Thủ tướng Phạm Minh Chính hái bưởi Diễn tặng Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern
Tối 14-11, sau khi kết thúc tiệc chiêu đãi, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern đã đi tham quan di tích Nhà sàn và vườn quả Bác Hồ.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern ngắm chiếc bàn làm việc trong phòng ngủ của Bác Hồ. Nhà sàn Bác Hồ là kiến trúc bằng gỗ hai tầng, mái ngói, được xây dựng năm 1958. Ngôi nhà có kiến trúc nhà sàn dân tộc Tày – Thái ở Việt Bắc, dài 10,5m, rộng 6,2m – Ảnh: NGUYỄN KHÁNH
Thủ tướng Phạm Minh Chính tặng quà lưu niệm cho Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern trước khi rời khu di tích Nhà sàn Bác Hồ. Tại hội đàm vào chiều 14-11, hai thủ tướng cũng nhấn mạnh ưu tiên thúc đẩy hợp tác kinh tế, trong đó phấn đấu đạt mục tiêu đưa kim ngạch thương mại hai chiều lên 2 tỉ USD vào năm 2024 – Ảnh: NGUYỄN KHÁNH
Thủ tướng Phạm Minh Chính hái một quả bưởi Diễn để tặng Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern tại vườn quả Bác Hồ – Ảnh: NGUYỄN KHÁNH
Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern tỏ ra rất bất ngờ và vui vẻ sau khi nhận được món quà của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính. Để tỏ lòng tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh, năm 1979 – kỷ niệm 10 năm thực hiện Di chúc của Người, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã chỉ thị Viện bảo tàng Hồ Chí Minh và Bộ Nông nghiệp tu bổ, mở rộng khu vườn phía nam ao cá mà trước thường trồng rau thành vườn quả Bác Hồ tại Khu di tích Phủ Chủ tịch – Ảnh: NGUYỄN KHÁNH
Video đang HOT
Hai thủ tướng trò chuyện vui vẻ trong vườn quả Bác Hồ. Trong cuộc hội đàm chiều 14-11, hai thủ tướng nhấn mạnh Việt Nam và New Zealand sẽ tiếp tục tạo điều kiện tiếp cận thị trường cho các mặt hàng nông sản của hai bên, đặc biệt khi nhiều thị trường đang bị thu hẹp hiện nay. Cơ sở quan trọng cho các mục tiêu kinh tế giữa hai nước sẽ nằm ở việc triển khai hiệu quả các hiệp định như Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Úc – New Zealand, Hiệp định CPTPP, Hiệp định RCEP mà các bên là thành viên – Ảnh: NGUYỄN KHÁNH
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Jacinda Ardern thưởng thức đặc sản bưởi Diễn ngay tại vườn quả Bác Hồ. Theo nhân viên khu di tích, mùa bưởi chín sẽ được hái xuống làm quà cho các lãnh đạo Đảng, Nhà nước cũng như các quan khách quốc tế – Ảnh: NGUYỄN KHÁNH
Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern bắt tay cảm ơn tới Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đón tiếp trọng thị và dành cho đoàn một buổi tối thật thú vị – Ảnh: NGUYỄN KHÁNH
Thủ tướng Jacinda Ardern sinh ngày 26-7-1980, tại Hamilton, New Zealand. Bà tốt nghiệp ngành truyền thông tại Đại học Waikato. Từ năm 2008, bà là nghị sĩ Quốc hội. Năm 2011, bà giữ vai trò người phát ngôn về phát triển xã hội. Bà trở thành chủ tịch Đảng Lao động New Zealand vào ngày 1-8-2017 và sau đó được bầu giữ chức thủ tướng New Zealand ngày 26-10-2017. Ngày 17-10-2020, bà được bầu lại giữ chức thủ tướng New Zealand – Ảnh: NGUYỄN KHÁNH
Xử lý sai phạm của doanh nghiệp, doanh nhân để lành mạnh nền kinh tế Bài cuối: Củng cố đạo đức doanh nhân và văn hoá kinh doanh
Văn hoá và đạo đức kinh doanh sẽ là khiên chắn, là thành trì bảo vệ doanh nghiệp trong quá trình nỗ lực bền bỉ gây dựng chữ tâm, chữ tín; đồng thời vượt qua những cám dỗ lợi nhuận từ việc làm phi pháp.
Thủ tướng Phạm Minh Chính trao tặng danh hiệu tôn vinh các doanh nhân được vinh danh Top 10 Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu nhất. Ảnh: Dương Giang/TTXVN.
Đạo đức, văn hoá kinh doanh làm nên cốt cách doanh nghiệp
Thực tế, thời gian qua, đội ngũ doanh nhân - doanh nghiệp liên tục lớn mạnh cả về lượng và chất, đóng góp ngày càng lớn vào công cuộc phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Trên đà đó, Việt Nam đã ghi danh trong TOP 40 thế giới về GDP và TOP 20 về quy mô thương mại quốc tế.
Tổng kết nhiệm kỳ khóa XII và nhìn lại 35 năm đổi mới, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng khẳng định: "Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay. Những thành tựu đó là sản phẩm kết tinh sức sáng tạo, là kết quả của cả một quá trình nỗ lực phấn đấu bền bỉ, liên tục qua nhiều nhiệm kỳ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta". Và đóng góp vào thành tựu đó có vai trò rất quan trọng của doanh nghiệp, doanh nhân.
Để tiếp tục thành tựu đáng tự hào đó, theo các chuyên gia, có rất nhiều điều cốt lõi mà các doanh nhân phải tập trung nhất là trong tái cấu trúc lại doanh nghiệp mình, đó chính là đạo đức và văn hoá kinh doanh. Bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao và Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp (BSA) cho biết, đạo đức, văn hóa kinh doanh là "trụ cột tinh thần" làm nên cốt cách của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp muốn phát triển bền vững thì văn hóa và đạo đức kinh doanh sẽ luôn chi phối tình cảm, suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên trong doanh nghiệp đó. Khi xây dựng được có văn hóa, đạo đức kinh doanh đúng đắn thì doanh nghiệp sẽ không lo đi lầm đường, lạc lối và thực hiện thành công các mục đích của doanh nghiệp đã đề ra.
Theo bà Vũ Kim Hạnh, người tiêu dùng mua sản phẩm một phần, nhưng phần lớn là họ đặt niềm tin vào doanh nghiệp về chất lượng, giá trị, đẳng cấp của sản phẩm, dịch vụ. Niềm tin mà khách hàng dành cho doanh nghiệp chính là giá trị kết tinh của văn hóa và đạo đức kinh doanh.
Còn ông Phạm Văn Việt, Tổng giám đốc Công ty TNHH Việt Thắng Jean (VitaJean), Phó Chủ tịch Hội Dệt may thêu đan TP Hồ Chí Minh cho biết, một doanh nghiệp kiên cường, tức là có khả năng chống chọi mọi biến động như: khủng hoảng, dịch bệnh, suy thoái kinh tế...Trong đó công tác quản trị được xem là nét văn hóa quan trọng, góp phần nâng cao tính minh bạch trong mọi hoạt động, thúc đẩy mối quan hệ bình đẳng giữa người quản lý với cổ đông, khách hàng, đối tác hay nhân viên với nhau... Đối với người lãnh đạo, muốn hạn chế sai phạm khi điều hành hoạt động doanh nghiệp cần có tầm nhìn dài hạn, thay đổi cách nghĩ, cách làm để tạo ra môi trường văn hóa mới, hình ảnh mới cho doanh nghiệp của mình, lấy con người làm trung tâm, chú trọng bảo vệ công nhân viên, đối tác, nhà đầu tư hay bạn hàng...
Khi cộng đồng xã hội nhìn vào những tấm gương doanh nhân với sự tin tưởng, ngưỡng mộ và học tập theo để phát triển doanh nghiệp và khởi nghiệp sáng tạo thành công khi đó Việt Nam sẽ có cộng đồng doanh nhân, doanh nghiệp có đức, có tài, phát triển bền vững, tương xứng với khát vọng phát triển đất nước.
"Không một quốc gia phát triển thịnh vượng, bền vững nào dựa trên những doanh nghiệp gian dối, doanh nhân không chân chính. Mỗi doanh nhân, doanh nghiệp thành công sẽ là một câu chuyện truyền cảm hứng cho cộng đồng doanh nghiệp và cả thị trường, cho những người tiêu dùng Việt Nam, từ đó, sẽ thúc đẩy cộng đồng kinh doanh cùng tạo ra giá trị cho xã hội, gây dựng hình ảnh những doanh nhân Việt Nam với sức sáng tạo, khát vọng làm giàu và tinh thần dân tộc của người Việt", ông Phạm Văn Việt khẳng định.
Xây dựng đội ngũ doanh nhân vừa có đức, vừa có tài
Theo các chuyên gia, qua khó khăn lần này, chắc chắn các doanh nghiệp cũng đã ngộ ra nhiều điều hơn, thận trọng hơn trong kế hoạch kinh doanh, hướng tới kinh doanh bài bản, ít phiêu lưu hơn, bớt tham vọng làm giàu xổi ngày một ngày hai.
Cùng với đó, với doanh nghiệp, việc giữ vững niềm tin vào thị trường và thể chế là điều cực kỳ quan trọng, trên cơ sở đó xây dựng một mô hình kinh doanh mới chuyên nghiệp hơn để thực hiện chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, chuyển đổi nhân văn.
"Tôi có ba điều muốn nói với các doanh nghiệp hiện nay là "nghĩ thật, nói thật, làm thật", chữ "thật" là trung tâm của động thái của các doanh nghiệp, là điểm tựa để bảo vệ sự thành công của doanh nghiệp và giữ niềm tin của xã hội đối với doanh nghiệp, doanh nhân", ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VIAC nhìn nhận.
Đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp, ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, đóng góp của đội ngũ doanh nhân Việt Nam rất lớn, nhưng gần đây xảy ra một số vụ doanh nhân kinh doanh không liêm chính, gục ngã trên thương trường nên việc xây dựng đạo đức doanh nhân là vấn đề rất quan trọng với đội ngũ doanh nhân hiện nay. Nếu không có đạo đức doanh nhân, văn hóa kinh doanh thì không có phát triển bền vững và doanh nhân, doanh nghiệp dù lừng lẫy đến đâu cũng sẽ biến mất.
Doanh nhân, với vai trò là người thủ lĩnh của doanh nghiệp, là chủ thể mang tính hạt nhân quyết định, thúc đẩy hình thành và định hình văn hóa doanh nghiệp, từ đó hình thành văn hóa kinh doanh của cả cộng đồng doanh nhân, doanh nghiệp. Do vậy, xây dựng văn hóa kinh doanh cần bắt đầu từ đạo đức doanh nhân, đây vừa là nhiệm vụ có tầm chiến lược, vừa là vấn đề cấp bách của giới doanh nhân Việt Nam.
"Từ đó, VCCI nhận thấy càng phải có trách nhiệm hơn nữa trong việc thúc đẩy xây dựng đạo đức doanh nhân và văn hóa kinh doanh. Vì thế, từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc VCCI lần thứ VII tháng 12-2021 với tầm nhìn xây dựng "Doanh nghiệp vững mạnh - Quốc gia thịnh vượng", chúng tôi đã đề ra sáu nhiệm vụ trọng tâm và ba đột phá chiến lược, trong đó tiên phong xây dựng văn hóa kinh doanh Việt Nam", ông Phạm Tấn Công cho hay.
Với vai trò là cơ quan đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân cả nước, VCCI đã đồng hành cùng với các hiệp hội doanh nghiệp để vận động, hướng dẫn các doanh nghiệp, doanh nhân trong việc xây dựng đạo đức doanh nhân và văn hóa kinh doanh Việt Nam.
Tháng 5/2022, VCCI đã công bố và phát động thực hiện sáu quy tắc đạo đức doanh nhân Việt Nam, gồm: tạo ra giá trị kinh tế cho xã hội; tuân thủ pháp luật; minh bạch, công bằng, liêm chính; sáng tạo, hợp tác, cùng phát triển; tôn trọng thiên nhiên, bảo vệ môi trường; yêu nước, có trách nhiệm với xã hội và gia đình. Đây cũng là sáu cánh sao trên tấm huy hiệu đúc bằng vàng, là biểu trưng của danh hiệu Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu.
Đại diện VCCI khẳng định: "Các quy tắc này được xây dựng dựa trên các giá trị truyền thống của dân tộc, kết hợp với các chuẩn mực đạo đức kinh doanh của giới doanh nhân quốc tế. Chúng tôi tin tưởng rằng việc thực hiện bộ quy tắc này sẽ củng cố niềm tin, tăng sự tín nhiệm của xã hội, của thị trường đối với doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam. Từ đó uy tín, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, sản phẩm Việt Nam đều nâng cao, đây chính là nguồn sức mạnh mềm trong hội nhập. Với 200.000 doanh nghiệp hội viên, gần 200 hiệp hội doanh nghiệp thành viên, VCCI tin rằng đây sẽ là cơ sở quan trọng để quy tắc đạo đức đi vào cuộc sống".
VCCI nhìn nhận, vấn đề xây dựng đạo đức doanh nhân, văn hóa kinh doanh là vấn đề lớn, doanh nhân phải thực hiện trước, nhưng một mình doanh nhân làm chưa đủ, cần có cả hệ thống tham gia vì còn liên quan đến thể chế, pháp luật, văn hóa tiêu dùng, văn hóa ứng xử trong kinh doanh, văn hóa truyền thông về kinh doanh...
"Vì thế, VCCI sẽ tiếp tục tham mưu cho các cơ quan để hoàn thiện môi trường kinh doanh, khích lệ các hoạt động kinh doanh có đạo đức, có văn hóa kinh doanh. Bên cạnh việc tiếp tục thúc đẩy hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật về kinh doanh theo hướng minh bạch, tạo thuận lợi cho kinh doanh, VCCI hợp tác với các cơ quan hữu quan để xây dựng môi trường truyền thông theo hướng thúc đẩy, khuyến khích các hoạt động kinh doanh có đạo đức", ông Phạm Tấn Công khẳng định.
Thương mại Việt Nam - Campuchia luôn duy trì tốc độ tăng trưởng tích cực Kể từ khi thiết lập quan hệ tới nay, hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa Việt Nam - Campuchia ngày càng phát triển mạnh mẽ. Tài xế xe hàng chờ làm thủ tục thông quan tại cửa khẩu Bavet - Mộc Bài. Ảnh tư liệu, minh họa: Trần Long/PV TTXVN tại Campuchia Về hợp tác kinh tế, thương mại,...