Thủ tướng Phạm Minh Chính: An toàn dịch bệnh không phải là thứ từ trên trời rơi xuống
Chiều 14/9, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp, làm việc với Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam Park Noh Wan; lãnh đạo các hiệp hội, doanh nghiệp, nhà đầu tư Hàn Quốc đang sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam.
Thủ tướng Phạm Minh Chính với các doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Buổi làm việc nằm trong chuỗi chương trình làm việc của Thủ tướng với Đại sứ các nước và đại diện các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho cộng đồng doanh nghiệp trong bối cảnh dịch COVID-19.
Buổi làm việc được kết hợp trực tiếp và trực tuyến giữa đầu cầu Trụ sở Chính phủ với các đầu cầu tại 10 tỉnh, thành phố của Việt Nam có nhiều dự án đầu tư của doanh nghiệp Hàn Quốc. Cùng dự buổi làm việc với Thủ tướng về phía Việt Nam có đại diện lãnh đạo của các bộ, ngành liên quan và lãnh đạo 10 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Phát biểu tại buổi làm việc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định, Việt Nam kiên định đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ; đa dạng hóa, đa phương hóa; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế. Hiện nay, Việt Nam đã ký tham gia 17 Hiệp định Thương mại tự do (FTA) với các nước, các tổ chức, khu vực trên thế giới. Qua đó cho thấy nền kinh tế Việt Nam hội nhập sâu rộng và có độ mở lớn. Đối với các doanh nghiệp, Việt Nam hợp tác trên tinh thần “lợi ích thì hài hòa, rủi ro thì chia sẻ”.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Thủ tướng Phạm Minh Chính vui mừng nhận thấy lãnh đạo một số doanh nghiệp Hàn Quốc đã tự tin, phấn chấn hơn so với khi gặp Thủ tướng lúc dịch COVID-19 đợt thứ tư mới bùng phát mạnh tại Bắc Ninh, Bắc Giang, ảnh hưởng mạnh tới hoạt động của doanh nghiệp. Qua đó cho thấy khó khăn chỉ là tạm thời và cùng nhau bắt tay ứng phó thì sẽ vượt qua mọi khó khăn và phát triển bền vững, lâu dài.
Thủ tướng bày tỏ cảm ơn Chính phủ và nhân dân Hàn Quốc đã chia sẻ, hỗ trợ Việt Nam trong cuộc chiến chống COVID-19; đánh giá cao các doanh nghiệp Hàn Quốc đã cùng với Việt Nam tích cực phòng, chống dịch và duy trì sản xuất, tiếp tục đầu tư lâu dài tại Việt Nam. Điều đó thể hiện sự đồng lòng, chung sức của Hàn Quốc nói chung và doanh nghiệp Hàn Quốc nói riêng đối với Việt Nam trong phòng, chống dịch, như người Việt Nam có câu “Lửa thử vàng, gian nan thử sức”, “Thức lâu mới biết đêm dài, sống lâu mới biết lòng người có nhân”.
Tại buổi làm việc, trên tinh thần cởi mở, chân thành, xây dựng và trách nhiệm cao, Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam và lãnh đạo các hiệp hội, doanh nghiệp Hàn Quốc cảm ơn Thủ tướng đã tổ chức buổi làm việc để đối thoại về các biện pháp giải quyết những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp.
Các đại biểu cũng phản ánh, đề xuất với Thủ tướng và các bộ, ngành, địa phương một số vấn đề nhằm duy trì chuỗi cung ứng, vận chuyển và lưu thông hàng hóa, tổ chức sản xuất, kinh doanh. Trong đó nhấn mạnh về vấn đề sản xuất “3 tại chỗ”; các thủ tục hành chính; miễn giảm thuế; đẩy mạnh tiêm vaccine phòng COVID-19 cho công nhân của các doanh nghiệp; cho phép chuyên gia, lao động có trình độ tay nghề cao vào Việt Nam làm việc trong điều kiện dịch như hiện nay…
Đại diện các doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam tham dự buổi làm việc. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã trực tiếp giải đáp các phản ánh, đề xuất, kiến nghị của các doanh nghiệp Hàn Quốc, đồng thời yêu cầu các địa phương, bộ, ngành xử lý ngay những phản ánh, kiến nghị của phía Hàn Quốc và tiếp tục phối hợp chặt chẽ với từng doanh nghiệp để tạo mọi thuận lợi cho các doanh nghiệp Hàn Quốc hoạt động tại Việt Nam, trên cơ sở phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam, theo tinh thần “hài hòa lợi ích, chia sẻ rủi ro”. Đặc biệt, yêu cầu các tỉnh, thành phố quyết liệt hơn nữa, nhanh chóng kiểm soát dịch để sớm đưa cuộc sống trở lại trạng thái bình thường mới, sớm khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp Hàn Quốc.
Video đang HOT
Phát biểu tổng kết buổi làm việc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao các ý kiến trao đổi của Ngài Đại sứ và các doanh nghiệp Hàn Quốc. Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam cho rằng, qua đối thoại đã làm rõ hơn được nhiều vấn đề để thấu hiểu, chia sẻ, gần nhau hơn và thấy rõ trách nhiệm của mỗi bên, mỗi cấp, ngành trong việc tháo gỡ khó khăn, phòng, chống dịch hiệu quả và khôi phục, phát triển sản xuất, kinh doanh.
Thủ tướng khẳng định, đại dịch COVID-19 là điều không ai mong muốn. An toàn dịch bệnh không phải là thứ từ trên trời rơi xuống mà phải do nỗ lực của mỗi người, mỗi cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và toàn xã hội. Trước đại dịch COVID-19, không có người dân nào an toàn khi vẫn còn người dân khác mắc bệnh COVID-19; không có quốc gia nào an toàn khi còn các quốc gia khác vẫn phải chống dịch COVID-19. Do đó thực hiện “an toàn để sản xuất, sản xuất phải an toàn” thì mọi người, doanh nghiệp, cơ quan đều phải chung sức, đóng góp xây dựng và thực hiện các biện pháp chống dịch; không ai đứng ngoài cuộc trong cuộc chiến này. Thủ tướng đề nghị các cơ quan ngoại giao, doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam tiếp tục đồng lòng, chung sức cùng Việt Nam để chiến thắng dịch, sớm đưa cuộc sống, sản xuất trở lại trạng thái bình thường mới.
Thủ tướng Phạm Minh Chính kết luận buổi làm việc với các doanh nghiệp Hàn Quốc. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Về vấn đề vaccine, Thủ tướng cho biết Chính phủ đã giao Bộ Y tế phân bổ hiệu quả nguồn vaccine, bổ sung đối tượng ưu tiên; hướng dẫn các địa phương về xét nghiệm và điều kiện đối với lao động làm việc tại các doanh nghiệp để sớm được tham gia lưu thông và các hoạt động sản xuất kinh doanh. Đặc biệt, Thủ tướng đã có Công điện chỉ đạo các địa phương hướng dẫn đăng ký và tổ chức tiêm miễn phí cho người nước ngoài như đối với công dân Việt Nam; công khai đầu mối liên lạc ứng trực 24/24 giờ tới các hiệp hội, tổ chức nước ngoài trên địa bàn.
Thủ tướng cho biết, Việt Nam đang đẩy mạnh ngoại giao vaccine với tinh thần tận dụng mọi nguồn vaccine và chuyển giao công nghệ để sản xuất vaccine, thuốc điều trị COVID-19, phục vụ mục tiêu phổ cập vaccine, tiến tới miễn dịch cộng đồng.
Đối với vấn đề duy trì sản xuất, chuỗi cung ứng, lưu thông hàng hóa, Thủ tướng khẳng định quan điểm của Chính phủ Việt Nam là tạo mọi thuận lợi cho doanh nghiệp mở cửa, khôi phục sản xuất nhưng phải bảo đảm an toàn phòng, chống dịch. Theo đó, Việt Nam đang xây dựng kịch bản khôi phục kinh tế – xã hội thích ứng với an toàn dịch bệnh.
Về nới lỏng hạn chế di chuyển liên tỉnh với lao động, Thủ tướng đã yêu cầu Bộ Y tế hướng dẫn quy trình về cách ly y tế an toàn để các địa phương thực hiện thống nhất, tạo thuận lợi cho việc tiếp nhận lao động đến và trở về từ các địa phương khác trong tháng 9/2021.
Về thủ tục cấp giấy đi đường nội tỉnh và liên tỉnh, Thủ tướng giao Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Thông tin và Truyền thông, UBND cấp tỉnh thống nhất sử dụng 1 ứng dụng trên toàn quốc, vừa có khai báo y tế, vừa xác thực công dân nhằm vừa đảm bảo công tác phòng, chống dịch, vừa đáp ứng nhu cầu di chuyển của người dân trong tình hình dịch còn phức tạp.
Quang cảnh buổi làm việc. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định, Việt Nam luôn coi trọng quan hệ với Hàn Quốc và mong muốn tiếp tục phát triển quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam – Hàn Quốc trên cơ sở cùng có lợi, góp phần duy trì ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới; đề nghị Ngài Đại sứ và các doanh nghiệp Hàn Quốc tiếp tục ủng hộ và góp phần thúc đẩy quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược Việt Nam – Hàn Quốc, hướng tới kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao hai nước.
Trong đó, hai bên tăng cường trao đổi đoàn ngoại giao và giao lưu nhân dân; thúc đẩy đưa quan hệ thương mại hai chiều sớm đạt 100 tỷ USD; Hàn Quốc tiếp tục duy trì là quốc gia có vốn đầu tư số 1 tại Việt Nam; thúc đẩy để Việt Nam tăng tỷ lệ nội địa hóa các sản phẩm mà Hàn Quốc đang đầu sản xuất tư tại Việt Nam; tăng cường chuyển giao công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề, chất lượng cao cho Việt Nam… Trước mắt đề nghị các doanh nghiệp tác động để Chính phủ Hàn Quốc tiếp tục hỗ trợ Việt Nam phòng, chống dịch, trong đó có hỗ trợ vaccine để Việt Nam tiêm phòng miễn phí cho nhân dân, trong đó có lao động làm việc trong các doanh nghiệp Hàn Quốc; công dân Hàn Quốc tại Việt Nam.
Thủ tướng đề nghị Hàn Quốc duy trì và thúc đẩy quan tâm đến thị trường Việt Nam, cùng với Chính phủ Việt Nam xúc tiến đầu tư và thu hút các dự án FDI công nghệ cao, có giá trị gia tăng, tăng cường liên kết, kết nối chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu; đồng thời hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có tiềm lực, thế mạnh của Việt Nam hợp tác đầu tư vào những lĩnh vực Hàn Quốc có nhu cầu để góp phần tạo cân bằng trong đầu tư, thương mại song phương.
Thay mặt cơ quan ngoại giao và cộng đồng doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam, Đại sứ Hàn Quốc Park Noh Wan Thủ tướng Phạm Minh Chính về các ý kiến phát biểu; đồng thời khẳng định Chính phủ Hàn Quốc, cộng đồng doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam luôn đồng hành cùng Chính phủ Việt Nam trong công cuộc phòng, chống dịch, phục hồi phát triển kinh tế. Đại sứ thông báo với Thủ tướng về việc Chính phủ Hàn Quốc đang nỗ lực xem xét việc hỗ trợ Việt Nam thêm vaccine để góp phần chống đại dịch COVID-19 thành công.
Thủ tướng: Thí điểm đón 2-3 triệu lượt khách du lịch quốc tế đến Phú Quốc
Đó là yêu cầu của Thủ tướng Phạm Minh Chính trong phiên họp Chính phủ thường kỳ ngày 6/9, nhằm duy trì, thúc đẩy sản xuất kinh doanh không để đứt gãy chuỗi giá trị, chuỗi sản xuất cung ứng.
Vốn FDI tăng 2%
Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, tình hình kinh tế - xã hội 8 tháng chịu tác động rất lớn bởi dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhanh, khó dự đoán, gây bất ngờ cho các nước, trong đó có Việt Nam. Trong 8 tháng qua, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, CPI tháng 8 tăng 0,25% so với tháng 7; bình quân 8 tháng tăng 1,79% so với cùng kỳ, thấp nhất kể từ năm 2016. Thị trường tiền tệ, tín dụng, ngoại hối cơ bản ổn định; mặt bằng lãi suất tiếp tục xu hướng giảm.
Thu ngân sách mặc dù trong những tháng gần đây có xu hướng giảm do tác động của dịch bệnh nhưng tính chung 8 tháng đạt gần 75% dự toán, tăng hơn 14% so với cùng kỳ, góp phần bảo đảm các nhiệm vụ chi, nhất là cho phòng, chống dịch Covid-19 và hỗ trợ người dân.
Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt khá; an ninh lương thực, thực phẩm được bảo đảm; nông nghiệp là trụ đỡ vững chắc của nền kinh tế trong bối cảnh khó khăn. Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp 8 tháng tăng 5,6%, trong đó một số địa phương tăng ở mức cao như Ninh Thuận tăng 34,1%; Nghệ An tăng 23,1%; Hải Phòng tăng 20,6%; Bắc Ninh tăng 9,8%...
Thủ tướng Phạm Minh Chính (Ảnh: Đoàn Bắc).
Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa 8 tháng tăng 27,2% (xuất khẩu tăng 21,2%). Thị trường trong nước được chú trọng; thương mại điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt có chiều hướng phát triển.
Vốn FDI thực hiện đạt hơn 11,58 tỷ USD, tăng 2%. Ứng dụng công nghệ thông tin được đẩy mạnh, nhất là trong phòng, chống dịch bệnh và nhiều lĩnh vực khác như giáo dục, y tế, hành chính, dịch vụ... Công tác hoàn thiện thể chế, cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh tiếp tục được quan tâm chỉ đạo, nhất là những nội dung thuộc thẩm quyền của Chính phủ. Chính phủ sắp ban hành Nghị quyết về tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng giảm, giải ngân vốn đầu tư công chậm, đến nay mới đạt 40,6% kế hoạch, trong đó vốn ngoài nước đạt 7,94%. Đời sống người dân gặp nhiều khó khăn. Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới giảm; tình hình an ninh, trật tự trên một số địa bàn tiềm ẩn những yếu tố phức tạp...
Những giải pháp quan trọng
Để phấn đấu đạt mức cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch năm nay, Thủ tướng nêu rõ, trước mắt chúng ta cần ưu tiên cao nhất cho việc sớm kiểm soát dịch bệnh, đồng thời từng bước khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh ở những nơi bảo đảm an toàn dịch bệnh. Kiểm soát tốt dịch bệnh là yếu tố quyết định phục hồi kinh tế.
Thủ tướng yêu cầu xây dựng kịch bản phục hồi, tăng trưởng kinh tế trong điều kiện đã tiêm vắc xin bao phủ diện rộng. Điều hành hài hòa, hợp lý, hiệu quả giữa chính sách tiền tệ, tài khóa và các chính sách khác, giữ ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn, an sinh xã hội và chuỗi cung ứng không bị đứt gãy.
Phiên họp Chính phủ thường kỳ ngày 6/9 (Ảnh: Đoàn Bắc).
Về duy trì, thúc đẩy sản xuất kinh doanh không để đứt gãy chuỗi giá trị, chuỗi sản xuất cung ứng, Thủ tướng yêu cầu tháo gỡ khó khăn trong tiêu thụ, không để ứ đọng nông sản; chú trọng nâng cao năng lực lưu trữ, bảo quản nông sản, nhất là công nghệ sau thu hoạch. Bảo đảm nguồn cung giống cây trồng, vật nuôi, không để gián đoạn sản xuất. Triển khai đồng bộ, quyết liệt và hiệu quả khuyến nghị của EC để gỡ "thẻ vàng" (IUU) và hướng tới phát triển thủy sản biển bền vững.
Thí điểm thu hút khách du lịch quốc tế đến Phú Quốc từ nay đến cuối năm, dự kiến 2-3 triệu lượt người. Duy trì, tạo thuận lợi và tổ chức tốt hệ thống cung ứng, phân phối, đặc biệt các chợ đầu mối, điểm tập kết hàng hóa lưu chuyển liên tỉnh, bảo đảm hiệu quả, an toàn.
Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu khẩn trương xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém, trước hết chọn 1-2 tổ chức để làm trước, rút kinh nghiệm. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính, ngân sách; các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị triệt để tiết kiệm chi hơn nữa để tập trung nguồn cho phòng, chống dịch. Có phương án điều hành ngân sách Nhà nước phù hợp với tình hình cụ thể, vừa đáp ứng các nhu cầu cấp bách, vừa giải quyết vấn đề lâu dài.
"Phải có biện pháp thu phù hợp với tình hình khi người dân và doanh nghiệp gặp khó khăn, có cách làm tốt hơn, đặc biệt là đẩy mạnh chuyển đổi số, thu thuế trực tuyến để tránh thất thu và an toàn về phòng, chống dịch" - Thủ tướng lưu ý.
Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, tập trung cho hạ tầng cứng và mềm; nơi nào không giải ngân được, không có dự án thì dứt khoát cắt vốn, tập trung cho các dự án tốt. Sắp tới, lãnh đạo Chính phủ sẽ làm việc với các địa phương, bộ ngành có tỷ lệ giải ngân dưới 40% để có giải pháp phù hợp.
Có biện pháp phù hợp thúc đẩy xuất khẩu, kiểm soát nhập siêu. Phát triển mạnh thị trường trong nước; thúc đẩy thương mại điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt. Theo dõi sát diễn biến giá cả, nhất là nguyên, nhiên, vật liệu, hàng hóa thiết yếu; kịp thời có biện pháp điều hành, bình ổn phù hợp; đồng thời tăng cường quản lý thị trường, xử lý nghiêm các vi phạm.
Khẩn trương triển khai thực hiện Nghị quyết của Chính phủ về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã trong bối cảnh dịch bệnh sau khi được ban hành. Tập trung đẩy nhanh tiến độ sửa đổi các quy định pháp luật còn chồng chéo, mâu thuẫn, chưa thống nhất, chưa phù hợp với thực tiễn, gây khó khăn, cản trở các hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh. Các cấp, các ngành chủ động tiếp nhận, xử lý, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc xuất hiện từ tình hình dịch bệnh cho doanh nghiệp.
Thủ tướng chỉ thị về tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho học sinh, giáo viên Thủ tướng yêu cầu Bộ GD-ĐT phối hợp với Bộ Y tế, địa phương, tổ chức tiêm chủng cho học sinh các cấp sau khi cơ quan chuyên môn có hướng dẫn tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 cho người dưới 18 tuổi. Ngày 3/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký ban hành Chỉ thị về việc đẩy mạnh triển khai các...