẩm quyền để tiếp tục tiêm vaccine cho trẻ em ít tuổi hơn nữa”.
Với chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội, Thủ tướng chỉ ra 4 điểm quan trọng: y tế, an sinh xã hội, doanh nghiệp, và hạ tầng chiến lược, trong đó có hạ tầng chuyển đổi số.
“Tôi cũng khẳng định, hồi phục hay phát triển, thì nội lực vẫn là cơ bản, chiến lược, lâu dài và có tính chất quyết định. Còn ngoại lực là quan trọng ở đột phá. Nội lực ở đây dựa trên 3 trụ cột chính: Con người, thiên nhiên, văn hoá và truyền thống lịch sử. Nguồn lực bên ngoài bao gồm: công nghệ, tiền vốn, khoa học quản trị, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực”, Thủ tướng kết luận.
Riêng về yếu tố công nghệ, Thủ tướng đặt vấn đề: “Vì sao trong những năm trước, thường chúng ta giải quyết các vấn đề về an sinh xã hội, về tiêm chủng chỉ với triệu người dân. Còn khi đại dịch xuất hiện, thì chúng ta phải xử lý cho hàng chục triệu người dân trong thời gian ngắn nhất có thể. Ví dụ, an sinh xã hội phải làm trong 1 tuần, hay chưa bao giờ có một chiến dịch tiêm chủng đối với 100 triệu dân phải hoàn thành với kế hoạch nhanh như vậy. Và như vậy, phải có công nghệ”.
Thủ tướng yêu cầu đánh giá khách quan các sự cố tiêm vaccine
Thủ tướng Phạm Minh Chính giao các cơ quan liên quan rà soát lại việc vận chuyển, bảo quản, tổ chức tiêm vaccine, đánh giá các sự cố xảy ra, bảo đảm khách quan, trung thực...
Sáng 5/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp để tiếp tục thúc đẩy việc nhập khẩu, nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, sản xuất vaccine và thuốc chữa bệnh.
Đã nhận 150 triệu liều vaccine
Bộ Y tế cho biết, đến nay tỷ lệ người từ 18 tuổi đã tiêm mũi một đạt 94%, tiêm mũi 2 đạt 69%, đây là tỷ lệ khá cao so với thế giới. Tổng số vaccine đã nhận và dự kiến tiếp nhận đến hết năm 2021 từ các nguồn mua, viện trợ, tài trợ đã có cam kết là khoảng hơn 200 triệu liều.
Đến hết ngày 3/12, Việt Nam đã tiếp nhận hơn 150 triệu liều vaccine, trong đó có gần 71,5 triệu liều mua từ nguồn ngân sách nhà nước và hơn 79 triệu liều từ nguồn viện trợ, tài trợ.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp.
Theo Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ, việc xuất hiện biến chủng mới Omicron đã làm dịch bệnh trên thế giới càng diễn biến phức tạp và khó lường, khó dự báo hơn. Tuy nhiên, các báo cáo cho thấy hiệu lực bảo vệ của các loại vaccine đã được cấp phép vẫn cao và các hãng đang tiếp nghiên cứu để bảo đảm và nâng cao hơn nữa hiệu lực bảo vệ của vaccine.
Trước biến chủng mới, nhiều nước triển khai quyết liệt trở lại các biện pháp phòng dịch; ngày càng nhiều nước triển khai và đẩy nhanh tốc độ tiêm mũi thứ 3. Đã có hơn 20 nước tiêm cho trẻ em từ 3-11 tuổi, trong đó có nhiều nước phát triển. WHO khuyến cáo rằng việc tiêm cho trẻ em từ 3-11 tuổi có lợi ích cao hơn rủi ro, tuy nhiên, nên ưu tiên cho người già và người có bệnh nền, khi đã đủ vaccine thì tiêm cho trẻ em.
Các ý kiến tại cuộc họp cho rằng, cũng như tại các nước trên thế giới, việc thực hiện chiến dịch tiêm chủng quy mô lớn tại Việt Nam khó tránh khỏi các sự cố, rủi ro, tuy nhiên tỷ lệ gặp sự cố, rủi ro và tử vong liên quan tới tiêm vaccine tại Việt Nam là thấp hơn nhiều nước trên thế giới, kể cả tại những nước phát triển như Mỹ.
Nghiên cứu, xin ý kiến về việc tiêm cho trẻ em từ 5 tuổi
Sau khi lắng nghe các ý kiến, kết luận cuộc họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, thời gian qua, chúng ta đã triển khai quyết liệt chiến lược vaccine và đạt nhiều kết quả tốt. Thủ tướng một lần nữa nhấn mạnh, vaccine, thuốc chữa bệnh và ý thức người dân là những giải pháp hết sức cơ bản, quan trọng, cấp bách trong tình hình hiện nay.
Tuy nhiên, việc nhập khẩu, nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, sản xuất vaccine và thuốc chữa bệnh Covid-19, tổ chức tiêm vaccine là công việc có quy mô lớn, tính chất phức tạp, chưa có tiền lệ, phải làm trong thời gian ngắn, nên không tránh khỏi những sơ suất, khó khăn, lúng túng, điều quan trọng là phát hiện nhanh, điều chỉnh, bổ sung kịp thời.
Thủ tướng yêu cầu, phấn đấu chậm nhất trong tháng 12 phải cơ bản hoàn thành việc tiêm 2 mũi cho người từ 18 tuổi trở lên.
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương hoàn thiện kế hoạch bảo đảm vaccine phòng, chống dịch Covid-19 hết sức chi tiết, cụ thể về số lượng, chủng loại, độ tuổi tiêm, thời gian tiêm, phương án tiêm, việc tiêm trộn giữa các loại vaccine..., tránh bị động, lúng túng và phù hợp với kế hoạch/chương trình tổng thể phòng chống dịch.
"Thần tốc hơn nữa trong thực hiện chiến dịch tiêm chủng vaccine và đáp ứng nhu cầu thuốc điều trị, bảo đảm an toàn, khoa học, hiệu quả, đề cao ý thức người dân trong phòng chống dịch" - Thủ tướng nhấn mạnh.
Thủ tướng yêu cầu, phấn đấu chậm nhất trong tháng 12 phải cơ bản hoàn thành việc tiêm 2 mũi cho người từ 18 tuổi trở lên; rà soát lại các đối tượng chưa tiêm, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động để đạt mục tiêu này.
Đồng thời, có lộ trình triển khai tích cực, hoàn thành sớm nhất việc tiêm cho người từ 12-18 tuổi; đẩy mạnh việc tiêm mũi 3, trong đó ưu tiên người từ 50 tuổi trở lên và các đối tượng tuyến đầu. Nếu cần thiết, các cơ quan chức năng tăng cường lực lượng chi viện, hỗ trợ các địa phương trong tiêm chủng như chúng ta đã làm trước đó.
Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu, sớm báo cáo, xin ý kiến cấp có thẩm quyền về một số nội dung liên quan tới vaccine, trong đó có khả năng, chủ trương, phương án tiêm cho trẻ em từ 5 tuổi trở lên trên cơ sở khoa học, an toàn, phù hợp diễn biến dịch bệnh trong nước và thực tiễn các nước.
Thủ tướng cũng giao các cơ quan rà soát lại việc vận chuyển, bảo quản, tổ chức tiêm vaccine, đánh giá các sự cố xảy ra, bảo đảm khách quan, trung thực, chủ động cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, công khai, minh bạch để người dân yên tâm tiếp tục tiêm và không phân biệt đối xử các loại vaccine đã được cấp phép.
Việc phân bổ và tiêm vaccine phải bảo đảm an toàn, khoa học, hiệu quả; công khai, minh bạch, chống tiêu cực; tránh xảy ra sự cố đáng tiếc. "Chúng ta tiếp tục đặt tính mạng và sức khỏe người dân là quan trọng nhất, lên trên hết, trước hết để hành động" - Thủ tướng nhấn mạnh.
Về sản xuất vaccine và thuốc trong nước nói chung, Thủ tướng nêu rõ, Chính phủ, Thủ tướng đã có nhiều văn bản, kết luận về vấn đề này, Bộ Y tế và các cơ quan cần tích cực triển khai, tạo điều kiện thuận lợi tối đa, kể cả hỗ trợ tài chính, cho việc chuyển giao công nghệ, nghiên cứu sản xuất trong nước trên nguyên tắc bảo đảm khoa học, an toàn, hiệu quả.
Đề nghị hỗ trợ ngay cho miền Trung 175 tỉ đồng Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu không để người dân vùng lũ miền Trung thiếu ăn thiếu mặc, màn trời chiếu đất, không để hậu quả lũ lụt phát sinh dịch bệnh. Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo khắc phục hậu quả lũ lụt miền Trung - Ảnh: TTXVN Chiều 5-12, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị trực...